Bảo hiểm nhân thọ mua ở đâu busan

Quyền lợi bảo hiểm tử vong

Nếu Người được Bảo hiểm tử vong trong thời gian Hợp đồng Bảo hiểm bổ sung này có hiệu lực, Số tiền thanh toán sẽ là Mệnh giá sản phẩm nhân với tỷ lệ phần trăm được xác định như sau:

  • 20% nếu thời điểm tử vong xảy ra từ ngày phát hành hợp đồng đến trước ngày sinh nhật 1 tuổi của Người được Bảo hiểm;
  • 40% nếu thời điểm tử vong xảy ra từ sinh nhật 1 tuổi đến trước ngày sinh nhật 2 tuổi của Người được Bảo hiểm;
  • 60% nếu thời điểm tử vong xảy ra từ sinh nhật 2 tuổi đến trước ngày sinh nhật 3 tuổi của Người được Bảo hiểm;
  • 80% nếu thời điểm tử vong xảy ra từ sinh nhật 3 tuổi đến trước ngày sinh nhật 4 tuổi của Người được Bảo hiểm;
  • 100% nếu thời điểm tử vong xảy ra từ sinh nhật 4 tuổi của Người được Bảo hiểm trở về sau.

Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn

Nếu Người được Bảo hiểm bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn sau khi đủ 4 tuổi, Số tiền bảo hiểm thanh toán là Mệnh giá Sản phẩm. Quyền lợi này được chi trả thành 10 lần trong 10 năm. Nếu người được bảo hiểm tử vong mà quyền lợi này chưa được chi trả xong thì số tiền còn lại sẽ được thanh toán một lần duy nhất.

Quyền lợi chuyển đổi sản phẩm

  • Trong vòng 60 ngày kể từ khi Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc kể từ khi Người được bảo hiểm của sản phẩm bổ sung này tròn 18 tuổi, Người được bảo hiểm của sản phẩm bổ sung này sẽ có quyền chuyển sang một hợp đồng bảo hiểm chính của một trong các sản phẩm Kế hoạch Tài chính Trọn đời hoặc Bảo hiểm Trọn đời do Chubb Life cung cấp với mệnh giá tối đa gấp 2 lần mệnh giá của sản phẩm bổ sung này mà không phải trải qua thẩm định sức khoẻ. Nếu chuyển đổi sang mệnh giá cao hơn thì phải đáp ứng đủ điều kiện thẩm định hiện hành do Chubb Life quy định tại thời điểm chuyển đổi.
  • Sản phẩm không tham gia chia lãi và không có giá trị hoàn lại.
  • Tuổi tham gia bảo hiểm: Từ 0 đến 17 tuổi.
  • Tuổi hết hạn bảo hiểm: 18 tuổi.
  • Mệnh giá tối thiểu là 25.000.000 đồng và tối đa bằng 25% Mệnh giá Sản phẩm của hợp đồng chính nhưng không cao hơn 250 triệu đồng.
  • Định kỳ đóng phí: Theo sản phẩm chính [hàng quý, hàng nửa năm và hàng năm].
  • Được mua kèm sản phẩm chính: Kế hoạch Tài chính Trọn đời – Quyền lợi Toàn diện.

Tài liệu này chỉ cung cấp những thông tin cơ bản. Xin vui lòng liên hệ với Đội ngũ Kinh doanh của Chubb Life hoặc điện thoại đường dây nóng: [08] 3827 8123 để biết thêm chi tiết.

Chubb Life có trách nhiệm giải quyết Quyền lợi Bảo hiểm cho Người nhận Quyền lợi Bảo hiểm trong thời gian ba mươi [30] ngày kể từ ngày nhận được tài liệu đầy đủ và hợp lệ theo yêu cầu của Chubb Life.

Chứng từ chứng minh cho Sự kiện Bảo hiểm

• Trường hợp yêu cầu thanh toán Quyền lợi Bảo hiểm tử vong:

- Giấy chứng tử/ Trích lục Khai tử của Người được Bảo hiểm do Chính quyền địa phương cung cấp [bản sao có chứng thực].

- Hộ khẩu xóa tử của Người được Bảo hiểm [bản sao có chứng thực].

- Bộ Hợp đồng Bảo hiểm gốc.

- Nếu Người được Bảo hiểm tử vong do Tai nạn:

+ Biên bản kết luận điều tra nguyên nhân tử vong do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập [bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

+ Biên bản khám nghiệm tử thi do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập [bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

+ Các chứng từ y tế [Tóm tắt Bệnh án, Giấy ra viện, Đơn thuốc, Hóa đơn...] quá trình điều trị sau khi bị Tai nạn do Bệnh viện cung cấp [Bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

- Nếu Người được Bảo hiểm tử vong do Bệnh:

+ Tóm tắt Bệnh án/ Giấy ra viện/ Các chứng từ y tế cho tất cả lần khám và chữa bệnh ngoại trú/nội trú của Người được Bảo hiểm do các Bệnh viện cung cấp [Bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

• Trường hợp yêu cầu thanh toán Quyền lợi Bảo hiểm thương tật toàn bộ và vĩnh viễn:

- Kết quả Giám định Y khoa do Hội đồng Giám định Y khoa [của trung ương/tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi người bị thương tật đang cư ngụ] thực hiện sau 6 tháng kể từ ngày bị thương tật [bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

- Nếu Người được Bảo hiểm bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn do Tai nạn:

+ Biên bản kết luận điều tra vụ tai nạn do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập [bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

+ Các chứng từ về y tế [Tóm tắt Bệnh án, Giấy ra viện, Đơn thuốc, Hóa đơn...] quá trình điều trị sau khi bị Tai nạn do Bệnh viện cấp [bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

- Nếu Người được Bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do Bệnh:

+ Tóm tắt Bệnh án/Giấy ra viện/Các chứng từ y tế cho tất cả lần khám và chữa bệnh ngoại trú/nội trú của Người được Bảo hiểm do các Bệnh viện cấp [bản chính hoặc có thị thực sao y bảo chính].

Trường hợp yêu cầu thanh toán Quyền lợi Bảo hiểm thương tật do tai nạn [chấn thương nội tạng, chấn thương xương khớp, bỏng, tàn tật]:

- Biên bản kết luận điều tra vụ tai nạn/Bản tường trình tai nạn có xác nhận của cơ quan chính quyền có thẩm quyền [bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

- Phim và kết quả chụp X-quang, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính [CT scan], chụp cộng hưởng từ hạt nhân [MRI].

- Các chứng từ y tế [Tóm tắt Bệnh án, Giấy ra viện, Đơn thuốc, Hóa đơn...] quá trình điều trị sau khi bị Tai nạn do Bệnh viện cấp [bản chính hoặc bản sao có chứng thực].

Trường hợp yêu cầu thanh toán Quyền lợi Bảo hiểm hỗ trợ nằm viện:

- Các chứng từ y tế liên quan đến đợt nằm viện nội trú [bản chính hoặc bản sao có chứng thực]: Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật [trong trường hợp Người được Bảo hiểm có thực hiện phẫu thuật]; Hóa đơn thanh toán viện phí/ Bảng kê chi phí nằm viện; Các kết quả xét nghiệm, nội soi, siêu âm.

- Trong trường hợp cần làm rõ thêm tiền sử bệnh/quá trình điều trị, Chubb Life có thể yêu cầu bổ sung Tóm tắt Bệnh án toàn bộ quá trình điều trị tại các Bệnh viện mà Người được Bảo hiểm đã nằm viện.

Trường hợp yêu cầu thanh toán Quyền lợi Bảo hiểm Bệnh nan y/ Bệnh hiểm nghèo/ Bệnh ung thư:

Các chứng từ y tế liên quan đến chẩn đoán Bệnh nan y/ Bệnh hiểm nghèo/ Bệnh ung thư và các đợt nằm viện nội trú [bản chính hoặc bản sao có chứng thực]: Giấy ra viện, Giấy chứng nhận phẩu thuật [trong trường hợp Người được Bảo hiểm có thực hiện phẫu thuật]; Kết quả sinh thiết/ Kết quả giải phẫu bệnh; Tóm tắt Bệnh án toàn bộ quá trình khám/ điều trị/ nằm viện; Các kết quả xét nghiệm, nội soi, siêu âm; Hóa đơn thanh toán viện phí/ Bảng kê chi phí nằm viện.

• Trường hợp yêu cầu thanh toán trước một phần Quyền lợi Bảo hiểm khi tử vong:

Giấy xác nhận Người được Bảo hiểm có tiên lượng tử vong trong vòng 12 tháng của Bác sĩ điều trị tại một cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Gần đây đã dấy lên những quan ngại liệu rằng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Hàn Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng hai con số trong điều kiện nền kinh tế trì trệ và thị trường ngày càng trở nên bão hòa hay không.

 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Hàn Quốc gồm 9 công ty bảo hiểm đa ngành trong nước, 4 công ty bảo hiểm xe cơ giới, 2 công ty bảo hiểm tín dụng nhà nước, 8 chi nhánh và công ty con nước ngoài. Bảo hiểm cũng được khai thác bởi bưu điện và 76 hợp tác xã chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nghề cá và kinh doanh nhỏ.

 Các công ty bảo hiểm đa ngành trong nước được chia làm hai lớp: Lớp trên bao gồm 5 công ty ban đầu được liên kết với những tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc hay còn gọi là “chaebol”. Tất cả các công ty bảo hiểm đa ngành đều được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc.

 Mặc dù các công ty này đều được định giá một cách công khai, một tỷ lệ lớn cổ phiếu của các công ty này trực tiếp hoặc là gián tiếp thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong gia tộc sáng lập, các công ty cùng tập đoàn, và những đối tượng ủng hộ khác khiến cho các công ty này khó bị thâu tóm.

 Đặc điểm nổi bật của vấn đề sở hữu công ty bảo hiểm là số lượng cổ phiếu do cá nhân, cụ thể là chủ tịch công ty và gia đình của ông ta sở hữu là rất nhiều.

