Bằng đại học tại chức có được thi công chức không

Dự thảo Thông tư sửa đổi đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan hữu quan. Dự thảo nêu rõ khi quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển. Ngoài các đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, cơ quan quản lý công chức không tự quy định thêm các loại đối tượng ưu tiên khác. Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài nếu bảo đảm các điều kiện dự tuyển công chức, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận được xem xét tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển. Người có kinh nghiệm công tác hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời gian tốt nghiệp đại học và làm công việc phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển cũng được xem xét tiếp nhận tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển. Trước khi quyết định tuyển dụng công chức không qua thi tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có văn bản gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến, trừ các trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển, sau đó chuyển sang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang; viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước 1/7/2003; là sỹ quan quân đội, sỹ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu. Người được đề nghị tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển sẽ được Hội đồng kiểm tra sát hạch đánh giá các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển. Dự thảo Thông tư sửa đổi cũng quy định những người đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển, sau đó chuyển sang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước; viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước 1/7/2003; viên chức đang giữ chức vụ quản lý từ cấp phòng trở lên trong đơn vị sự nghiệp công lập; người đang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước; người là sỹ quan quân đội, sỹ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên và trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu được xem xét tuyển dụng công chức không qua thi tuyển thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức sẽ không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá. Bộ Nội vụ cho biết đã nhận được ý kiến phản ánh về một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quy định của Thông tư số 13/2010/TT-BNV. Đây chính là lý do Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV, trong đó nội dung chính tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và quy định về việc tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức./.

Ngày hỏi:25/11/2020

Cho tôi hỏi đối với điều kiện thi tuyển công chức quy định theo vị trí có yêu cầu tốt nghiệp các trường đào tạo chính quy. Vậy xếp loại bằng Đại học loại Trung bình có đủ điều kiện thi công chức không ạ?

  • Bằng đại học tại chức có được thi công chức không
  • Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 4. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

    Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng.”

Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về xếp loại bằng cấp đại học nào thì sẽ được thi công chức xã. Do đó, sẽ dựa vào quyết định của UBND cấp tỉnh tùy điều kiện thực tế của địa phương mà bạn dự thi.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Từ ngày 15/01/2019, Nghị định 161 của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới nổi bật của Nghị định là không còn phân biệt văn bằng, chứng chỉ trong tuyển dụng công chức, viên chức.

Bằng chính quy, tại chức có giá trị ngang nhau

Nghị định 161 nhấn mạnh, các cơ quan sử dụng công chức, viên chức không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập trong tuyển dụng công chức, viên chức.

Đây là một dung hoàn toàn mới mà trước đây, Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng công chức và Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng viên chức chưa hề đề cập tới.

Như vậy, với quy định nêu trên, từ ngày 15/01/2019, sẽ không còn ranh giới nào giữa người có bằng đại học chính quy và người có bằng tại chức, từ xa, liên thông, cũng như giữa người học trường đại học công lập và người học trường dân lập.

Tất cả những người có văn bằng, chứng chỉ tại các loại hình đào tạo và cơ sở đào tạo nêu trên đều có cơ hội ngang nhau trong cuộc đua giành tấm vé vào biên chế của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bằng đại học tại chức có được thi công chức không

Tuyển dụng công chức 2019: Không phân biệt bằng chính quy, tại chức (Ảnh minh họa)

Phù hợp với Luật Giáo dục đại học sửa đổi

Việc không phân biệt bằng chính quy, tại chức trong tuyển dụng công chức 2019 giúp những người học tại chức, từ xa, liên thông… bình đẳng với những người có bằng chính quy. Quy định này được cho là phù hợp với xu hướng không còn quá đề cao bằng cấp, mà coi trọng hơn về năng lực, kỹ năng hiện nay.

Đáng chú ý, quy định này cũng phù hợp với tinh thần của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 vừa được Quốc hội thông qua và sẽ áp dụng từ ngày 01/07/2019.

Cụ thể, Luật Giáo dục đại học sửa đổi cũng quy định văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương, không còn quy định về hình thức đào tạo.

Theo đó có thể hiểu, các văn bằng đại học sẽ không còn phân biệt theo hình thức đào tạo; bằng chính quy, bằng tại chức, từ xa hay liên thông… được coi là có giá trị ngang nhau.

Xem thêm:

5 điểm mới của Nghị định 161 về tuyển dụng công chức, viên chức

Cần chuẩn bị gì để thi tuyển công chức 2019?

Khi nào công chức được tuyển dụng không qua thi tuyển?

Lan Vũ

Tôi muốn hỏi bằng đại học hệ vừa học vừa làm có được dự tuyển công chức xã được không? Tôi công tác trong ngành nông nghiệp được 15 năm. Hiện nay, đơn vị tôi đang có chỉ tiêu xét tuyển từ viên chức sang công chức xã nhưng do bằng của tôi là hệ vừa học vừa làm nên cơ quan tuyển dụng tỏ ra không thích. Vậy tôi có được xét tuyển không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung công chức xã như sau:

1. Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
2. Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Theo đó, bạn muốn trở thành công chức xã bạn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung như trên.

Bằng đại học tại chức có được thi công chức không

Bằng đại học hệ vừa học vừa làm có được dự tuyển công chức xã không?

Bằng đại học hệ vừa học vừa làm có được dự tuyển công chức xã không?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 112/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã như sau:

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điều kiện khác quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng.
2. Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này, chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Đồng thời, theo Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP. Trong đó, không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập.

Theo quy định nêu trên, như vậy, khi xác định điều kiện về vị trí dự tuyển thì cơ quan tuyển dụng không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập. Việc đơn vị bạn có trao đổi là vì bằng của bạn là bằng hệ vừa học vừa làm nên không được xét tuyển là chưa hợp lý. Bạn cần trao đổi lại đơn vị dựa vào cơ sở nào để đưa ra việc phân biệt bằng chính quy và vừa học vừa làm.

Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức sau đây:

“1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:
a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;
c) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.”

Như vậy, việc chuyển đổi đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức xã
Bằng đại học tại chức có được thi công chức không

Công chức xã
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức xã có thể đặt câu hỏi tại đây.