Bé máy tháng an được rau mồng tơi

Trong các thực phẩm chế biến cho các bé ăn dặm, không thể bỏ qua các loại rau. Bởi trong các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu dành cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Đặc biệt các các bé mới bắt đầu ăn dặm. Có thể chưa được ăn thịt nhưng có thể ăn các loại rau lành tính. Vậy, bé 6 tháng tuổi ăn được loại rau gì?

Vai trò của rau trong giai đoạn ăn dặm của trẻ

Bé máy tháng an được rau mồng tơi
Rau có vai trò quan trọng trong việc cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Rau là thực phẩm cần thiết cho cơ thể mà mẹ không được bỏ qua cho các bé. Kể cả các bé trong giai đoạn ăn dặm cũng rất cần phải ăn rau. Trong rau chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vậy, cụ thể vai trò của rau trong giai đoạn ăn dặm là gì? Rau có lợi ích như thế nào đối với cơ thể của các bé?

*Giúp các bé chống lại bệnh tật:

-Chế độ ăn rau hợp lý giúp cơ thể chống lại một số căn bệnh mãn tính như là béo phì hay tiểu đường. Đây là 2 căn bệnh mà trẻ em đang gặp phải rất nhiều. Hầu hết các bé hiện nay đươc ăn uống đầy đủ và ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh. Vậy nên số trẻ em mắc bệnh béo phì và tiểu đường tăng nhanh. Nếu cha mẹ cho con em ăn uống kết hợp ăn rau củ hợp lý sẽ hạn chế được nhiều bệnh tật. Đặc biệt là 2 loại bệnh kể trên.

*Bổ sung nước cho cơ thể:

-Phải công nhận rau củ quả cung cấp một lượng nước rất lớn cho cơ thể. Bên cạnh việc bạn uống nước hằng ngày bạn cũng cần kết hợp với việc ăn rau củ hợp lý. Thậm chí có những loại rau củ cung cấp nước nhiều hơn nếu ta thường xuyên ăn chúng. Đặc biệt là các loại rau như cà rốt, rau diếp, củ cái, bông cải xanh.

*Cung cấp chất xơ cho cơ thể:

Nhắc đến rau củ quả không thể không kể đến chất xơ. Rau củ quả chứa một lượng chất xơ dồi dào. Giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh và ngăn chặn tình trạng táo bón. Đặc biệt, khi bạn cho bé ăn một chế độ nhiều chất xơ còn giúp hệ tim phát triển khỏe mạnh. Ngăn ngừa tình trạng cholesterol.

Bé 6 tháng tuổi ăn được rau gì?

Rau củ quả tốt là vậy. Thế nhưng, với bé 6 tháng tuổi không phải loại rau nào bé cũng có thể ăn được. Vì vậy, dưới đây mình xin chia sẻ một số loại rau bổ dưỡng và lành tính mà bé 6 tháng tuổi có thể ăn được.

*Rau đay:

Rau đay được cho là loại rau lành tính dành cho các bé trong gia đoạn bắt đầu ăn dặm. Thành phần của rau đay chứa nhiều chất xơ, sắt và canxi. Đây là 3 chất dinh dưỡng không thể thiếu trong sự phát triển của bé. Đặc biệt là phát triển về thể chất và trí não. Mẹ có thể nhặt và rửa sạch rau, sau đó xay nhuyễn và rây mịn rồi cho vào nấu bột cho bé. Sẽ tạo ra hỗn hợp bột và có chút nhơn nhớt do đặc tính của rau đay. Vì vậy khi nấu bột với rau đay mẹ nên nấu loãng thôi cho bé dễ nuốt.

*Rau mồng tơi:

Bé máy tháng an được rau mồng tơi
Rau mồng tơi lành tính phù hợp với các lứa tuổi

Được lọt vào top 1 các loại rau dành cho bé mới tập ăn dặm. Nghe thôi đã đủ biết có lành tính hay không rồi phải không nào! Rau mồng tơi rất lành và không gây dị ứng khi bé ăn. Giàu chất dinh dưỡng, nhất là sắt. Ngoài ra còn có chất chống oxy hóa cao. Vì mồng tơi là loại rau có tính hàn, làm mát cơ thể từ bên trong. Vì vậy mà khi bé bị ốm hoặc cảm lạnh thì mẹ không nên cho bé ăn đâu nhé!

*Rau ngót:

Rau ngót không được gọi là loại rau lành tính vì nó rất hại nếu dùng cho phụ nữ có thai. Thế nhưn, đối với các em bé trong giai đoạn ăn dặm lại hoàn toàn có thể ăn được rau ngót. Thành phần trong rau ngót có chứa chất đạm, chất xơ, và các loại vitamin rất tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ nên chọn loại rau ngót ta, lá nhỏ ăn sẽ bở và không bị dai. Hơn nữa, khi chế biến rau ngót mẹ nên rửa sạch, vò thật kỹ rồi xay nhuyễn và rây mịn để nấu bột cho bé ăn.

*Hành tây:

Trong hành tây có chứa kháng sinh tự nhiên rất tốt cho dạ dày. Giúp dạ dày của bé được kháng khuẩn một cách tự nhiên, khiến hệ tiêu hóa của bé được tốt hơn. Hành tây khi nấu lên có mùi hành hôi nên có thể lần đầu bé sẽ chưa quen. Vậy nên mẹ hãy cho 1 chút một để bé cảm nhận từ từ nhé!

*Bông cải xanh:

Trong bông cải xanh chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Hỗ trợ toàn diện hệ tiêu hóa của trẻ. Giúp trẻ hạn chế được tình trạng táo bón và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bông cải xanh khá dễ chế biến. Mẹ có thể thái mỏng hấp chín rồi xay nhuyễn nấu với bột cho bé ăn.

Lưu ý khi lựa chọn và chế biến rau cho các bé ăn dặm

Khi lựa chọn và chế biến rau cho bé ăn dặm với bột mẹ cần lưu ý những điều sau:

-Lựa chọn loại rau sạch, không phun thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn cho bé nhà bạn.

-Lựa chọn rau tươi, sạch. Không lựa chọn loại rau ôi, đã ngả vàng cho bé ăn.

-Khi chế biến các loại rau mẹ nên chọn các loại lá để bé dễ ăn. Không nên chọn các cọng rau sẽ khiến bé khó nuốt có thể nôn ọe khi ăn.

-Tất cả các loại rau khi đun nấu chỉ nên đun chín vừa tới. Không nên đun chín quá sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong rau. Hơn nữa có thể gây mùi nồng, mất vị ngon của rau.

-Mẹ nên thay đổi đa dạng các loại rau. Không nên ăn mãi 1 món rau sẽ khiến trẻ cảm thấy chán và có ác cảm với loại rau đó.

Kết luận

Rau là thực phẩm cần thiết trong giai đoạn bé ăn dặm. Các món ăn dặm của bé kèm thèm các loại rau sẽ thật ngon và bổ dưỡng biết mấy. Các mẹ hãy lưu ý để lựa chọn những loại rau tốt và lành nhất cho bé 6 tháng tuổi nhé!

Bài viết tham khảo:

–Bé 6 tháng ăn dặm cần lưu ý những điều gì?

–Bé 9 tháng ăn dặm như thế nào cho đúng?

NGŨ CỐC AN KHANG

Mùa hè, rau mồng tơi lên từng đọt non xanh mơn mởn. Mẹ đừng bỏ lỡ món rau ngon bổ này cho món ăn dặm của con.

Bé bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm, hẳn mẹ sẽ vô cùng băn khoăn không biết cho con ăn món gì đầu tiên, món gì lành nhất, dễ ăn nhất cho bé làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Xin mách mẹ một món rau ngon bổ, vô cùng quen thuộc, dễ kiếm mà lại thích hợp cho các bé tuổi ăn dặm: rau mồng tơi.

Khi nào bé có thể ăn được mồng tơi?

Mồng tơi rất lành, hầu như không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Chỉ cần bé đến khoảng 6 tháng tuổi, tập ăn dặm là mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn mồng tơi. Tuy nhiên, rau mồng tơi tính mát lạnh lại nhuận tràng, cần tránh cho bé ăn khi bé bị cảm lạnh, tiêu chảy. Nếu cố tình ăn khi đang mắc những chứng bệnh này, bệnh sẽ càng trầm trọng thêm.

Bé máy tháng an được rau mồng tơi

Lợi ích của rau mồng tơi:

- Giàu chất dinh dưỡng

Mồng tơi có lá màu xanh đậm, một biểu hiện của rau giàu vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất trong mồng tơi là hàm lượng sắt, vitamin A, folate và các chất chống ô-xi hóa rất cao...

- Thanh nhiệt cơ thể

Mồng tơi tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể, là món ăn được cả người lớn và trẻ nhỏ ưa chuộng vào mùa hè.

- Nhuận tràng, chống táo bón

Ăn rau mồng tơi thường xuyên còn có tác dụng nhuận tràng và trị táo bón rất tốt vì nó chứa nhiều chất xơ, chất nhầy tốt cho tiêu hóa.

Bé máy tháng an được rau mồng tơi

Gợi ý một số món ăn dặm từ rau mồng tơi cho bé

Cháo cua rau mồng tơi

Nguyên liệu: 20gr bột gạo, 10gr rau mồng tơi, 20gr thịt cua, gia vị.

Cách làm: Rau mồng tơi rửa sạch, băm nhuyễn. Đun nóng dầu ăn trong nồi, cho thịt cua vào xào qua. Đổ 200ml nước vào nấu sôi, nêm ít muối, bột ngọt cho vừa ăn. Cho bột gạo, rau mồng tơi vào nồi nước cua khuấy đều đến khi chín rồi bắc xuống. Múc ra chén, thêm một ít dầu ăn dành cho trẻ là xong.

Bé máy tháng an được rau mồng tơi

>> Xem và lưu lại công thức: Cháo cua rau mồng tơi

Cháo cá nấu đọt mồng tơi

Nguyên liệu: 50gr cá lóc, 10gr bơ lạt, 1 chén cháo, 50gr rau mồng tơi, hành tím băm, gia vị.

Cách làm: Phi lê cá rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước. Ướp nước mắm, đường cho ngấm gia vị. Rau mồng tơi lấy phần đọt rau ngâm vào nước muối pha loãng từ 5-7 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước. Làm tan bơ, phi hành tím băm rồi cho cá vào xào chín. Đổ một chén nước vào đun sau đó cho rau mồng tơi vào nêm hạt nêm, đường, bột ngọt sao cho vừa ăn. Dùng máy xay nhuyễn cháo, cá sau đó bắc lên bếp nấu sôi. Cho ra bát và thêm một muỗng dầu ăn dinh dưỡng cho bé.

Bé máy tháng an được rau mồng tơi

>> Xem và lưu lại công thức: Cháo cá nấu đọt mồng tơi

Nhanh tay thêm rau mồng tơi vào thực đơn ăn dặm cho bé nhé!

Có thể bạn quan tâm: