Đất chua khi độ pH của đất bằng bao nhiêu

Bạn có muốn tự tay tạo nên một khu vườn không? Nếu có thì bạn nhất định phải biết về độ pH của đất. pH là một chỉ số của mức độ chua [a-xít] hoặc kiềm của đất. Những loại cây khác nhau sẽ cần tới độ pH khác nhau để sinh trưởng. Khi đã biết độ pH của đất, bạn có thể điều chỉnh đất trong khu vườn của mình để giúp cây cối phát triển. Phương pháp đo độ pH rất dễ thực hiện, và có rất nhiều cách làm khác nhau.

  1. 1

    Đào một cái hố nhỏ trên đất. Dùng xẻng bứng cây hoặc thuổng để đào một cái hố sâu khoảng 5 đến 10cm. Dầm nhỏ đất trong hố và loại bỏ mọi cành cây hoặc mảnh vỡ ra ngoài.

  2. 2

    Đổ đầy nước vào hố. Dùng nước cất [không phải nước suối]. Bạn có thể tìm nước cất ở các cửa hàng hoá chất. Nước mưa có chứa một chút axit, và nước đóng chai hoặc nước vòi thường chứa một chút kiềm. Hãy đổ đầy nước vào hố cho tới khi nước đọng lại và tạo thành bùn ở dưới đáy.

  3. 3

    Chọc thiết bị kiểm tra vào chỗ bùn. Đảm bảo là thiết bị của bạn sạch và đã được hiệu chỉnh [để đo chính xác hơn]. Lau đầu dò bằng vải hoặc khăn sạch rồi chọc nó xuống bùn.

  4. 4

    Giữ nguyên trong 60 giây rồi đọc kết quả. Độ pH thường được đo ở thang từ 1 tới 14 dù thiết bị kiểm tra của bạn có thể không thể hiện hết.

    • Độ pH bằng 7 là đất trung tính.
    • Độ pH trên 7 là đất kiềm.
    • Độ pH dưới 7 là đất chua.

  5. 5

    Đo ở nhiều vị trí khác nhau trong vườn. Một kết quả đơn lẻ có thể bị sai lệch, vì thế tốt nhất là bạn nên tính độ pH trung bình của cả khu đất. Nếu mọi chỗ đều có kết quả tương đương nhau, hãy tính con số trung bình và căn cứ vào đó để cải tạo đất. Nếu kết quả ở một vị trí có sai khác lớn so với những chỗ khác, bạn có thể sẽ phải “điều trị riêng” vị trí đó.

  1. 1

    Mua giấy thử độ pH. Giấy thử độ pH, hay còn gọi là giấy quỳ hoặc giấy chỉ thị màu, là một cách nhanh chóng và dễ dàng để đo chỉ số pH trong đất. Bạn có thể mua chúng trên mạng hoặc tại những cửa hàng chuyên bán đồ làm vườn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Trộn một vốc đất với nước cất ở nhiệt độ phòng. Lấy một vốc đất để kiểm tra và để vào trong bát. Sau đó, rót nước cất vào bát cho tới khi đất trở nên sánh như sinh tố. Bạn có thể khuấy hỗn hợp này lên để đảm bảo nước và đất hoà vào nhau hoàn toàn.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Nhúng giấy thử vào hỗn hợp trong 20 tới 30 giây. Cầm một đầu giấy, nhúng đầu còn lại vào hỗn hợp đất trong vòng từ 20 tới 30 giây. Khoảng thời gian chờ kết quả có thể khác nhau, vì thế hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại giấy thử mà bạn mua để biết khoảng thời gian chờ phù hợp. Khi hết thời gian chờ, nhấc giấy ra khỏi hỗn hợp và nhúng nhanh qua nước cất để rũ sạch đất.

  4. 4

    So sánh màu giấy thử với bảng kết quả. Dùng bảng kết quả có sẵn trong bộ sản phẩm giấy thử để đọc chỉ số pH của đất. Thông thường thì kết quả được mã hoá bằng màu. Hãy so sánh với những màu sắc trên đó rồi chọn màu tương đồng nhất. Màu sắc đó sẽ cho biết độ pH của đất.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Làm cho đất bớt chua. Nếu độ pH của đất nhỏ hơn 7, hãy bón thêm một cốc đá trầm tích hoặc vôi sống vào đất. Trộn đều, sau đó dùng dụng cụ để kiểm tra lại. Phương pháp này sẽ từ từ thay đổi độ pH của đất. Tro gỗ với lượng vừa phải cũng rất có tác dụng. Cả hai nguyên liệu này đều có bán tại các cửa hàng chuyên đồ làm vườn.

