Beệnh tình dục bao lâu phát tác

_

BỆNH LẬU

[Gonorrhoea]

ICD-10 A54: Gonococcal infection
Bệnh lậu thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm .

1. Đặc điểm của bệnh
1.1. Định nghĩa ca bệnh:
- Ca bệnh lâm sàng: Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn sinh dục - tiết niệu, hậu môn, họng do lậu cầu [Neisseria gonorhoeae] là một song cầu Gram [-], chỉ có vật chủ là người. Bệnh thường lây trực tiếp khi tiếp xúc tình dục.
+ Bệnh lậu ở nam [Viêm niệu đạo do lậu] Thời gian ủ bệnh: 3-5 ngày. Biểu hiện: mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh, đái buốt, có thể kèm theo đái dắt. Viêm toàn bộ niệu đạo: đái dắt, đái khó kèm theo sốt, mệt mỏi. Biến chứng: Viêm mào tinh hoàn thường bị một bên và biểu hiện sưng nóng, đỏ đau kèm theo sốt. Nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh. Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh. + Bệnh lậu ở phụ nữ [viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo do lậu] Đặc điểm bệnh lậu ở phụ nữ không biểu hiện triệu chứng rõ ràng mà thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh [trên 50% trường hợp] vì vậy họ không biết mình bị bệnh nên dễ lây lan cho người khác. Biểu hiện cấp tính: đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi. Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới. Khám thấy cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu. Mủ chảy ra từ ống cổ tử cung. Có thể thấy niệu đạo đỏ, có mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ có dịch đục. Biến chứng: Viêm tuyến Skène, tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, buồng trứng và viêm hố chậu có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh, viêm hậu môn, trực tràng. - Ca bệnh xác định: Bệnh lậu được xác định khi nhuộm Gram  thấy có song cầu bắt màu Gram [-] nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính và nuôi cấy phân lập được lậu cầu. Hiện nay, có thể phát hiện lậu cầu bằng kỹ thuật PCR với độ nhạy và đặc hiệu cao.

1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: viêm niệu đạo nam và viêm cổ tử cung ở nữ do nhiễm Chlamydia trachomatis và viêm niệu đạo không do lậu do các tác nhân gây bệnh khác.


1.3. Xét nghiệm: - Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy dịch hoặc mủ cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn và các tuyến Skène, Bartholin ở phụ nữ. Lấy mủ niệu đạo ở nam giới. Có thể lấy nước tiểu ly tâm lấy cặn. - Phương pháp xét nghiệm: + Làm tiêu bản nhuộn Gram soi kính hiển vi. + Phân lập vi khuẩn trên môi trường chuyên biệt với vi khuẩn lậu như môi trường Thayer Martin và làm kháng sinh đồ.

2. Tác nhân gây bệnh


- Tên tác nhân: Neisseria gonorhoeae - Hình thái: Lậu cầu khuẩn là một song cầu Gram [-] có hình hạt đậu, kích thước 0,8-1mm, không di động, không tạo nha bào, phát triển thành đôi với mặt dẹt quay vào nhau, thường thấy trong bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính. - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: lậu cầu dễ bị diệt bởi nhiệt độ, môi trường khô và bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.

3. Đặc điểm dịch tễ học: Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ gây lậu mắt trẻ sơ sinh, các lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm. Bệnh lậu hay gặp ở người trẻ tuổi, trong độ tuổi hoạt động tình  dục mạnh. Theo báo cáo của Viện Da liễu Quốc gia, tỷ lệ người có độ tuổi từ 15 - 49 mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, trong đó có bệnh lậu là từ  93 - 98% [Thống kê từ 1995-2007]. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh lậu ở một số đối tượng dân cư tại Hà Nội năm 2003 cho thấy phụ nữ hành nghề mại dâm là 3%, nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 2% và bệnh nhân nam đến khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 2,5%. Bệnh hay gặp ở các đô thị, vùng đông dân cư. Tỷ lệ nam mắc bệnh sau một lần quan hệ tình dục với nữ bị bệnh lậu qua đường âm đạo là khoảng 20 - 30%, tỷ lệ này đối với nữ khi quan hệ tình dục với nam bị bệnh là 60 - 80%. Sử dụng bao cao su đúng cách sẽ phòng được mắc bệnh lậu.


4. Nguồn truyền nhiễm bệnh
- Ổ chứa: Người là vật chủ duy nhất của bệnh lậu. Lậu cầu khu trú trong bộ phận sinh dục-tiết niệu của người bệnh và lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Nam giới, lậu cầu khư trú chủ yếu ở niệu đạo. Nữ giới, lậu cầu có ở cổ tử cung, niệu đạo, các tuyến Skène, Bartholin. Cả hai giới, lậu cầu có thể khư trú ở trực tràng, họng. - Thời gian ủ bệnh: Thông thường bệnh lậu có thời gian ủ bệnh ngắn từ 2 - 5 ngày, dao động trong khoảng 1 - 14 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Bệnh lậu có thể lây khi người bệnh đang trong thời gian ủ bệnh khi chưa có triệu chứng và rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lậu nhưng không có triệu chứng bệnh, đó chính là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng. 

5. Phương thức lây truyền: Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và miệng họng. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ gây lậu mắt trẻ sơ sinh, các lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm.


6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Bệnh lậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam và nữ. Bệnh lậu không có miễn dịch, hiện chưa có vắc xin  phòng bệnh lậu.
7. Các biện pháp kiểm soát bệnh
7.1.Biện pháp dự phòng: Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ về tình dục lành mạnh, tình dục an toàn để phòng nhiễm bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, trong đó có HIV/AIDS. Bao cao su có hiệu quả trong phòng mắc bệnh lậu khi dùng đúng cách.
7.2. Biện pháp chống dịch: - Tổ chức: bệnh lậu không gây thành dịch, do vậy chủ yếu thực hiện các biện pháp chuyên môn để phòng chống bệnh. - Chuyên môn: + Bệnh nhân mắc bệnh lậu khi đến các cơ sở y tế được khám, điều trị, tư vấn và giữ bí mật. + Bệnh nhân lậu không có chế độ cách ly. + Phòng chống bệnh: tăng cường khám phát hiện và điều trị các trường hợp mắc bệnh qua lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, màng lưới y tế đa khoa các cấp, hợp tác với y tế tư nhân. Các đối tượng có hành vi nguy cơ cao như phụ nữ hành nghề mại dâm, người nghiện ma tuý, khách làng chơi cần được giáo dục sức khoẻ, khám điều trị.

7.3. Nguyên tắc điều trị: Điều trị theo hướng dẫn quốc gia phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị cho cả bạn tình của bệnh nhân. Đối với các cơ sở y tế không chuyên khoa và tuyến y tế cơ sở, quận huyện không có xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo tiếp cận hội chứng; đối với cơ sở chuyên khoa, các cơ sở y tế có xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo căn nguyên.

Phác đồ điều trị  lậu không biến chứng : Dùng một trong các loại thuốc sau: - Cefixim  uống liều duy nhất 400 mg, hoặc - Cetriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc - Spectinomycin 2 gam tiêm bắp liều duy nhất, hoặc - Cefotaxim 1gam tiêm bắp liều duy nhất. Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị nhiễm chlamydia: - Azithromycin 1gam uống liều duy nhất, hoặc - Doxycyclin 100 mg uống 2 viên/ngày trong 7 ngày, hoặc - Tetracyclin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc - Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.

Chú ý: Không dùng Doxycyclin và Tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú.


7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Không có chế độ kiểm dịch y tế biên giới đối với bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Admin

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục [STDs], còn gọi là các bệnh nhiễm qua đường tình dục [STIs], do nhiều vi sinh vật khác nhau về kích thước, chu kỳ sống, triệu chứng và sự nhạy cảm với các phương pháp điều trị hiện có gây ra.

Các bệnh STD do vi khuẩn bao gồm

  • Bệnh giang mai Bệnh giang mai

  • Bệnh lậu Bệnh lậu

  • Hạ cam Hạ cam

  • Bệnh hột xoài Bệnh hột xoài [LGV]

  • U lympho bướu cổ U hạt bẹn

  • Nhiễm Chlamydia, mycoplasmal, và ureaplasmal Nhiễm Chlamydia, Mycoplasmal, và Ureaplasmal

Vi rút STD bao gồm

  • Mụn cóc sinh dục và hậu môn tràng Nhiễm vi rút gây u nhú ở người

  • Herpes sinh dục Nhiễm HSV ở niêm mạc

  • U mềm lây [gây ra bởi vi rút Molluscum contagiosum] U mềm lây

  • nhiễm HIV Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người

Nhiễm trùng ký sinh có thể lây truyền qua đường tình dục bao gồm

  • Trichomonas Bệnh do trichomonas [gây ra bởi nguyên sinh vật]

  • Bệnh ghẻ Bệnh ghẻ [do bọ ve gây ra]

  • Pediculosis pubis Rận mu Bệnh chấy rận có thể nhiễm ở da đầu, thân mình, mu, và lông mi. Chấy da đầu được lây qua tiếp xúc gần; rận cơ thể được lây trong điều kiện sống chật chội... đọc thêm [gây ra bởi lice]

Nhiều bệnh nhiễm trùng khác không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục [STDs] - bao gồm bệnh do salmonella Tổng quan về nhiễm trùng Salmonella , bệnh do shigella Bệnh lỵ , bệnh do campylobacter Campylobacter và Nhiễm trùng liên quan , bệnh do amip Nhiễm amip , bệnh do giardia Bệnh do nhiễm Gardia , viêm gan Tổng quan về Viêm Gan Vi-rút Cấp [A, B, và C], và nhiễm cytomegalovirus Nhiễm Cytomegalovirus [CMV] - có thể lây truyền qua đường tình dục.

Vì hoạt động tình dục bao gồm tiếp xúc gần gũi với da và niêm mạc của bộ phận sinh dục, miệng và trực tràng, nên nhiều vi sinh vật lây lan rất hiệu quả giữa người. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm [ví dụ như trong bệnh lậu hoặc nhiễm chlamydia] hoặc loét [ví dụ như ở bệnh herpes, giang mai hoặc bệnh hạ cam], dẫn đến bệnh nhiễm trùng khác [ví dụ HIV].

Tỷ lệ hiện nhiễm STD vẫn cao ở hầu hết các nước trên thế giới, mặc dù các tiến bộ chẩn đoán và điều trị có thể nhanh chóng hoàn lại tình trạng không truyền bệnh cho bệnh nhân có nhiều bệnh STD. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 20 triệu trường hợp mắc STDs mới; khoảng một nửa xảy ra ở người từ 15 đến 24 tuổi [xem thêm CDC: Giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục 2017].

Các yếu tố cản trở kiểm soát STD bao gồm

  • Hoạt động tình dục không được bảo vệ với nhiều đối tác

  • Khó nói về các vấn đề tình dục ở cả bác sĩ và bệnh nhân

  • Không đủ kinh phí để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị hiện có và để phát triển các xét nghiệm và điều trị mới

  • Khả năng tái nhiễm nếu cả hai đối tác không được điều trị đồng thời

  • Không hoàn tất việc điều trị, có thể dẫn đến sự xuất hiện của các sinh vật kháng thuốc

  • Du lịch quốc tế, tạo điều kiện cho việc lan truyền rộng rãi STDs trên toàn cầu

Triệu chứng và Dấu hiệu

Triệu chứng và biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào bệnh. Nhiều bệnh STDs gây ra các tổn thương ở bộ phận sinh dục [xem bảng Phân biệt các tổn thương bộ phận sinh dục lây truyền qua đường tình dục phổ biến Phân biệt các tổn thương bộ phận sinh dục ].

Chẩn đoán

  • Thường đánh giá lâm sàng

  • Nhuộm Gram và cấy

  • Xét nghiệm

STD được chẩn đoán và điều trị theo nhiều cách khác nhau; nhiều trường hợp, xét nghiệm chẩn đoán bị hạn chế hoặc không có sẵn hoặc việc theo dõi bệnh nhân là không chắc chắn. Do đó, việc xác định các sinh vật gây bệnh thường không được theo đuổi. Thông thường, chẩn đoán chỉ dựa trên thăm khám lâm sàng.

Xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm nhuộm Gram và nuôi cấy hoặc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như các xét nghiệm khuếch đại acid nucleic [NAATs]. Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện thường xuyên hơn trong những trường hợp sau:

  • Chẩn đoán là không rõ ràng.

  • Nhiễm trùng nặng.

  • Điều trị ban đầu không hiệu quả.

  • Các lý do khác [ví dụ như giám sát y tế công cộng, lý do tâm lý xã hội, bao gồm cả căng thẳng tinh thần và trầm cảm cực đoan] là thuyết phục.

Điều trị

  • Điều trị theo hội chứng

  • Đôi khi thuốc kháng sinh

  • Điều trị đồng thời với bạn tình

Bởi vì các xét nghiệm chẩn đoán thường có giới hạn hoặc không có và/hoặc theo dõi bệnh nhân là không chắc chắn, điều trị ban đầu thường là theo hội chứng-ví dụ, hướng tới các sinh vật có khả năng gây ra hội chứng hiện tại [ví dụ viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, loét sinh dục, viêm vùng chậu].

Hầu hết STD có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc. Tuy nhiên, kháng thuốc là một vấn đề ngày càng tăng.

Những bệnh nhân đang được điều trị STD do vi khuẩn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi nhiễm trùng đã được loại trừ khỏi họ và bạn tình của họ. Các bạn tình nên được đánh giá và điều trị đồng thời.

STD do vi rút, đặc biệt là herpes và nhiễm HIV, thường tồn tại suốt cuộc đời. Thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát nhưng vẫn chưa chữa được tất cả những bệnh này.

Phòng ngừa

Kiểm soát STD phụ thuộc vào

  • Cơ sở vật chất đầy đủ và nhân viên được đào tạo để chẩn đoán và điều trị

  • Các chương trình y tế công cộng để tìm và điều trị các bạn tình gần đây của bệnh nhân

  • Theo dõi bệnh nhân được điều trị để đảm bảo rằng họ đã được chữa khỏi

  • Giáo dục của các học viên chăm sóc sức khoẻ và công chúng

  • Tránh các hành vi nguy cơ cao của bệnh nhân

Bao cao su và các ổ âm đạo, nếu được sử dụng đúng cách, làm giảm đáng kể nguy cơ của một số STDs.

Vắc-xin không có sẵn cho hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngoại trừ viêm gan A Vắc-xin viêm gan A [HepA] ,viêm gan B Vắc-xin viêm gan B [HepB] và nhiễm HPV Vắc-xin Human Papillomavirus [HPV] .

Thông tin thêm

  • CDC: Giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục 2017

Video liên quan

Chủ Đề