 Lấy ví dụ vào năm 2008, cá nhân sở hữu 54,1% số cổ phiếu của công ty Meritz, 43% cổ phiếu của công ty Dongbu, 42% cổ phiếu của công ty LIG và 33,6% cổ phiếu của công ty Hyundai.

 Chỉ có duy nhất một ngoại lệ đó là trường hợp của công ty Samsung chỉ 4,2% số cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của cá nhân.

 Các công ty bảo hiểm đa ngành thống trị thị trường phi nhân thọ với thị phần 76,7% trong năm 2009. Còn các công ty thuộc lớp thấp hơn thường có năng lực tài chính yếu và dần dần bị thâu tóm bởi các định chế mạnh hơn như: Daehan Fire & Marine bị một consortium thuộc Lotte Hotel thâu tóm năm 2008, và First Fire & Marine bị thâu tóm bởi Hanwha General Insurance năm 2009.

Các công ty kinh doanh một lĩnh vực duy nhất

Có 4 công ty bảo hiểm xe cơ giới, 2 công ty bắt đầu hoạt động như những công ty bảo hiểm thông thường là để tránh “sự va chạm” với hoạt động của bộ phận chính [Hyundai Hicar và Daum Direct], và 2 công ty bắt đầu hoạt động bởi các công ty ngoài thị trường phi nhân thọ [Kyobo Auto và The-K]. Các công ty bảo hiểm nước ngoài nắm cổ phiếu chi phối tại 2 công ty này, chuyển Daun Direct thành Ergo Daun Direct và Kyobo Auto thành Axa General.

 Những vụ thâu tóm này dựa trên niềm tin rằng khai thác bảo hiểm gốc sẽ trở thành một kênh phân phối mạnh đối với bảo hiểm xe cơ giới. tuy nhiên, số liệu cập nhật nhất cho thấy các công ty chuyên một nghiệp vụ duy nhất không chỉ bị thất thoát tiền của mà còn bắt đầu bị thất bại trong việc gia tăng thị phần.

 Do nghiệp vụ kinh doanh chính là bảo hiểm xe cơ giới mang lại lợi nhuận thấp nên Axa General và Ergo Daun Direct đã bắt đầu cung cấp chéo các đơn bảo hiểm con người như hộ gia đình và tai nạn của lái xe cho người tham gia bảo hiểm xe cơ giới. Đây là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch từ kinh doanh một nghiệp vụ duy nhất sang mô hình kinh doanh đa nghiệp vụ.

Sự khác biệt đang dần được xóa mờ

Sự khác biệt giữa các chi nhánh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ tại Hàn Quốc đang mờ dần vì các công ty bảo hiểm phi nhân thọ được phép khai thác các đơn bảo hiểm thuộc loại tiết kiệm dài hạn, niên kim cá nhân và hưu trí. Phí tiết kiệm và đầu tư được xem là nghiệp vụ nhân thọ, trong khi đó phí rủi ro và bổ sung chi phí được xem là dịch vụ phi nhân thọ.

 Mặc dù nghiệp vụ tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe được khai thác bởi cả công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ nhưng chỉ có số liệu thống kê của phi nhân thọ. Năm 2009, thị trường bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc lớn thứ 8 thế giới, thị trường phi nhân thọ lớn thứ 8 thế giới và tổng thể thị trường bảo hiểm Hàn Quốc lớn thứ 10 thế giới.

 Hợp tác xã

 Chỉ 3 trong số các hợp tác xã [the Korea Bus Traffic Pasenger Compensation Association, the National Mutual Aid Association of Chartered Bus Transportation Businesses và the Mutual Aid Society of the GAIN Taxi Association] hiện tại được phép khai thác bảo hiểm trách nhiệm xe ô tô bắt buộc.

Công ty lớn nhất trong số các hợp tác xã, the National Agricultural Co-operation Federation, đang muốn gia nhập thị trường bảo hiểm trách nhiệm xe ô tô bắt buộc như là một cách thâm nhập thị trường bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện lớn hơn rất nhiều. Sự thay đổi luật pháp cần thiết đang được áp dụng bởi sự vận động hành lang của các công ty bảo hiểm thông thường tại quốc hội và có thể sẽ không làm thành luật.

 Các dịch vụ phi nhân thọ được khai thác bởi Bưu điện và các hợp tác xã được qui định bởi các bộ ngành phụ trách các lĩnh vực kinh tế tương ứng.

 Mặc dù số liệu thống kê khó phân tích, nhưng ước tính các hợp tác xã khai thác được phí phi nhân thọ khoảng 3.561.000 tỷ Won [3,23 tỷ USD] trong năm 2008.

 Tuy nhiên do cạnh tranh khốc liệt nên phí bảo hiểm ngắn hạn dường như không tăng trưởng trong vòng 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình trong năm 2006 và 2007 chủ yếu là kết quả của sự gia tăng phí quá hạn của thị trường bảo hiểm xe cơ giới.

 Phí bảo hiểm xe cơ giới giảm trong năm 2008, và doanh thu phí chỉ tăng đối với bảo hiểm hàng hải mà sự sụp đổ của đồng won làm gia tăng giá trị của đồng tiền bản địa trong số phí tính bằng đồng USD.

 Trái lại, phí dài hạn đã thu được lợi nhuận một phần từ sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc – làm tăng lượng tiền tiết kiệm – và cũng thu lợi được một phần từ tăng nhu cầu đối với sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, đặc biệt là những sản phẩm được hoàn trả lại số tiền bệnh nhân đã đóng cho chi phí điều trị tại bệnh viện.

 Bộ phận phát triển nhanh nhất trên thị trường trong năm 2009 là hưu trí doanh nghiệp, doanh thu phí tăng 65,8%.

 Viện nghiên cứu bảo hiểm Hàn Quốc [Kiri] dự đoán phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng 18% trong năm 2010.

 Tốc độ tăng trưởng cao này có thể là do sự phục hồi nền kinh tế Hàn Quốc, sự thắt chặt của thị trường bảo hiểm xe cơ giới và nhu cầu đối với các sản phẩm hưu trí và sức khỏe dài hạn.

Tuy nhiên, dự kiến nền kinh tế sẽ phát triển chậm trong năm 2011 dẫn đến tăng trưởng phí dự kiến giảm còn khoảng 16%, và Kiri không tin rằng tốc độ tăng trưởng trên 10% có thể được duy trì trong trung hạn do sự bão hòa của thị trường. Tình hình này chỉ có thể tránh được nếu như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đưa ra các sản phẩm mới, có nhiều dịch vụ hơn từ các công ty bảo hiểm nhân thọ, tăng trưởng sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và hưu trí hay mở rộng kinh doanh ra nước ngoài.

 Các công ty bảo hiểm nước ngoài

 Năm 2009 các công ty bảo hiểm nước ngoài chỉ chiếm thị phần 3,2% – là một trong số những tỷ lệ thấp nhất của công ty nước ngoài tại một nước phát triển, là do các nhân tố sau:

 Nhu cầu kinh tế kiểm tra nhân tố gì làm hạn chế số lượng các công ty bảo hiểm nước ngoài chỉ bị bãi bỏ vào năm 1997.

  • Các chi nhánh của nước ngoài không khai thác các dịch vụ dài hạn chiếm trên 60% thị trường phi nhân thọ.
  • Việc thu xếp các dịch vụ công nghiệp được quyết định bởi mối quan hệ cổ đông hoặc tập đoàn mà các chi nhánh nước ngoài sẽ bị loại trừ.
  • Các công ty nước ngoài không được phép cung cấp các sản phẩm bảo hiểm con người.
  • Hàn Quốc có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm quốc gia.

 Kết quả là hầu hết doanh thu của các chi nhánh nước ngoài gần đây là từ tái bảo hiểm tạm thời, dịch vụ khách hàng đa quốc gia, bảo hiểm du lịch nước ngoài và các hình thức bảo hiểm trách nhiệm cải tiến mà các công ty bảo hiểm của Hàn Quốc muốn hướng tới.

Trong số các công ty bảo hiểm nước ngoài, Chartis, Federal [Chubb] và Ace American là những công ty mạnh nhất về bảo hiểm tai nạn con người, nghiệp vụ du lịch và trách nhiệm đặc biệt như trách nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp [D&O] và trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ. Do khó khăn trong việc thâm nhập trực tiếp thị trường trong nước nên cả 3 công ty nêu trên đều khai thác một số lượng lớn tái bảo hiểm tạm thời, sử dụng một cách hiệu quả các công ty bảo hiểm lớn của Hàn Quốc như là những nhà phân phối được ủy quyền.

 Chiến lược này đặc biệt hiệu quả với Federal với khoảng 70% doanh thu từ nhận tái bảo hiểm.

 Chartis và Ace American chỉ nhận được khoảng 10% doanh thu từ tái bảo hiểm, và đã lựa chọn hình thức thay thế là thiết lập kênh bán hàng trực tiếp qua điện thoại để khai thác phí trực tiếp trong bối cảnh không có môi giới. Mitsui Sumitomo là một công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhưng vẫn chưa mở rộng ra ngoài Nhật Bản dịch vụ đa quốc gia.

 Đã có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ của các công ty bảo hiểm nước ngoài khi Axa mua phần lớn cổ phần của Kyobo Auto vào năm 2007 và Ergo mua phần lớn cổ phần của Daun Direct vào năm 2008. Tuy nhiên, ngay cả sau khi xảy ra những vụ thâu tóm này, thị phần phí trên thị trường của các công ty do nước ngoài kiểm soát chỉ chiếm 3,2% trong năm 2009 và tăng lên từ tỷ lệ 1,3% của năm 2006.

 Những khó khăn về kỹ thuật

 Với một số trường hợp ngoại lệ, các công ty bảo hiểm Hàn Quốc mang đặc thù bởi khả năng cạnh tranh của mình và không phân biệt các nghiệp vụ mới.

 Thái độ của thị trường trước việc khai thác những hình thức phái sinh từ sự kết hợp giữa những mức giữ lại thấp và hệ thống thông thường mà cho phép các công ty bảo hiểm áp dụng không đúng mức phí chỉ khi họ có được điều khoản từ các công ty tái bảo hiểm tạm thời. Điều này không khuyến khích các công ty bảo hiểm xây dựng mô hình định phí hay kỹ năng khai thác riêng của mình và chuyển những rủi ro của doanh nghiệp sang cho môi giới tái bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm chịu áp lực từ các phòng bán hàng phải có capacity cho mỗi dịch vụ với mức phí thấp nhất có thể.

 Điều này tập trung vào khai thác dịch vụ với mức phí một phần phụ thuộc vào văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, mà có xu hướng điều chỉnh kết quả kinh doanh theo doanh số bán chứ không theo lợi nhuận, và thực tế các chuyên gia bảo hiểm cao cấp có xu hướng được khuyến khích từ thị trường chứ không phải từ việc khai thác dịch vụ.

 Một tác dụng của nỗi ám ảnh của các công ty bảo hiểm với số lượng các dịch vụ mới là khuyến khích sự tăng trưởng “đại lý bảo hiểm phi nhân thọ”, mà gần đây đã trở thành kênh phân phối chủ đạo đối với các nghiệp vụ con người. Các đại lý bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên cơ sở họ bán được càng nhiều sản phẩm cho các công ty bảo hiểm thì họ sẽ kiếm được nhiều hoa hồng hơn.

 Điều này đã làm tăng tỷ lệ chi phí cho các nghiệp vụ xe cơ giới và nghiệp vụ con người dài hạn, mà chiếm trên 85% phí phi nhân thọ. Ví dụ năm 2008 tỷ lệ chi phí của nghiệp vụ xe cơ giới tăng từ 29,8% lên 33,7% trong khi tỷ lệ chi phí cho các nghiệp vụ dài hạn tăng từ 18,7% lên 24,3%.

 Tăng tỷ lệ chi phí đối hai nghiệp vụ này là do tăng đáng kể tỷ lệ tổn thất. Trường hợp bảo hiểm xe cơ giới thì chủ yếu là do tăng tần xuất khiếu nại tổn thất riêng gây nên bởi sự thay đổi trong hệ thống thưởng do không có bồi thường. Đối với các nghiệp vụ dài hạn thì do sự gia tăng bồi thường để bồi hoàn lại chi phí bệnh viện.

 Với trên 85% khả năng gây ra tổn thất, cạnh tranh gia tăng giữa các nghiệp vụ có khả năng sinh lời như thương mại/công nghiệp và trách nhiệm. Tỷ lệ phí giảm 5%-10%/năm, mặc dù những nghiệp vụ phức tạp như D&O đã được định phí ở mức phí phù hợp.

 Nguồn vốn

 Các công ty bảo hiểm Hàn Quốc vốn có nguồn vốn ít đang bị thâm hụt nhiều hơn do những thua lỗ đối với dịch vụ xe cơ giới, đúng lúc mà hệ thống nguồn vốn căn cứ trên rủi ro được bộ phận Dịch vụ giám sát tài chính [FSS] đưa ra – mà có thể sẽ tăng yêu cầu về nguồn vốn của các công ty bảo hiểm thêm 10%-15%.

 FSS cũng đang khuyến khích các công ty bảo hiểm giữ lại nhiều rủi ro ở trong nước hơn, mà sẽ đặt áp lực nhiều hơn đối với nguồn vốn.

 Tỷ lệ đóng góp vào GDP của bảo hiểm phi nhân thọ xét trên giá trị danh nghĩa tương đương với các nước châu Âu như Đức và Áo. Tuy nhiên, nếu dịch vụ riêng biệt được loại trừ khỏi tổng thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 2,49% của GDP. Con số này đã cho thấy mức độ chính xác hơn về tầm quan trọng của việc kinh doanh rủi ro trong nền kinh tế, khiến cho thị trường Hàn Quốc gần giống với các nước đang phát triển như Bungari hay Nga hơn là các nước phát triển của phương Tây và Trung Âu.

 Thật bất ngờ bởi đất nước Hàn Quốc hiện đại, công nghiệp hóa là một nước mới phát triển và những di sản giàu nét văn hóa Khổng tử không bị ảnh hưởng bởi phương Tây. Điều đó có nghĩa là thuyết định mệnh và chấp nhận rủi ro một cách thụ động vẫn là nhân tố thống trị trong quan điểm đối với bảo hiểm. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm thấp có thể minh chứng bằng thực tế trong năm 2009 các công ty bảo hiểm chỉ khai thác được 993.437 đơn bảo hiểm hộ gia đình trong số 16 triệu hộ gia đình.

 Hầu hết các đơn tai nạn con người và hộ gia đình được khai thác trên cơ sở hoàn lại khi đến hạn, cho phép khách hàng sẽ chỉ mua bảo hiểm nếu như họ được nhận lại tiền khi hết hạn đơn bảo hiểm. Thậm chí ngay đối với thị trường các sản phẩm bảo hiểm thương mại, các công ty bảo hiểm phàn nàn rằng khó bán bảo hiểm cho các doanh nghiệp nhỏ, ít nhất là các đơn bảo hiểm trách nhiệm mà sự nhận thức về rủi ro là không có.

 Những thay đổi về xã hội

 Trong dài hạn, các công ty bảo hiểm hy vọng tăng cường các dịch vụ bằng cách tập trung vào hai thay đổi xã hội lớn – dân số đang ngày càng già và sự tăng trưởng nhu cầu giải trí.

 Dân số ngày càng già là hiện tượng mới tại Hàn Quốc đã tạo ra tầng lớp người nhàn rỗi và độc lập về tài chính mà dự kiến có thể sẽ tăng từ tỷ lệ 11% số dân trong năm 2010 lên 34,2% trong năm 2050.

 Dân số đang trong độ tuổi lao động cũng được hưởng thời gian nghỉ kéo dài hơn với một tuần làm việc 5 ngày. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng sử dụng các phương tiện thể thao và du lịch cuối tuần, và cả hai nhân tố này đều dẫn đến sự tăng trưởng của các sản phẩm bảo hiểm phù hợp như đơn bảo hiểm các phương tiện giải trí và đơn bảo hiểm du lịch “Ngày cuối tuần vui vẻ”.

 Mặt khác của vấn đề dân số đang già hơn đó là áp lực đối với hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, điều này cũng khuyến khích dân số trong độ tuổi lao động thiết lập những khoản tiết kiệm dành cho hưu trí riêng và mua những sản phẩm bảo hiểm liên quan đến sức khỏe như ốm nặng, ốm yếu tàn tật lâu dài, chi phí y tế và chăm sóc điều dưỡng. Các sản phẩm chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe là các sản phẩm tăng trưởng chính của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ mặc dù các công ty phải cạnh tranh để dành dịch vụ từ các công ty bảo hiểm nhân thọ có nhiều kinh nghiệm hơn.

 Tại Hàn Quốc không có các công ty bảo hiểm thuộc sở hữu của ngân hàng và cũng không có tập đoàn bảo hiểm nào kết hợp các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Giữa Samsung Life và Samsung Fire & Marine có một vài sự kết hợp là do ảnh hưởng của những cổ đông chung nhưng lại không thiết lập nên một tập đoàn bảo hiểm.

 Tập trung thị trường

 Thị trường bảo hiểm Hàn Quốc thống trị bởi bốn công ty lớn với thị phần chiếm 69,1% trong năm 2009. Samsung chiếm thị phần 26,3%, Hyundai, Dongbu và LIG mỗi công ty chiếm thị phần tương đương nhau trong khoảng từ 13,7% đến 15,3%. Tỷ lệ cao này là do kế thừa từ những ngày mà thị phần của một công ty bảo hiểm tương quan với qui mô của các công ty mẹ.

 Thị phần của 5 công ty đứng đầu tăng đến mức cao nhất là 79,7% trong năm 2005, chủ yếu là do các công ty lớn đã tận dụng tốt việc bãi bỏ định phí và cũng do “chuyển sang chú trọng đến chất lượng” kể từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1998. Thị phần của 5 công ty dẫn đầu sụt giảm kể từ năm 2005 đến nay và do Samsung mất thị phần trong một thời gian dài [giảm từ mức 32,4% trong năm 2005 xuống còn 24,8% trong năm 2009]. Một phần là do Samsung phải miễn cưỡng làm việc với các đại lý phi nhân thọ.

 Thị phần của 10 công ty đứng đầu sụt giảm từ năm 2005 – 2008 đã phần nào phản ánh sự gia tăng số lượng các công ty bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường.

 Tuy tốc độ tăng trưởng của các công ty bảo hiểm gốc gần đây đã chậm lại, một số các công ty xếp ở mức trung bình như Hanwha, Heungkukand Lotte có tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình, hoặc là do hoạt động mua lại và sáp nhập hoặc do tăng tỷ lệ tham gia của thị trường dài hạn.

 Tái bảo hiểm

 Mặc dù độc quyền tái bảo hiểm đã bị hủy bỏ trong năm 1997 nhưng Korean Re vẫn tiếp tục thống trị thị trường, khai thác khoảng 72% phí tái bảo hiểm trong năm 2009. Korean Re khai thác hợp đồng tài sản tỷ lệ cho các công ty nhượng tái trong nước trừ LIG và khai thác các hợp đồng thân tàu và trách nhiệm cho tất cả các nhà nhượng tái không có ngoại lệ.

 Sự thành công của Korean Re có thể là do truyền thống đoàn kết của thị trường cũng như là khả năng tận dụng lượng phí chuyển nhượng tái bảo hiểm lớn để có được các điều khoản hợp đồng cạnh tranh cho các công ty bảo hiểm gốc.

 Thị trường tái bảo hiểm trong nước đã tăng về qui mô và sự đa dạng kể từ năm 2002 đến nay do FSS đã hỗ trợ các nhà tái bảo hiểm nước ngoài nâng những văn phòng đại diện lên thành các chi nhánh và có được các dịch vụ thông qua các chi nhánh này.

 Do có sự can thiệp của cơ quan giám sát này nên Munich Re, Swiss Re, Gen Re, Scor Re và RGA Re đều triển khai kinh doanh tại Seoul để cung cấp capacity chuyển nhượng tái bảo hiểm cho Korean Re và cũng để cạnh tranh với Korean Re dành tái bảo hiểm trong nước.

 Mặc dù các công ty tái bảo hiểm nước ngoài đã đầu tư thiết lập hoạt động tại Hàn Quốc nhưng đã không thành công trong việc dành được nhiều dịch vụ từ Korean Re hay áp đặt những điều khoản chặt hơn đối với các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm của Korean Re.

 Trái lại, các công ty tái bảo hiểm trong nước đang phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gia tăng từ những trung tâm tái bảo hiểm khu vực như Hong Kong và Singapore, những trung tâm này không chỉ có mục tiêu tỷ số sinh lời thấp hơn các đối thủ đến từ châu Âu mà còn có lợi thế về chi phí.

 Kể từ ngày 01/4 tất cả các công ty đều phải tính toán biên khả năng thanh toán sử dụng hệ thống nguồn vốn căn cứ theo rủi ro mới [RBC]. Hệ thống này cũng được áp dụng đối với các công ty bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm, ngoại trừ phụ phí rủi ro bảo hiểm mà bảo hiểm cho các rủi ro của các công ty đã định phí quá thấp các sản phẩm bảo hiểm hay ước tính thấp dự phòng bồi thường.

 Những nghiệp vụ khác nhau có mức phụ phí khác nhau được áp dụng với doanh thu phí giữ lại và dự phòng bồi thường của các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm.

 Trường hợp các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp, phí và phụ phí dự phòng bồi thường khác nhau phụ thuộc vào nghiệp vụ đó là hợp đồng tỷ lệ với hoa hồng nhượng tái có thể thay đổi hay là hợp đồng tỷ lệ với hoa hồng nhượng tái cố định hay hợp đồng phi tỷ lệ.

 Kênh phân phối

 Kênh phân phối bảo hiểm chủ yếu là do đại lý, môi giới và các phòng sản xuất trong công ty của các công ty bảo hiểm [các môi giới là các đại lý bị ràng buộc với chức năng chính là giới thiệu những khách hàng tiềm năng với các công ty bảo hiểm]. Phòng sản xuất đảm nhiệm các dịch vụ của doanh nghiệp, trong khi các đại lý và các môi giới tập trung vào các nghiệp vụ xe cơ giới và con người trong dài hạn.

 Do tính ưu việt của mối quan hệ giữa các công ty bảo hiểm gốc và đại lý nên môi giới chiếm thị phần không đáng kể.

 Hàn Quốc đang phát triển hệ thống đa kênh phân phối mà sẽ dần dần giảm sự tham gia của đại lý và môi giới.

 Sự giảm dần vai trò của đại lý và môi giới lớn nhất là đối với thị trường bảo hiểm xe cơ giới mà đã có 4 công ty bảo hiểm được thành lập và hầu hết các công ty bảo hiểm khác đều đưa ra những mức giảm giá cho các đơn bảo hiểm gốc. Khai thác trực tiếp chiếm thị phần 21,7% phí bảo hiểm xe cơ giới trong quí II/2010 nhưng hiện nay đang bị giảm sút do gia tăng cạnh tranh từ 5 công ty bảo hiểm đa ngành dẫn đầu.

 Bancassurance

 Ngân hàng chiếm thị phần trên 5%, chủ yếu là ở các nghiệp vụ dài hạn kể từ khi các ngân hàng lần đầu tiên được phép bán bảo hiểm vào năm 2003. Tuy nhiên, trong tương lai ngân hàng sẽ bị thu hẹp hoạt động trong lĩnh vực này do chính phủ ban hành quyết định không cho phép ngân hàng bán bảo hiểm xe cơ giới.

 Bancassurance phát triển chậm tại Hàn Quốc do những hạn chế luật pháp về quyền sở hữu chéo của các ngân hàng và công ty bảo hiểm và cũng có những quan ngại các ngân hàng sẽ khai thác khách hàng một cách không công bằng.

 Vận động các kênh phân phối bảo hiểm truyền thống mà thường coi bancassurance là mối đe dọa cũng đã phát huy hiệu quả. Năm 2008 ngân hàng có doanh thu phí đạt 1,99 nghìn tỷ Won, chiếm 5,3% tổng phí phi nhân thọ.

 Sự kết hợp giữa ngân hàng và tiết kiệm và sự hấp dẫn của mức hoa hồng cao đồng nghĩa với các đơn dài hạn chiếm khoảng 95% doanh số bán sản phẩm bancassuance. Tính đến 31/3/2009, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sở hữu 296 thỏa thuận bancassurance, trong đó 139 thỏa thuận với ngân hàng, 52 thỏa thuận với các công ty chứng khoán, 96 thỏa thuận với các công ty tiết kiệm tương hỗ và 9 thỏa thuận với các công ty thẻ tín dụng.

 FSS thường hỗ trợ các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm riêng biệt. Các công ty bảo hiểm không được phép thành lập các các công ty tài chính mà có một ngân hàng trong số các công ty con hay cũng không được phép trực tiếp sở hữu ngân hàng.

 Ngân hàng được phép thiết lập các công ty con bảo hiểm nhưng chưa có ngân hàng nào làm như vậy. Mặc dù được pháp luật cho phép nhưng vẫn chưa có công ty tài chính thiết lập công ty con hoạt động cả trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm.

 Đại lý và môi giới

 Tại Hàn Quốc gần đây có sự xuất hiện của “đại lý bảo hiểm phi nhân thọ” – các công ty đại lý độc lập bán các đơn bảo hiểm xe cơ giới và các sản phẩm bảo hiểm dài hạn cho trên một công ty bảo hiểm.

 Trên thị trường đang có hiện tượng tăng chi phí mua lại và luồng tiền do thanh toán hoa hồng trước, tỷ lệ hủy bỏ cao, trục lợi bảo hiểm và bán nhầm sản phẩm. Do đó, FSS đã từ bỏ kế hoạch đưa ra kênh trung gian và đang xem xét lại hệ thống hoa hồng đối với các nghiệp vụ dài hạn. Môi giới bảo hiểm là hình thức mới tại Hàn Quốc. Môi giới trong nước được phép đăng ký hoạt động lần đầu tiên vào ngày 01/4/1997 và môi giới nước ngoài được phép đăng ký hoạt động từ ngày 01/4/1998.

 Có gần 85 môi giới bảo hiểm trong nước chủ yếu hoạt động trong các nghiệp vụ con người và 16 môi giới nước ngoài gồm Marsh, Aon, Willis, JLT, 3K Inc [đại diện cho Cooper Gay] và Lockton Companies [Korea] Inc. Hầu hết là thành viên của Hiệp hội Môi giới bảo hiểm Hàn Quốc.

 Môi giới trong nước thường hoạt động với qui mô nhỏ với khoảng gần 10 nhân viên. Những môi giới đứng đầu xếp theo qui mô là Marsh, Aon, Komill Global, Willis và JLT mặc dù xếp hạng này căn cứ trên tái bảo hiểm và doanh thu hoa hồng bảo hiểm gốc.

 Năm 2008 môi giới chiếm 0,8% phí phi nhân thọ. Tỷ lệ thấp này có thể là do các nguyên nhân:

 Hầu hết khách hàng chỉ hứng thú với mức phí bảo hiểm thấp và không mấy quan tâm đến các dịch vụ giá trị gia tăng như quản trị rủi ro.

  • Mặc dù FSS đã triển khai xử lý việc giảm phí, các thỏa thuận mua bán lén vẫn diễn ra giữa các công ty bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và đại lý mà môi giới không thể tham gia. Môi giới cũng khó tham gia vào các mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và tư vấn bảo hiểm truyền thống. Điều này đặc biệt đúng trong các trường hợp mà đại lý có quan hệ với chủ tịch công ty.
  • Môi giới không thể phản kháng lại các công ty bảo hiểm hàng đầu bằng cách theo sau các khách hàng lớn. Nguồn dịch vụ trong nước an toàn duy nhất là các công ty không được bảo hiểm và các nghiệp vụ không được phát triển.
  • Điều bất lợi cho các môi giới quốc tế là các nguyên tắc đạo đức mà đã hạn chế số lượng dành cho các hoạt động giải trí và khó có thể xây dựng các mối quan hệ cá nhân với đối tượng khách hàng tiềm năng.

 Mặc dù một số tập đoàn đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết của kỹ năng thiết kế chương trình bảo hiểm đặc biệt, nòng cốt của các công việc môi giới quốc tế vẫn là cung cấp các dịch vụ đa quốc gia và môi giới tái bảo hiểm tạm thời.

 Hoạt động nòng cốt của môi giới đôi khi còn là sự trợ giúp về mặt kỹ thuật cho các công ty bảo hiểm hay khách hàng. Môi giới ngày càng có nhiều cơ hội với những nguy cơ rủi ro mang tính quốc tế mà đại lý không thể đảm nhận và với những nghiệp vụ đặc biệt như bảo hiểm giá trị dư.

 Tuy nhiên dù môi giới có làm được bao nhiêu việc cho các chi nhánh của các tập đoàn của Hàn Quốc đi chăng nữa thì cũng không được phép tiếp cận các chương trình trong nước. Tình hình này khó có thể thay đổi cho đến khi thế hệ trẻ của Hàn Quốc – những người sẽ giải quyết vấn đề môi giới sẽ nắm giữ những vị trí quản lý cấp cao tại Hàn Quốc.

 [Theo Insu. Day – 24/3/11]

Video liên quan

Chủ Đề