Bệnh to tim là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tim mạch can thiệp.

Bệnh tim mạch là bệnh lý thường gặp, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng thậm chí ảnh hưởng tính mạng của người bệnh. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch ở Việt Nam ngày một tăng. Nghiên cứu cho thấy, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam thì có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc, hoạt động của trái tim hay của các mạch máu, hậu quả gây suy yếu khả năng làm việc của tim.

Các loại bệnh lý tim mạch bao gồm:

  • Đau ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch. Cơn đau tim điển hình được miêu tả là cơn đau tức, đè ép ở giữa ngực, xuất hiện khi gắng sức, đôi khi đi kèm triệu chứng đau nặng lan ra cánh tay trái, cổ hoặc ở hàm.
  • Khó thở: là triệu chứng cũng hay gặp của bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân suy tim thường biểu hiện khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, gọi là “khó thở kịch phát về đêm”
  • Đánh trống ngực: người bệnh có cảm giác nhịp tim đập nhanh, hay hụt nhịp, là các triệu chứng của các bệnh lý rối loạn nhịp tim. Bởi một số rối loạn nhịp có nguy cơ diễn tiến nặng, bệnh nhân cần được khám đánh giá bệnh lý để điều trị.
  • Hoa mắt, chóng mặt hay ngất: có thể do bởi não không cung cấp đủ máu, hay gặp trong các bệnh lý như hẹp động mạch cảnh, hạ huyết áp tư thế, các trường hợp rối loạn nhịp nhanh hay chậm. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài có thể đưa đến ngất.

Bất kỳ bộ phận nào của tim cũng có thể gặp vấn đề

Bệnh lý mạch vành là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý tim mạch. Bệnh lý mạch vành do bởi mạch vành bị hẹp do các mảng vữa xơ, khiến lượng máu nuôi cơ tim không được đáp ứng đủ. Bệnh lý mạch vành bao gồm cơn đau thắt ngực, co thắt động mạch vành, hội chứng vành cấp tính.

3.2. Bệnh lý van tim

Van tim là cấu trúc ngăn cách các buồng tim, có tác dụng đóng mỡ một chiều để hướng dòng máu theo hướng nhất định. Bệnh van tim do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến là do thấp tim hay thoái hóa, và thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van timhở van tim.

3.3. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là thuật ngữ dùng để chỉ sự bất thường liên quan đến nhịp tim hay dẫn truyền điện trong tim. Có một số loại rối loạn nhịp lành tính, có thể cùng tồn tại lâu dài nhưng cũng có những rối loạn nhịp ác tính, gây tử vong nếu không điều chỉnh kịp thời.

Có các dạng rối loạn nhịp: nhịp nhanh, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền [block dẫn truyền] hay các dạng nhịp bất thường [ngoại tâm thu]

3.4. Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là những bệnh lý liên quan đến khối cơ tim, gồm một số loại sau:

3.5. Suy tim

Suy tim là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận hoặc bơm máu đáp ứng nhu cầu cơ thể

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Viêm cơ tim.
  • Suy tim do loạn nhịp tim nhanh kéo dài
  • Suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp
  • Suy tim còn gặp ở bệnh nhân đang hóa trị điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác.

3.6. Bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là những khiếm khuyết ở tim hay mạch máu xảy ra từ trong bào thai, khiến cấu trúc và chức năng của tim của trẻ bị ảnh hưởng.

Bệnh lý tim bẩm sinh có nhiều loại khác nhau nhưng thường được phân thành 2 nhóm:

  • Bệnh tim bẩm sinh không tim: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, ...
  • Bệnh tim bẩm sinh có tím: kênh nhĩ thất, thân chung động mạch, tứ chứng Fallot, Ebsten, ...

3.7. Bệnh tim do nhiễm khuẩn

Có nhiều loại nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới tim mạch, bao gồm:

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  • Viêm cơ tim
  • Thấp khớp cấp

Bệnh lý mạch vành là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý tim mạch

Khi nghi ngờ bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm giúp đánh giá và chẩn đoán:

  • Khám lâm sàng: Thăm hỏi tiền sử bệnh lý của bệnh nhân cũng như gia đình, đánh giá các yếu tố nguy cơ. Khai thác triệu chứng bệnh lý, thăm khám kiểm tra huyết áp, nghe tim, khám các dấu hiệu và triệu chứng để tìm nguyên nhân.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể tiến hành để xem có tình trạng thiếu máu hay không, kiểm tra nồng độ cholesterol, kiểm tra xem bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không, kiểm tra xem bệnh nhân có bị suy tim không,...
  • Điện tâm đồ, siêu âm tim: Là những phương pháp đơn giản, an toàn, không xâm lấn, giúp phát hiện các bất thường và nguyên nhân gây ra các bất thường đó.
  • Thực hiện các xét nghiệm đánh giá chuyên sâu khi cần: gắng sức, holer huyết áp, điện tim, cắt lớp vi tính động mạch vành, xạ hình cơ tim ...

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai các gói dịch vụ Sàng lọc tim mạch. Gói khám được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về tim mạch, luôn tận tụy và hết lòng với bệnh nhân, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp phát hiện rối loạn nhịp tim sớm và chính xác nhất, để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh lý tim bẩm sinh có thể phát hiện được khá dễ dàng qua khám lâm sàng và siêu âm tim

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

10 thú vị cực kỳ bất ngờ về trái tim của bạn

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Bác sĩ Nội khoa - nội tim mạch - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Những căn bệnh về tim mạch đe dọa đến tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào. Ngoài các căn bệnh chúng ta thường biết như bệnh mạch vành, hở van tim,... thì bệnh cơ tim càng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Để nâng cao nhận biết của bạn về căn bệnh nguy hiểm này, dưới đây là tư vấn của Theo Ths.Bs Đỗ Xuân Chiến tại bệnh viện Vinmec Hạ Long.

Bệnh cơ tim là bệnh bắp thịt trên thành tim. Đây là bệnh lý khi cấu trúc cơ tim thay đổi dẫn đến chức năng cơ tim bị biến đổi. Khả năng bơm máu của tim cũng gặp vấn đề trầm trọng. Người mắc bệnh cơ tim có thể đối mặt với những biến chứng tim mạch thông qua nhiều loại bệnh của bệnh cơ tim.

Khi mắc bệnh cơ tim, các cơ tim trở nên quá lớn, dày hoặc chai cứng. Hiện tượng này khiến tim không thể co bóp liên tục, hữu hiệu để bơm máu trong hệ tuần hoàn. Nhiều trường hợp được bác sĩ ghi nhận khi mô cơ tim biến thành mô sẹo. Tim biểu hiện yếu đi, còn gọi là bệnh lý loạn nhịp tim.

Bệnh cơ tim được chia thành nhiều loại. Theo đó, mỗi loại bệnh cơ tim sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

  • Những người thường xuyên uống rượu bia, thức uống có cồn; sử dụng ma túy.
  • Những người có cha/mẹ hoặc người thân tiền sử bệnh cơ tim dễ mắc bệnh cơ tim bẩm sinh.
  • Những người đã điều trị ung thư bằng thuốc hóa trị, xạ trị.

Trong thời gian đầu của bệnh, chúng ta rất khó xác định vì bênh không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi bệnh cơ tim tiến triển, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Bệnh nhân cảm thấy khó thở khi làm việc nặng, căng thẳng.
  • Thường xuyên ho khi nằm xuống, cảm giác đau tức ngực.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hay chóng mặt, ngất xỉu.
  • Phù chân, mắt cá và bàn chân.

Những dấu hiệu này đều được nhận biết chỉ khi bệnh đã tiến triển. Chính vì vậy, nếu người nhà phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng như trên nên đến ngay Bệnh viện để kiểm tra tim sớm nhất có thể.

Hầu hết những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh cơ tim đều sẽ được chỉ định kiểm tra tim bằng ECG [điện tâm đồ], chụp X-quang lồng ngực, siêu âm tim đồ để phát hiện bệnh.

Khi luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hay chóng mặt, ngất xỉu có thể bạn đang mắc bệnh cơ tim.

Từ các đối tượng dễ mắc bệnh cơ tim, chúng ta có thể biết được một số nguyên nhân bị bệnh cơ tim thường gặp nhất. Nhiều nguyên nhân đều ít được quan tâm, tìm hiểu nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến tim, dẫn đến bệnh cơ tim.

  • Nguyên nhân thứ nhất và cũng khá phổ biến là di truyền. Trường hợp phổ biến nhất là mẹ di truyền bệnh sang con.
  • Thứ hai là người mắc bệnh tăng huyết áp lâu ngày. Người bệnh tăng huyết áp dễ mắc thêm bệnh về cơ tim do máu huyết không lưu thông, thường biến đổi. Trường hợp bệnh nặng của tăng huyết áp là nhồi máu cơ tim. Những người từng bị nhồi máu cơ tim cũng có nguy cơ mắc bệnh cơ tim cao.
  • Những căn bệnh về tim như bệnh mạch vành , rối loạn nhịp tim,... đều là nguyên nhân của bệnh cơ tim. Một số căn bệnh như hemochromatosis [bệnh tích tụ quá nhiều sắt trong cơ thể], sarcoidosis [bệnh xuất hiện các ổ viêm bất thường trong nhiều cơ quan của cơ thể], amyloidosis [bệnh tích tụ bất thường protein Amyloid]
  • Một nguyên nhân nữa mà ít người biết đến là các căn bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, cường giáp hay béo phì. Phụ nữ khi trong thai kỳ cũng có thể gặp biến chứng dẫn đến bệnh cơ tim.

Bệnh cơ tim là bệnh lý về tim mạch vì vậy mà những cách điều trị cũng rất phức tạp, đòi hỏi trình độ y, bác sĩ cao. Ngoài ra, bệnh cơ tim rất cần được phát hiện, nhận biết sớm. Nhờ vậy mới có thể hạn chế tiến triển của bệnh, kéo dài cuộc sống. Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim được biết đến nhiều như :

  • Thay đổi lối sống lành mạnh để giảm triệu chứng bệnh cơ tim. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn rau quả tươi, giảm muối, hạn chế chất béo. Người bệnh phải giữ tinh thần lạc quan, giải tỏa căng thẳng. Thường xuyên tập thể dục thể thao và tránh xa rượu bia thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc để giảm triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc được sử dụng thường xuyên bao gồm :
  • Thuốc chống loạn nhịp giúp tim đập bình thường.
  • Thuốc giảm huyết áp như những chất ức chế ACE, chất đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông, thuốc giảm viêm như Corticosteroid.
  • Ngoài ra còn có một số loại thuốc bổ trợ như thuốc lợi tiểu giúp đào thải muối natri và chất lỏng ra khỏi cơ thể ; thuốc cân bằng điện gải như Aldosterone để cơ bắp và dây thần kinh hoạt động một cách chính xác.

Vinmec trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất cho các phẫu thuật, điều trị về bệnh tim mạch.

Điều trị bệnh cơ tim tại bệnh viện Vinmec

  • Can thiệp hoặc phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ. Cụ thể có thể kể đến Cardioversion, biện pháp sử dụng máy tạo nhịp tim, thiết bị hõ trợ thất trái [LVAD], máy tái động tim [CRT], hoặc máy khử rung tim [ICD] cấy ghép để kiểm soát một số rối loạn nhịp tim.
  • Ghép tim: Đối với những người bị bệnh cơ tim phì đại, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ các bộ phận cơ tim dày. Khi thuốc không thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh cơ tim nữa, việc cấy ghép tim sẽ được các bác sĩ xem xét và tiến hành để kéo dài cuộc sống của bệnh nhân.

Cùng Vinmec bảo vệ bạn và gia đình trước những nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Một cơn đau tim diễn ra như thế nào?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề