Performative utterance là gì

Luận án của mình dựa chủ yếu vào lý thuyết Speech Acts. Hiểu một cách đơn giản nhất có thể theo học giả Levinson thì when we use language, we perform actions [2016, 199/1] [5]

Người khởi xướng lý thuyết này là học giả Austin [1962] [3] rồi học giả Searle [1969] [6][1] phát triển tiếp. Thường khi trích dẫn người ta nhắc đến hai tên hai học giả này trước tiên. Mình giới thiệu thêm học giả Yule [1996] [8][2] nếu ai muốn tìm hiểu nhanh về lý thuyết Speech Acts.

Dưới đây là đoạn mình viết giới thiệu về Speech Acts trong Literature Review của mình [bản 7].

According to Yule [1996], in daily conversations speakers while attempting to express themselves do not only produce utterances which contain grammatical structures and words but perform some actions through these utterances. Speech Act Theory was first proposed by Austin in 1962, declaring that utterances are, in fact, used to perform numerous acts, for instance, requests and warnings [47]. In general, this theory studies how words are used to, firstly, deliver information and, secondly, to carry out an action. Numerous researchers believe that the theory of speech acts represents a significant concept in pragmatics.

Mình viết ngắn gọn vì trong luận án thường người nghiên cứu chỉ nêu ra khung lý thuyết còn quá trình các học giả đề xuất và phản bác lẫn nhau thì không được đề cập. Hôm nay mình lục lại cuốn How to Do Things with Words của học giả Austin để ghi chú lại mấy chỗ quan trọng trong Lecture I. Trong nước thì có học giả Hoa [2016, 8-10] [1] đề cập khá chi tiết trong luận án năm 2016.

1. Đầu tiên, từ góc độ của mấy ông philosophers thì:

It was for too long the assumption of philosophers that the business of a “statement” can only be to “describe” some state of affairs, or to “state some fact,” which it must do either truly or falsely. [Lecture I, 1]

From a philosophical perspective, statements can be either true or false.

2. Tiếp, từ phía mấy ông grammarians thì:

Grammarians, indeed, have regularly pointed out that not all “sentences” are [used in making] statements[I]: there are, traditionally, besides [grammarians’] statements, also questions and exclamations, and sentences expressing commands or wishes or concessions.

[I] It is, of course, not really correct that a sentence ever is a statement: rather, it is used in making a statement, and the statement itself is a “logical construction” out of the makings of statements. [Lecture I, 1]

Grammarians divide sentences into many types, for example, statements and questions. [3]

3. Hai bên cùng đồng ý rằng cách phân loại truyền thống có vấn đề[4]:

And doubtless philosophers have not intended to deny this, despite some loose use of “sentence” for “statement”[5]. Doubtless, too, both grammarians and philosophers have been aware that it is by no means easy to distinguish even questions, commands, and so on from statements by means of the few and jejune grammatical marks available, such as word order, mood, and the like: though perhaps it has not been usual to dwell on the difficulties which this fact obviously raises. For how do we decide which is which? What are the limits and definitions of each? [Lecture I, 1-2]

At least, they share the view that there are difficulties in identifying which is which. Mình thì không ngạc nhiên khi đọc đoạn này.[6] [7] [8]

4. Lúc này, học giả Austin nhận xét rằng:

But now in recent years, many things which would once have been accepted without questions as “statements” by both philosophers and grammarians have been scrutinized with new care. This scrutiny arose somewhat indirectly – at least in philosophy. First came the view, not always formulated without unfortunate dogmatism, that a statement [of fact] ought to be “verifibable,” and this led to the view that many “statements” are only what may be called pseudo-statements. First and most obviously, many “statements” were shown to be, as KANT perhaps first argued systematically, strictly nonsense, despite an unexceptionable grammatical form: and the continual discovery of fresh types of nonsense, unsystematic though their classification and mysterious though their explanation is too often allowed to remain, has done on the whole nothing but good. [Lecture I, 2]

Về vấn đề the verifiability of the truth of a statement, có thể đọc thêm đoạn trích sau [mình tham khảo học giả Kelsen [1991, 180] [4]]:

An important difference between the truth of a statement and the validity of a norm is that the truth of a statement is verifiable – i.e. it must be possible to prove it to true or false – while the validity of a norm is not. The validity of a norm is not verifiable because it is its specific existence and can no more be true or false than the existence of a fact. Only the truth of a statement about the existence of a fact is verifiable, since verifying means ascertaining the truth.

Trong trường hợp không thể xác định được việc câu tường thuật mang giá trị đúng hoặc sai thì học giả Austin xếp các câu này thành một nhóm, tên là Pseudo Statements. Đoạn sau hơi dài nên mình bỏ qua vì cũng chỉ loanh quanh vấn đề như trong phần này đề cập.

5. Qua đó, ông đề xuất một khái niệm mới, Constative.

To overlook these possibilities in the way once common is called the “descriptive” fallacy; but perhaps this is not a good name, as “descriptive” itself is special. Not all true or false statements are descriptions, and for this reason I prefer to use the word “Constative”. [Lecture I, 3]

Mình vẫn trích đoạn trên để phòng trường hợp người ta hỏi mình bịa ra hay gì. Ngoài ra, phải nói rõ xem Constative là gì?

It has come to be commonly held that many utterances which look like statements are either not intended at all, or only intended in part, to record or impart straightforward information about the facts: for example, “ethical propositions” are perhaps intended, solely or partly, to evince emotion or to prescribe conduct or to influence it in special ways. [Lecture I, 2-3]

In short, the term refers to utterances that are intended, though in part, to record or impart information about the facts.

6. Bên dưới, khi nêu thêm khái niệm Performative, học giả này đưa ra hai điều kiện trong đó điều kiện đầu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm Constative.

We shall take, then, for our first examples some utterances which can fall into no hitherto recognized grammaltical category save that of “statement”, which are not nonsense, and which contain none of those verbal danger-signals which philosophers have by now detected or think they have detected… […] Utterances can be found, satisfying these conditions, yet such that A. they do not “describe” or “report” or constate anything at all, are not “true or false”; and

B. the uttering of the sentence is, or is a part of, the doing of an action, which again would not normally be described as saying something. [Lecture I, 4-5]

Chỗ này có hai nhận xét. Một là động từ to constate thấy có nguồn dịch là to declare to be true nên dễ hiểu tại sao học giả Hoa lại dịch Constative là câu tường thuật. Từ gốc động từ to declare chắc ai cũng sẽ nghĩ đến Declarative Sentences. Hai là ở chỗ nonsense, xin lội lên phía trên để hiểu tại sao.

…, that many traditional philosophical perplexities have arisen through a mistake – the mistake of taking as straightforward statements of fact utterances which are either [in interesting non-grammatical ways] nonsensical or else intended as something quite different. [Lecture I, 3]

Chắc mình tạm dịch là vô nghĩa [hoặc có ý nghĩa nào đó và từ đó mới sinh ra lý thuyết Speech Acts].

Điều kiện B sang phần sau mình sẽ đề cập. Còn thì tạm dừng ở đây vì đã hết ý cho thuật ngữ Constative.[9]

[1] Học giả này có tận mấy công trình lận nên mình chỉ ghi chú trong phần References cuốn xuất bản năm 1969. Đa phần các nghiên cứu mình đọc đều trích dẫn như vậy.
[2] Cuốn Pragmatics của học giả Yule có thể xem là tài liệu đầu tiên cần đọc nếu muốn tìm hiểu về this linguistic sub-field. Về Speech Acts thì đọc các trang 47-58, học giả Yule trình bày ngắn gọn và nếu ai muốn trích dẫn vào bài nghiên cứu của mình thì mình highly recommend những ghi chú của ông
[3] Họ chia làm bốn. Sang bài khác mình sẽ nói không lại lạc đề.
[4] Chỗ này cần thêm dẫn chứng và mình tin là có nhiều học giả đã phải bàn trước đó rồi thì học giả Austin mới viết ngắn gọn như vậy. Hy vọng sẽ có lúc mình viết được một bài riêng cho vấn đề này.
[5] Các tài liệu mình tìm được chỉ phân loại Sentence và qua đó có nhắc về Statement. Chưa ai nói kỹ về vấn đề học giả Austin nhắc đến.
[6] Nói ngắn gọn thì câu được chia by structure và by purpose [xin đọc thêm về hai học giả WarrierGriffith [1969, 66-69] [7]].
[7] Nếu bạn nào đã nghe qua khái niệm Genuine Questions [Quang, 2000] [2] thì sẽ biết có câu hỏi hỏi để biết, nhưng cũng có những câu hỏi được đặt ra không vì mục đích hỏi. Nếu chỉ dựa vào một số vấn đề như học giả Austin đã nêu thì rõ ràng là không đủ.
[8] Bổ sung một chút là luận án của mình về English Yes/No Questions còn xét cả trường hợp statements without question marks nên mình hoàn toàn nhất trí với nhận định của học giả Austin.
[9] Mình tìm thấy một số nghiên cứu mổ xẻ hai thuật ngữ ConstativePerformative nhưng chưa có điều kiện đọc kỹ hơn.
[10] Thuật ngữ pseudo mình thấy nhiều người dịch là giả, nhưng chưa thấy thuật ngữ pseudo-statement được dịch lần nào nên tạm để như vậy.

References
Vietnamese

[1] Hoa, N. T. M. [2016]. Hành Vi Xin Phép Và Hỏi Đáp Bằng Tiếng Anh Và Tiếng Việt. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
[2] Quang, V. Đ. [2000]. So Sánh Đối Chiếu Các Kiểu Câu Hỏi Chính Danh Tiếng Anh Và Tiếng Việt Trên Bình Diện Ngữ Nghĩa – Ngữ Dụng. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

English
[3] Austin, J., L. [1962]. How to Do Things with Words. Oxford: Clarendon Press.
[4] Kelsen, H. [1991]. General Theory of Norms. Oxford: Claredon Press.
[5] Levinson, S. C. [2016]. Speech Acts. In Huang, Y. [Ed.]. Oxford Handbook of Pragmatics [pp. 199-216]. Oxford: Oxford University Press. doi:10.1093/oxfordhb/9780199697960.013.22.
[6] Searle, J. [1969]. Speech Acts: An Essay in the Philosophy of Language. Cambridge: Cambridge University Press.
[7] Warriner, J. E. & Griffith, F. [1969]. English Grammar and Composition: Complete Course [Revised Ed. with Supplement]. New York: Harcourt Brace Jovanovich.
[8] Yule, G. [1996]. Pragmatics. Oxford: Oxford University Press.

speech act = hành động ngôn từ
statement = câu tường thuật
genuine question = câu hỏi chính danh
grammatical form = dạng ngữ pháp
pseudo-statement = câu tường thuật giả[10]
constative = câu tường thuật
performative = câu hành ngôn
declarative sentence = câu tường thuật

Video liên quan

Chủ Đề