Bánh tráng phơi sương là gì

Tết khao

Ẩm thực của mảnh đất hình chữ S luôn rất phong phú và đa dạng. Có những món ăn trở thành đặc sản truyền thống không chỉ được người dân trong nước ưa chuộng mà khách du lịch cũng rất yêu thích những món ăn Việt Nam. Nếu bạn muốn thay đổi bữa ăn chính của mình sang món ăn nhẹ hơn mà cũng đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình mình thì bánh tráng cuốn với nhiều gia vị là sự lựa chọn lý tưởng. Có thể bạn đã được thưởng thức nhiều lần món ăn này rồi nhưng đã khi nào bạn thắc mắc lớp bánh tráng phía ngoài được làm như thế nào chưa? Cùng JAMJA’s BLOG tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Nguồn gốc của bánh tráng phơi sương

Tương truyền từ rất lâu tại Trảng Bàng – Tây Ninh có gia đình làm bánh tráng lâu năm, do quá trình phơi quên không thu bánh vào ban đêm nên những chiếc bánh đã chuyển từ cứng rắn thành dẻo dai, vị khác biệt và được khen ngon, từ đó mọi người thay đổi bước sau khi phơi và nướng xong đó là phơi lớp sương lúc sớm và đêm xuống. Trong thời gian phơi sương bánh ngấm đủ hương vị đất trời, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, mùi thơm bùi và béo ngậy.

Bánh tráng phơi sương là một trong những món ăn phổ biến và có tiếng tại Trảng Bàng – Tây Ninh và được nhân rộng ra các vùng miền khác. Bánh có vị mặn, dẻo và cuốn tròn với hình dạng tương tự có màu trắng đục, bề mặt của bánh tráng có những hạt bong bóng lấm tấm nổi. Bạn có thể chế biến nhiều cách hoặc dùng trực tiếp đều được.

Cách làm bánh tráng phơi sương

Để làm ra những chiếc bánh tráng phơi sương dẻo, ngon người thực hiện khéo léo, tỉ mỉ từng giai đoạn, cụ thể hãy cùng tìm hiểu cách làm bánh dưới đây:

Chọn nguyên liệu làm bánh tráng phơi sương

Để đạt chuẩn bạn nên chọn gạo tẻ, gạo phải là gạo mới, không trộn lẫn, gạo trắng không có màu đen và hạt gạo không bị nẻ để tạo đúng mùi vị và màu sắc của bánh.

Các bước làm bánh tráng phơi sương

Đầu tiên mang phần gạo đã chọn đạt chuẩn ngâm nước và vo sạch, bạn nên ngâm trong khoảng 3-4 giờ đồng hồ cho gạo được mềm khi xay ra sẽ được nhuyễn và sánh. Bạn phải xay ở dạng bột ướt để tiện cho việc trộn bột và tráng bánh, trong quá trình xay bạn có thể thêm vào chút muối tạo vị đậm đà và bảo quản được lâu hơn. Hiện nay bạn có thể sử dụng thay bột gạo tẻ bằng tinh bột khoai mì cũng không kém phần hấp dẫn.

Bước tiếp đó bạn mang phần bột lọc kỹ để loại bỏ tạp chất và cặn, sau đó trộn nhuyễn và sánh mịn. Đồng thời bạn đặt một nồi nước đun sôi, căng lên mặt của nồi nước lớp vải mỏng để tráng bánh. Khi nước sôi bạn mang phần bột đã trộn tráng lên mặt của mảnh vải và dùng hơi nước phía dưới để bánh được chín, đợi tới khi bánh chín tới, có sự liên kết với nhau nhưng vẫn có sự mềm dẻo thì lấy ra.

Phần bánh lấy ra sau khi tráng sẽ được phơi nắng khô và nướng bánh bằng một chiếc lò đặc biệt được dùng đốt bằng vỏ đậu phộng. Trong quá trình nướng bạn tránh nướng chín quá và phồng quá chỉ nên  nướng qua trên mặt bếp tới khi bánh ngả sang màu trắng đục thì được.

Qua giai đoạn phơi sương tạo nên sự đặc trưng, bạn mang phần bánh đã được nướng xong phơi trên dàn trong sương vào lúc sáng sớm hoặc khi tối xuống. Nên phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn nếu nền sương dày, trong lúc phơi người làm nên thức cùng để tránh phơi quá lâu. Hẳn bạn đang thắc mắc tại sao lại phải qua hai giai đoạn phơi nắng, nướng rồi lại mang phơi sương. Đây không đơn thuần là bước chế biến để bánh chín nữa mà là quá trình giúp bánh được ngấm sương tạo sự dẻo dai, thơm ngon nhất cho bánh.

Sau nhiều công đoạn tỉ mỉ, công phu bạn đã có được những chiếc bánh tráng phơi sương đúng chất và đúng mùi vị nhất. Ăn kèm với bánh tráng có thêm các nguyên liệu: Thịt lợn luộc, dưa leo, cà rốt, rau thơm. Trải chiếc bánh tráng phơi sương rồi lần lượt xếp những nguyên liệu ăn kèm lên trên cuốn tròn lại chấm với nước chấm và thưởng. Mách cho bạn làm nước chấm ngon bạn có thể pha xúp, đường, ớt, chanh, tỏi,.. tạo vị mặn ngọt chua cay dễ ăn và hợp khẩu vị hơn cho bữa cơm gia đình.

Bánh tráng phơi sương mang lại hương vị rất độc đáo mà không có loại bánh tráng nào có thể sánh bằng được. Mong rằng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin về cách làm bánh tráng phơi sương để bạn có thể tự tay làm cho mình và người thân được thưởng thức món bánh tráng phơi sương này nhé. Mọi người sẽ tấm tắc khen ngon đấy, chúc các bạn thành công với món ăn mới này!

XEM THÊM

  • Ăn vặt ngập mặt tại quán Loki House chỉ với 35k! Lấy mã JAMJA ngay nào!
  • Lạc lối vào thiên đường ẩm thực Thái Lan tại nhà hàng nhà hàng Sindat Thai chỉ với 105k.
  • Thiên đường đồ ăn Hàn Quốc ngon – bổ rẻ tại Sài Gòn đây. Lại thêm mã giảm giá cực yêu nữa, nhanh chân đến quán ăn Hàn Oh La Deli thôi.

Comments

comments

Tết khao

Bánh tráng phơi sương

Vy Anh

08:00 21/10/2019

Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt luộc [như thịt heo hoặc bò] ăn kèm với rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, gỏi, cá chiên, bún… hoặc có thể ăn kèm với muối Tây Ninh.

Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt heo luộc.

Trong 3 ngày 27, 28, 29/9 vừa qua, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ [quận Hoàn Kiếm], UBND tỉnh Tây Ninh phối hợp với UBND thành phố Hà Nội khai mạc sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2019 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh”. Tại đây, du khách trong và ngoài nước được thưởng thức nhiều đặc sản Tây Ninh trong đó có món bánh tráng phơi sương nức tiếng…

Có thể nói không phải ngẫu nhiên mà bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là món ăn đặc trưng mà khi đến Tây Ninh du khách nào cũng muốn dùng thử.

Để làm ra được bánh tráng phơi sương ngon thì quan trọng nhất là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Sau khi xay gạo xong bỏ thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn cho bánh chứ không thêm đường như các bánh tráng thường khác. Bánh tráng Trảng Bàng thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.

Nướng bánh là công đoạn quan trọng tạo nên màu sắc đặc trưng của bánh tráng phơi sương. Bánh tráng sau khi phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng đặc biệt được sử dụng nhiên liệu đốt bằng “vỏ đậu phộng”, điểm đặc biệt lưu ý là bánh không được nướng quá chín và quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngã sang màu trắng đục thì dừng lại. Lò nướng bánh tráng làm khá đơn giản từ cái trã nhôm [cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu] đặt nghiêng, người thợ nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng không bị cháy.

Bánh tráng sau khi nướng xong được xếp lên giàn và chờ đến sáng hôm sau chờ đến lúc sương xuống thì đem bánh ra phơi, và chỉ phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi lâu bánh sẽ bị mềm và ẩm ướt và không ngon. Đây là công đoạn quyết định thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người làm bánh phải có chút công phu và chịu khó. Người phơi bánh phải “thức” cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối để giữ độ mềm, xốp. Bánh tráng phơi sương không giữ được lâu và phải dùng trong khoảng 1 tuần.

Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt luộc [như thịt heo hoặc bò] ăn kèm với rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, gỏi, cá chiên, bún,… hoặc có thể ăn kèm với muối Tây Ninh. Rau sống thì phải đủ 5 vị: chát, ngọt, chua, béo, thơm. Thành phần trên bao gồm rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, lá cóc, lá săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, húng quế, húng lủi, cần nước, lá mặt trăng, lá săng dẻ, quế vị, ngò tàu,lá xoài... ngoài ra còn có dưa leo xắt dài, dưa chua và giá sống. Các loại lá chỉ ở miền Nam mới có bao gồm lá cóc, săng dẻ, tràm ổi, lá bứa. Như các món Việt Nam khác, nước mắm pha không ngon thì món ăn cũng sẽ mất vị ngon. Thịt heo luộc để ăn bánh tráng phơi sương thường là thịt đùi được luộc nguyên, khi xắt ra trắng và mềm.

Năm 2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam-Vietkings sau quá trình tìm tòi, bình chọn trong vòng 5 năm [từ 2011-2016] đã công bố Top 100 món ăn, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam [2011-2016], trong đó, Tây Ninh có 2 đại diện là Bánh tráng phơi sương và Bánh canh Trảng Bàng.

Chủ đề: món ngon món ăn Bánh tráng phơi sương

Video liên quan

Chủ Đề