    • Làm theo lời khuyên trong bộ dụng cụ thử độ pH để xem bạn cần bao nhiêu nguyên liệu để đạt được độ pH mong muốn. Nếu bạn cần thay đổi độ pH lớn hơn 1 mức, hãy liên hệ với chuyên gia làm vườn. Họ có thể giúp bạn điều chỉnh đất trồng tới mức tối ưu nhất.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Làm cho đất bớt kiềm. Nếu độ pH của đất lớn hơn 7, hãy bón thêm một cốc chứa các nguyên liệu hữu cơ như lá thông, rêu bùn hoặc lá cây đã được ủ. Sau đó, kiểm tra lại đất để biết chỉ số pH mới. Thêm một cốc nguyên liệu hữu cơ nữa và kiểm tra lại cho tới khi đất đã có độ pH mong muốn. Lưu huỳnh cũng có tác dụng rất tốt.

    • Làm theo hướng dẫn trong bộ dụng cụ thử độ pH để biết lượng nguyên liệu cần bổ sung nhằm đạt được độ pH như mong muốn. Nếu cần điều chỉnh độ pH lớn hơn 1 mức, hãy liên hệ với chuyên gia làm vườn và tiểu cảnh. Họ có thể giúp bạn điều chỉnh đất trồng hiệu quả bằng việc đánh giá tại chỗ.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Thay đổi độ pH của đất để trồng một số loại cây nhất định. Ví dụ, thêm lưu huỳnh vào những vị trí nhất định để cây cẩm tú cầu cho ra hoa với sắc xanh đẹp mắt do giống cây này ưa đất chua. Độ pH của đất không cần phải tương đồng ở mọi vị trí trong vườn; bạn có thể điều chỉnh tùy ý để phù hợp với nhiều loại cây khác nhau. Bạn có thể tham khảo các trang trại trồng cây hoặc những nguồn đáng tin cậy khác để biết độ pH phù hợp cho từng loại cây nhất định. Một số giống cây cần đất kiềm, một số giống khác lại cần đất chua.

  • Ghi chép lại kết quả. Có thể bạn sẽ cần dùng tới kết quả đó trong tương lai vì độ pH có thể thay đổi theo thời gian.
  • Tránh tình trạng nhiễm bẩn [dẫn tới kết quả sai] bằng cách đảm bảo dụng cụ đo độ pH và xẻng xúc đất đều sạch sẽ. Không trực tiếp dùng tay để tiếp xúc với đất.
  • Mỗi lần kiểm tra, hãy đọc kết quả tại nhiều vị trí. Ít nhất 6 mẫu đất lấy từ các khu vực khác nhau trong vườn là vừa đủ.
  • Một số bộ dụng cụ kiểm tra ước tính độ pH bằng màu sắc thay vì con số. Trong trường hợp này, màu xanh lá thường thể hiện cho đất trung tính; vàng hoặc cam là đất chua; và xanh thẫm là đất kiềm.
  • Liên hệ với các sở nông nghiệp hoặc dịch vụ làm vườn để biết thêm thông tin về cách kiểm tra đất hoặc được hướng dẫn chuyên môn về lĩnh vực này.
  • Đảm bảo dụng cụ kiểm tra đã được căn chỉnh đúng cách trước khi tiến hành thử đất [nếu bạn muốn đo đạc chính xác hơn].
  • Độ pH thể hiện lượng dưỡng chất khác nhau có sẵn trong đất dành cho cây trồng. Độ pH tối ưu nhất thường nằm trong khoảng 5,5 tới 7.

  • Như đã lưu ý ở trên, loại nước mà bạn dùng để đổ vào đất có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra nếu độ pH trong nước không cân bằng. Hãy dùng nước cất để thực hiện việc này.
  • Một số bộ sản phẩm kiểm tra sẽ hoạt động khác với những gì được mô tả trong bài viết này. Luôn đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo kết quả đo đạc chính xác.

  • Bộ dụng cụ thử độ pH
  • Bộ giấy thử độ pH
  • Xẻng làm vườn loại nhỏ [thường được gọi là “thuổng” hoặc “xẻng bứng cây”]
  • Nước với độ pH ở mức 7 hoặc nước cất
  • Các loại cốc hoặc bát

Cùng viết bởi:

Chuyên gia hệ thống thực phẩm

Bài viết này có đồng tác giả là Andrew Carberry, MPH, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 15.537 lần.

Chuyên mục: Làm vườn

Trang này đã được đọc 15.537 lần.

