Bảo hiểm thất nghiệp 2023

(HNM) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 19/2022/ QĐ-TTg ngày 22-9-2022 quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024.

Quyết định quy định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 8-12-2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội: Trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 3,5% tiền đóng bảo hiểm y tế, được trích từ quỹ bảo hiểm y tế; trong đó, năm 2022 tối đa 3,55%, năm 2023 tối đa 3,5% và năm 2024 tối đa 3,45%. Dự toán chi phí quản lý bảo hiểm y tế hằng năm được xác định theo mức chi phí quy định tại khoản này tính trên dự toán thu tiền đóng bảo hiểm y tế hằng năm.

Quyết định quy định mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan bảo hiểm xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định được áp dụng đối với các đối tượng sau đây trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10-11-2022 và được áp dụng cho các năm tài chính từ năm 2022 đến hết năm 2024. Riêng việc chi trả tiền lương tăng thêm 0,8 lần thực hiện theo quy định trên.

Kể từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng được tăng thêm 6% theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Vậy, tiền lương tháng dùng để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp từ sau ngày này sẽ có sự thay đổi như thế nào? Mời Quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:

>> Mức phạt vi phạm về đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

>> Thời gian và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

>> Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2022

>> Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Bảo hiểm thất nghiệp 2023

1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Theo Điều 58 Luật Việc làm 2013 quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động như sau:

- Đối với người lao động (NLĐ) thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (Tiền lương tháng theo mức lương cơ sở).

Lưu ý: Nếu mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng.

- Đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định: tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (Tiền lương tháng theo mức lương tối thiểu vùng).

Lưu ý: Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng.

2. Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/7/2022

Từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động được tăng thêm 6% theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

- Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng;

- Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng;

- Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng; và

- Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Do đó, mức lương tính đóng BHTN kể từ ngày này sẽ tăng lên theo từng địa bàn áp dụng.

Quý thành viên có thể tra cứu địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng hiện nay tại đây.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Như vậy, mức lương đóng BHTN tối đa đối với từng vùng kể từ ngày 01/7/2022 được áp dụng như sau:

- Vùng I: 93.600.000 đồng/tháng;

- Vùng II: 83.200.000 đồng/tháng;

- Vùng III: 72.800.000 đồng/tháng;

- Vùng IV: 65.000.000 đồng/tháng.

Trên đây là quy định về Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/7/2022 Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý

- Luật Việc làm 2013;

- Nghị định 38/2022/NĐ-CP;

- Quyết định 595/QĐ-BHXH.