Bảng so sánh áp lực bar năm 2024

Bar là gì? Việc quy đổi đơn vị Bar thành các đơn vị thông dụng khác như thế nào? Đây là những câu hỏi mà vẫn còn nhiều bạn thắc mắc hiện nay, bài viết này Công Nghiệp 247 sẽ chia sẻ một số thông tin giúp bạn hiểu rõ về đơn vị Bar này nhé!

Bar là một đơn vị đo áp suất, nhưng không phải là một đơn vị của hệ thống đơn vị quốc tế (SI) được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy – Vilhelm Bjerknes (người tìm ra phương pháp dự báo thời tiết hiện đại).

Bar = 100 000 Pa và hơi thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình trên Trái đất tại mặt nước biển.

Đến năm 2004 Bar được công nhận hợp pháp tại các quốc gia châu Âu. Một số đơn vị nguồn gốc từ Bar như: Megabar(Mbar), Kilobar (Kbar), Decibar (dbar), Centibar (cbar), Milibar (mbar hoặc mb).

Bảng so sánh áp lực bar năm 2024
Đơn vị đo áp suất

Ngày nay, nền kinh tế hội nhập nên các sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu giữa các quốc gia nhiều hơn, việc quy đổi để có được sản phẩm có thông số kỹ thuật đúng với nhu cầu của người dùng tại mỗi quốc gia là điều cần thiết. Ví dụ bạn mua sản phẩm Ống cao su bố vải nhưng lại không biết sẽ có công suất bao nhiêu tại Việt Nam,…

Vì thế, mỗi quốc gia đều có đơn vị đo lường khác nhau, không đồng nhất như: Mỹ, Pháp, Anh, Đức,… Sự bất đồng đơn vị đo lường vẫn còn diễn ra đến ngày nay như Mỹ sử dụng đơn vị PSI, KSI,.. để đo áp suất; châu Âu dùng Bar, Mbar,… trong khi đó các nước châu Á lại dụng Pa, Mpa,…

Bảng quy đổi đơn vị Bar

Đơn vị Bar hiện nay có thể quy đổi theo nhiều cách

– Tính theo “áp suất” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1bar = 0.99 atm (physical atmosphere)

1bar = 1.02 technical atmosphere

– Tính theo “hệ thống cân lường” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1bar = 0.0145 Ksi (kilopoud lực trên inch vuông)

1bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)

1bar = 2088.5 (pound per square foot)

– Tính theo “cột nước” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1bar = 10.19 mét nước (mH2O)

1bar = 401.5 inc nước (inH2O)

1bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)

– Tính theo “thuỷ ngân” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1bar = 29.5 inHg (inch of mercury)

1bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)

1bar = 750 mmHg (milimetres of mercury)

1bar = 750 Torr

Để dễ dàng quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất giúp người sử dụng linh hoạt khi cần đến, chúng ta có thể tra cứu theo bảng sau để nhanh chóng có được kết quả ngay lập tức.

Trên thực tế, các đơn vị đo áp suất rất đa dạng như: bar, Mpa, Kpa, mmHg, psi, mbar,…. Việc chọn đơn vị đo nào phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng mà họ muốn đo áp suất. Vậy áp suất là gì ? Tại sao lại có sự khác nhau giữa các đơn vị đo ? Để trả lời được những câu hỏi đó điều đầu tiên chúng ta cần tiềm hiểu chính là khái niệm áp suất.

ÁP SUẤT LÀ GÌ ? Áp suất là một đại lượng vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Nói một cách đơn giản hơn thì áp suất chính là độ lớn của lực tác động lên một bề mặt diện tích theo phương vuông góc. Vì thế đơn vị của áp suất là N/m² hay còn gọi là Pa (Pascal).

Bảng so sánh áp lực bar năm 2024

Bảng so sánh áp lực bar năm 2024

Đối với các chất lỏng, khí hoặc hơi ( gọi chung là chất lưu), áp suất là một thông số quan trọng xác định trạng thái nhiệt động học của chúng Trong công nghiệp, việc đo áp suất chất lưu có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn thiết bị, cũng như giúp cho việc kiểm tra và điều khiển hoạt động của máy móc thiết bị có sử dụng chất lưu. Trong hệ đơn vị quốc tế (SI), đơn vị áp suất là Pascal: 1 Pascal là áp suất tạo bởi một lực có độ lớn bằng 1N phân bố đồng đều trên một diện tích 1m2 theo hướng pháp tuyến.

CÁC ĐƠN VỊ ÁP SUẤT THÔNG DỤNG. Có nhiều phương pháp để đo áp suất nhưng thông dụng nhất vẫn là sử dụng đồng hồ và cảm biến. Đối với đồng hồ thì việc chọn đơn vị đo cho nó sẽ phụ thuộc vào ứng dụng thực tế. Tuy nhiên một số đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như: bar, Kpa, Mpa, mbar, psi, mmHg, mmH2O…

Bảng so sánh áp lực bar năm 2024

BẢNG CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC ĐƠN VỊ ĐO ÁP SUẤT. Đơn vị áp suất mà được sử dụng phổ biến nhất là bar. Vì thế tôi sẽ chọn đơn vị này làm chuẩn và quy đổi từ đơn vị này sang các đơn vị đo khác. Trên thực tế, có thể sử dụng đơn vị khác để làm chuẩn. Và dựa vào bảng quy đổi trên chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi dễ dàng giữa các đơn vị đo áp suất với nhau. Ví dụ bạn muốn mua đồng hồ áp suất đo 0-10 Mpa. Dựa vào bảng trên chúng ta có thể hoàn toàn đổi ra bar là 0-100 bar và chọn đồng hồ tương ứng.

Bảng so sánh áp lực bar năm 2024

Bảng Quy Đổi Đơn Vị Đo Áp Suất

• 1 bar = 1000 mbar • 1 bar = 0.1 Mpa • 1 bar = 100 Kpa • 1 bar = 1.02 kg/cm² • 1 bar = 10197.16 kg/m² • 1 bar = 100000 Pa • 1 bar = 0.99 atm • 1 bar = 0.0145 Ksi • 1 bar = 14.5 psi • 1 bar = 10.19 mH2O • 1 bar = 750 mmHg • 1 bar = 401.5 inH2O • 1 bar = 750 Torr

NGUYÊN LÝ ĐO ÁP SUẤT. Đối với chất lưu không chuyển động, áp suất chất lưu là áp suất tĩnh. Do vậy, đo áp suất chất lưu thực chất là xác định lực tác dụng lên một diện tích thành bình. Đối với chất lưu không chuyển động chứa trong một ống hở đặt thẳng đứng, áp suất tĩnh tại một điểm M cách bề mặt tự do một khoảng h được xác định theo công thức:

p = p0 + ρgh

Trong đó: p0 là áp suất khí quyển ρ: khối lượng riêng của chất lưu g: gia tốc trọng trường

Trong cách đo thứ hai, người ta gắn lên thành bình các cảm biến đo ứng suất để đo biến dạng của thành bình.Trong cách đo thứ nhất, phải sử dụng một cảm biến đặt sát thành bình. Trong trường hợp này, áp suất cần đo được cân bằng với áp suất thủy tĩnh do cột chất lỏng mẫu tạo nên hoặc tác động lên một vật trung gian có phần tử nhạy cảm với lực do áp suất gây ra. Khi sử dụng vật trung gian để đo áp suất, cảm biến thường trang bị thêm bộ phận chuyển đổi điện.

Đối với chất lưu chuyển động, áp suất chất lưu (p) là tổng áp suất tĩnh (pt) và áp suất động (pđ): p = pt + pđ Áp suất tĩnh tương ứng với áp suất gây nên khi chất lỏng không chuyển động. Áp suất động do chất lưu chuyển động gây nên và có giá trị tỷ lệ với bình phương vận tốc chất lưu :

Bảng so sánh áp lực bar năm 2024

Khi dòng chảy va đập vuông góc với một mặt phẳng, áp suất động chuyển thành áp suất tĩnh, áp suất tác dụng lên mặt phẳng là áp suất tổng. Do vậy áp suất động được đo thông qua chênh lệch giữa áp suất tổng và áp suất tĩnh. Thông thường việc đo hiệu áp suất (p - pt) thực hiện nhờ hai cảm biến nối với hai đầu ra của một ống Pitot (như hình vẽ bên dưới), trong đó cảm biến (1) đo áp suất tổng, cảm biến (2) đo áp suất tĩnh

Bảng so sánh áp lực bar năm 2024

Có thể đo áp suất động bằng cách đặt áp suất tổng lên mặt trước và áp suất tĩnh lên mặt sau của một màng đo, như vậy tín hiệu do cảm biến cung cấp chính là chênh lệch giữa áp suất tổng và áp suất tĩnh.