Đo độ pH của đất là việc làm cần thiết giúp người trồng có thể kiểm soát được chất lượng đất để có biện pháp cải tạo và xử lý kịp thời; không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Do đất có những đặc điểm và tính chất khác biệt với nước nên việc đo pH của đất sẽ có những khác biệt. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đo độ pH của đất đúng và hiệu quả nhất. 

Độ pH của đất là gì?

Độ pH của đất là thước độ độ axit, bazơ [kiềm] của đất. Đất chua có độ pH dưới 7 và đất kiềm có độ pH trên 7. Đất siêu axit [pH 9]. 

Độ pH của đất

Độ pH của đất là biến số chính trong đất. Bởi nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình hóa học. Độ pH của đất còn ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng thực vật bằng cách kiểm soát các dạng hóa học của các chất dinh dưỡng khác nhau và tác động đến phản ứng hóa học mà chúng trải qua.

Ý nghĩa độ pH của đất

Độ pH là thước đo độ axit/bazơ của đất và được coi là một biến số chính của đất bởi nó có ảnh hưởng lớn tới tính chất và chất lượng của đất. 

  • pH < 3,5: đất siêu axit
  • pH ~ 3,4 - 4,4: đất cực kỳ axit
  • pH ~ 4,5: đất có tính axit rất mạnh
  • pH ~ 5,1 - 5,15: đất có tính axit mạnh
  • pH ~ 5,666: đất có tính axit vừa phải
  • pH ~ 6,1 - 6,5: đất có tính axit nhẹ
  • pH ~ 6,677 - 7: đất trung tính
  • pH ~ 7,4 - 7,8: đất hơi kiềm
  • pH ~ 7,9 - 8,4: đất có tính kiềm vừa phải
  • pH ~ 8,5: đất có tính kiềm mạnh
  • pH > 9.0: đất có tính kiềm rất mạnh.

Mỗi loại cây trồng sẽ có một khoảng pH phù hợp để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khoảng pH từ 5,5 - 7,5 là phạm vi tối ưu cho hầu hết các cây trồng. Tuy nhiên, có những loại cây trồng đặc biệt có thể thích nghi, phát triển mạnh mẽ hơn trong môi trường đất có pH nằm ngoài khoảng này.

Một số loại cây trồng và khoảng pH phù hợp:

Chỉ số pH đất cho một số cây trồng

Hướng dẫn cách đo độ pH của đất bằng máy đo pH

Đo pH đất được thực hiện dưới 2 dạng hình thức: Đo bằng mẫu sệt và đo trực tiếp tại hiện trường. Dưới đây là chi tiết từng cách đo.

Đo độ pH đất bằng mẫu sệt

Bạn có thể sử dụng gần như bất kỳ máy đo pH nào để thực hiện đo pH của đất bằng mẫu sệt. Điều này rất tiện lợi bởi bạn không cần một máy đo pH đất chuyên dụng. Tuy nhiên, cách này sẽ hơi phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn khi bạn dùng máy dành riêng cho đất.

Đo độ pH đất bằng mẫu sệt

Chuẩn bị mẫu

Thực hiện lấy mẫu bằng việc chọn ra 05 điểm trên khu đất cần đo, 1 điểm ở giữa và 4 điểm ở vị trí góc. Lấy mẫu đất ở cùng một độ sâu [thông thường nên lấy trong khoảng từ 0 - 30cm] và lấy một lượng bằng nhau rồi để khô, tán nhỏ trộn đều, các mẫu lại với nhau [nên lấy khối lượng mẫu ít nhất là 0,2kg/1 điểm để có kết quả đo chính xác]. 

Thực hiện đo

Bạn dùng khoảng 0,1kg mẫu đã chuẩn bị, hòa tan trong 500ml nước. Chờ khoảng 30 phút cho lắng rồi chắt lấy phần nước bên trên.

Dùng máy đo pH thực hiện phép đo trên mẫu nước vừa thu được. Mặc dù đây là cách đo độ pH trong đất tiết kiệm chi phí khi không cần đến 1 dụng cụ đo chuyên nghiệp nhưng hơi phức tạp và mất nhiều thời gian.

Đo độ pH đất trực tiếp tại hiện trường

Để đo pH đất trực tiếp tại hiện trường, bạn cần có một chiếc máy đo pH đất chuyên dụng, có thể là máy đo pH cầm tay của Ohaus, Hanna hay Total Meter.., bút đo pH Gomes, Sanwa.. tùy ý, miễn là nó có thiết kế phù hợp để đo trực tiếp pH đất. Thiết bị có đầu dò phù hợp được thiết kế tối ưu để có thể đo trực tiếp. 

Đo pH đất trực tiếp tại hiện trường

Đối với máy đo pH chuyên dùng đo pH đất, bạn cũng thực hiện đo tại 05 điểm tại các vị trí tương tự như khi lấy mẫu bằng cách đo mẫu sệt.

Việc thực hiện đo pH đất bằng máy chuyên dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần cắm trực tiếp đầu dò của máy vào vị trí cần đo. Trong trường hợp đất quá khô, hãy sử dụng mũi khoan nhựa được cung cấp kèm máy để tạo lỗ trống rồi đổ thêm nước khử ion vào cho đủ độ ẩm rồi thực hiện đo.

Đo trực tiếp tại hiện trường là cách kiểm tra độ pH của đất nhanh và chính xác nhất. Bạn chỉ cần bật máy lên, cắm đầu dò xuống đất, sau 2-5 giây, kết quả đã được hiển thị trên màn hình của máy. Đây là cách làm tiết kiệm thời gian, nhân lực. 

Một số lưu ý khi đo pH đất trực tiếp:

  • Đất đo nên có độ ẩm và độ tơi xốp
  • Cắm đầu dò ngập cùng độ sâu để đảm bảo sự đồng nhất và tính chính xác của các phép đo. Bạn có thể dùng thước đo để xác định độ sâu.
  • Sau mỗi lần đo tại 1 vị trí, vệ sinh đầu dò sạch sẽ để đảm bảo sự độc lập và độ tin cậy của từng phép đo.

Một số máy đo độ pH của đất giá rẻ

Máy đo pH và độ ẩm đất Takemura DM-15

Takemura DM-15 là thiết bị đo dùng để đo độ pH và độ ẩm của đất. Máy được thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, tính linh động cao, cầm gọn trong lòng bàn tay giúp người dùng dễ dàng di chuyển máy đến nhiều vị trí cần tiến hành đo. 

Máy đo pH và độ ẩm đất Takemura DM-15

Kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình thông qua kim chỉ màu tương tứng với độ ẩm và độ pH. 

Thiết kế sử dụng máy đo độ pH Takemura DM-15 đơn giản, không có nhiều nút chức năng. Để tiến hành đo, bạn cắm trực tiếp đầu đo của máy xuống khu vực đất cần đo, giữ trong khoảng 1 phút để máy đọc kết quả. 

GIÁ THAM KHẢO 1.300.000Đ

Máy đo độ pH 300A

Mặc dù có giá thành rẻ và xuất hiện không lâu tại thị trường Việt Nam nhưng máy đo độ pH 300A là dụng cụ đo kiểm tra độ pH trong đất quen thuộc của bà con nông dân. Vừa là sản phẩm có độ bền cao, khả năng đọc kết quả nhanh, dễ sử dụng, tính ổn định cao,..thiết bị thực sự đang là tâm điểm lựa chọn khi muốn kiểm soát độ pH trong đất.

Máy đo độ PH 300A

Máy đo độ pH 300A có 1 đầu thăm dò duy nhất dài 20cm cho phép đo tại các độ sâu khác nhau trong đất. Ngoài đo được độ pH, bút đo này còn được độ ẩm của đất. Qua đó, người dùng đưa ra những phân tích, đánh giá chính xác và kịp thời điều chỉnh phù hợp đảm bảo sự sống, sự sinh trưởng và phát triển cho cây. 

Máy đo pH 300A  còn được tích hợp tính năng tự động tắt sau 5 phút không hoạt đông, giúp tiết kiệm pin và giúp người dùng chủ động hơn. GIÁ THAM KHẢO: 600.000Đ

Bút đo pH trong đất Hanna HI981030

Hanna HI981030 không chỉ đo pH của đất mà còn hoạt động như một bút đo pH thủy canh, thủy sinh với khả năng đo pH nước nhanh chóng. Điểm nổi bật nhất ở sản phẩm chính là điện cực có thể tháo rời và vệ sinh các mảng bám ở junction của điện cực.

Bút đo pH trong đất và nước Hanna HI981030

Đầu dò của máy được thiết kế dạng hình nón giúp người dùng có thể cắm và đo pH trong đất ẩm. Máy đo pH Hanna HI981030 thông minh khi được tích hợp chức năng cảnh báo tình trạng pin, giúp người dùng chủ động thay thế.  Máy có thể vận hành liên tục trong 1000h, tự động tắt sau 8 hoặc 60 phút không hoạt động tùy thuộc vào thiết lập của người dùng. 

GIÁ THAM KHẢO: 2.490.000Đ

Với những chia sẻ hữu ích trên đây, việc đo pH của đất chắc hẳn sẽ không còn quá khó khăn và phức tạp với bạn nữa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc đo độ pH của đất hay các máy đo pH cần giải đáp, hãy liên hệ với Maydochuyendung.com để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề