Tam nguyên yên đổ là gì

Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là:

Địa danh nào sau đây là quê của Nguyễn Khuyến?

Người đời đánh giá cao Nguyễn Khuyến ở những khía cạnh nào sau đây?

Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyễn Khuyến?

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến là nhà thơ:

Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến?

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Nhắc đến tài thơ của đại danh khoa Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến, nhiều người thường nghĩ ngay đến những bài thơ về mùa thu nổi tiếng [“Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”…] mà ít khi nhắc đến những thi tác của cụ về Tết, về mùa Xuân. Trong khuôn khổ bài viết nhân dịp đầu xuân, năm mới, xin được chắp nối đôi dòng giới thiệu khái lược cùng vài nét cảm nhận ban đầu xung quanh những bài thơ, tứ thơ nổi tiếng về mùa Xuân của thi sĩ Vườn Bùi - Nguyễn Khuyến.

Cũng như những bài thơ về mùa thu, đa số thi tác về mùa Xuân của  Nguyễn Khuyến chủ yếu ra đời vào thời kỳ cụ đã cáo quan về sống nơi Vườn Bùi, Yên Đổ, Bình Lục [*]. Bởi thế nên hình ảnh mùa Xuân cùng không khí Tết trong nhiều bài thơ xuân của  Nguyễn Khuyến mang đậm sắc thái làng cảnh Việt Nam. Và đây là hình ảnh về bức tranh xuân quê sống động, gần gũi, gợi nhớ ngày Tết của một vùng chiêm trũng Bình Lục nghèo khó nhưng mang đậm phong vị làng quê Việt với bao lề tục xưa cũ: “Ình ịch đêm qua trống các làng/Ai ai mà chẳng rước xuân sang” [Khai bút]; “Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng/Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt” [Cảnh Tết]; “Mong xuân, xuân đến không hay/Hạt mưa lất phất từng mây im lìm/Cây xanh nảy lộc bên thềm/Trên trời, dưới nước cá chim vẫy vùng” [Xuân nhật 3]....

Cảm nhận những nét phác họa về làng cảnh thôn quê trong thơ xuân Nguyễn Khuyến, chúng ta dường như thấy hiện lên thấp thoáng đâu đây cảnh nhà thi sĩ Vườn Bùi với cuộc sống bình lặng, thanh bần của một vị đại danh khoa bảng đã cáo quan về ở ẩn mà có lần cụ tình cờ họa lên trong một bài thơ về mùa thu - “Thu ẩm”: ‘Năm gian nhà cỏ thấp le te/Ngõ tối, đêm sâu đóm lập lòe”.

Để rồi, không biết có phải xuất thân từ cảnh nhà thanh bần, lại trải qua nhiều long đong, vất vả trước thế sự, thời cuộc hay bởi vốn dĩ là người luôn coi trọng nền nếp gia phong mà khi đón Tết, mừng xuân, thay vì chỉ chú tâm chúc tụng sức khỏe, vinh danh, tài lộc… thì cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại chuyên tâm coi trọng việc răn dạy, khuyên bảo con cháu: “Năm mới vừa sang năm cũ qua/Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta/Chín sào tư thổ là nơi ở/Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà/Trước cửa khói dày non khuất bóng/Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa/Các con nối chí cha nên biết/Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà” [Ngày xuân dạy các con].

Di tích Từ đường Nguyễn Khuyến [Vị Hạ, Trung Lương, Bình Lục].

Cởi bỏ tấm áo quan trường, rũ bỏ đi những bận lòng trước bao nhiễu nhương, lố bịch của thời cuộc và cũng là để thể hiện thái độ bất hợp tác với chính quyền thực dân - phong kiến đương thời, Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến lui bước về Vườn Bùi, những mong nhẹ lòng hòa mình với cuộc sống thanh bần nơi vùng quê chiêm trũng nghèo Bình Lục. Nhưng rồi có lẽ nỗi niềm về thế sự, nhân gian, về nỗi đau mất nước vẫn chẳng vì tâm thế đón mừng xuân mới mà phần nào được an tĩnh, nguôi ngoai: “Năm mới vừa đến, năm cũ qua/Mọi người vui vẻ sao ta buồn…” [Cảm nghĩ đầu xuân]. Sẵn mang tâm trạng buồn cùng nỗi niềm cô đơn về thời cuộc nên cảnh sắc mùa Xuân trong những bài thơ xuân của Nguyễn Khuyến đâu đó vẫn vô tình gợi lên một không gian buồn khắc khoải: “Là là mặt đất lớp sương sa/Ánh sáng ban mai vẫn mập mờ/Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ/Giò tiên trong chậu chửa bung hoa/Đầm đìa lệ sớm cành tre rủ/Lạc lõng canh khuya tiếng hạc qua” [Xuân nhật]. Chưa hết, không chỉ buồn, trong nỗi xót xa đau đáu chẳng dễ chia sẻ cùng ai, cụ Nguyễn dường như còn tự lục vấn lòng mình trước bao điều thế sự: “Nhiễu nhương gió bụi bác nho gàn/Nhàn rỗi khác gì bị trói chân/Danh hão chỉ hơn anh bị gậy/Tài xoàng, e kém chú che tàn/Hé nhìn nửa gối trời cao rộng/Nằm khểnh bên song tính chiếc đơn…” [Mùa xuân bị bệnh]. 

Cáo quan về ở ẩn, vị đại danh khoa bảng đã từng đỗ đầu ba kỳ ứng thí của vùng quê Yên Đổ có điều kiện gần gũi, thân quen và thấu hiểu sâu sắc hơn với cảnh ngộ người dân miền đồng chiêm lam lũ. Và không biết có phải vì thế mà trong ý tứ sâu xa những câu thơ của cụ Nguyễn đón chào mùa Xuân mới dường như không chỉ có cái không khí tất bật, rộn vui, khấp khởi mà còn có cả những thấp thỏm, âu lo của bách dân, trăm họ chốn thôn quê nghèo khó: “Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng [**]/Năm nay chợ họp có vui không?/Hàng quán người về nghe xao xác/Nợ nần năm hết hỏi lung tung/Năm ba ngày nữa thì xuân tới/Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng” [Chợ Đồng]. 

Cũng mang tâm trạng chung giống như tâm trạng của nhiều người, càng cao niên, thi sĩ Vườn Bùi càng thấy rõ hơn sức nặng của tuổi tác, nhất là vào những thời điểm đón thêm một mùa Xuân mới. Xuân Canh Tý 1900, thi sĩ Tam Nguyên Yên Đổ bước sang tuổi sáu mươi sáu, có lẽ bởi vậy nên ý tứ sâu xa thể hiện trong thi tác “Xuân Canh Tý” cụ viết năm ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy một tâm trạng buồn lặng lẽ đến tái tê: “Năm nay sáu sáu tuổi trời/Mỏi mòn năm tháng chẩy trôi mà buồn/Lợi răng lục đục đôi phương/Rối bời râu tóc nhuốm sương trên đầu/Qua ba ngày tết vơi bầu/Hoa trong chậu cảnh như hầu muốn rơi…”.

Cùng với trên ba mươi bài thơ về mùa Xuân, thi sĩ Vườn Bùi còn có một số lượng đáng kể những đôi câu đối mừng xuân giàu giá trị thẩm mỹ, thể hiện rõ sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng như tính cách hóm hỉnh, phóng khoáng của một vị đại danh khoa dù đã lui về ẩn dật nơi chốn quê nghèo. Trong Nguyễn Khuyến và giai thoại [Bùi Cường, Nhà xuất bản Văn hóa] có không ít câu chuyện thú vị về nhà thơ với mùa Xuân. Với khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chỉ xin trích lược một câu chuyện nói về sự tinh tế, khéo léo trong sử dụng chữ nghĩa của cụ Nguyễn về đề tài mùa Xuân. Chuyện rằng có anh học trò cũ của cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến đến thăm thầy vào những ngày cận chạp, giáp Tết. Sau một hồi trò chuyện thân tình, anh học trò ngượng ngập, gãi đầu rụt rè thưa: Thưa thầy! Lẽ ra ngày Tết con phải sắm lễ đến Tết thầy, nhưng vì cảnh nhà bần bạch nên con chỉ có chút quà vườn nhà biếu thầy để bày mâm ngũ quả... Nói rồi trò nghèo đặt lên ba quả bưởi. Cụ Tam Nguyên rất cảm động, lặng đi đôi chút, cụ cười xòa, cởi mở: Thầy cảm ơn con đã cho quà. Thầy cũng nghèo, chẳng có gì tặng lại, chỉ có ít chữ, con lấy giấy bút, thầy cho đôi câu đối làm quà treo Tết. Nói rồi cụ vừa ngẫm nghĩ, vừa thong thả ngân nga: “Uẩy! Tết đến đó rồi! Chẳng lẽ giơ cùi cùng tuế nguyệt; Kìa! Xuân sang đấy nhỉ! Phen này mở múi với giang sơn”. Cái bất ngờ, thú vị trong đôi câu đối của thi sĩ Vườn Bùi chính là ở chỗ không chỉ bắt được trọn vẹn niềm cảm hứng khởi phát từ việc được biếu quả bưởi mà còn rất tinh tế, khéo léo họa lên tình cảnh thanh bần, nghèo khó nhưng vẫn nói được phong cách lạc quan, vui vẻ cùng sự cảm thông, chia sẻ và mối gắn kết thầy trò sâu đậm, thắm thiết…

Tháng Giêng hằng năm có thể coi là khoảng thời gian “đặc biệt”  với nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến bởi nhà thơ sinh ngày 18, tháng Giêng, năm Ất Mùi [1835], mất ngày 15, tháng Giêng, năm Kỷ Dậu [1909]. Và tháng Giêng, đọc lại thơ xuân Nguyễn Khuyến để thêm một lần cảm nhận sâu sắc hơn nỗi lòng trăn trở, day dứt của một nhà thơ tiêu biểu sống trong bối cảnh đất nước loạn lạc ở khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX và cũng là để trân quý hơn bản sắc cùng những đóng góp của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đối với nền thi ca nước nhà.

______________________________________

[*] Nguyễn Khuyến [1835-1909] hiệu Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại [xã Hoàng Xá, nay là xã Yên Trung, Ý Yên, Nam Định], lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội [làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục]. [**] Chợ Đồng-Chợ ở làng Vị Hạ, họp vào ngày chẵn ở giữa làng, riêng ba phiên cuối năm do chợ Tết, đông người nên thường họp ở ngoài đồng.

Nguyễn Khuyến [chữ Hán: 阮勸], lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng [阮勝],[note 1] hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ [tục gọi là làng Và], xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1]. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Ông có một người bạn tri kỉ tên là Dương Khuê.

Nguyễn Khuyến

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến

Bút danhNguyễn KhuyếnQuốc tịchViệt NamDân tộcKinhHọc vấnGiải nguyên, Hội nguyên và Hoàng giáp

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi [阮宗起, 1796–1853], thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan [陳式湍, 1799 – 1874], nguyên là con của Trần Công Trạc [陳公鐲], từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San [người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865] ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân [tức Giải nguyên] trường Hà Nội.[2][3]

Năm sau [1865], ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa [chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn].

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên [Hoàng giáp]. Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ [三元安堵].[4]

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.[cần dẫn nguồn]

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng, phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của ông.

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ Bạn đến chơi nhà, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

  • Năm 1987, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đã quyết định thành lập Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Nguyễn Khuyến với chu ky tổ chức 5 năm 1 lần để vinh danh các tác giả, nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động văn học, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Từ năm 1997, khi tỉnh Hà Nam được tái lập, Ủy ban Nhân dan tỉnh Hà Nam tiếp nhận việc tổ chức giải thưởng này trong kỳ trao giải lần thứ III và đã tổ chức tới kỳ trao giải thứ VII năm 2017.[5]
  • Tên ông được đặt cho một con phố có nhiều di tích và danh thắng tại quận Đống Đa, bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội: Phố Nguyễn Khuyến có tên cũ phố Sinh Từ [trước năm 1945] và Bùi Huy Bích [trước năm 1964]. Ngày nay, tên phố Bùi Huy Bích được đặt cho một con đường ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phủ Lý đều có các con phố và con đường mang tên Nguyễn Khuyến.
  • Riêng Hà Nội còn có thêm đường Nguyễn Khuyến thuộc phường Văn Quán, quận Hà Đông. Tên đường Nguyễn Khuyến được đặt khi Hà Đông còn là thành phố thủ phủ tỉnh Hà Tây trước khi sáp nhập vào Hà Nội.

  1. ^ Thắng thi hội lần đầu không đỗ nên đổi thành Nguyễn Khuyến với ý tự động viên, khuyến khích mình [Theo Họ và tên người Việt Nam- PGS.TS Lê Trung Hoa- Nhà xuất bản Khoa học xã hội-2005].

  1. ^ “Nguyễn Khuyến - người tiêu biểu cho tâm hồn người Việt”. Báo Nhân dân. 24 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Cao Xuân Dục. “Quốc triều hương khoa lục - Quyển 3”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. tr. 76. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Tân Mùi niên hiệu Tự Đức năm thứ 24 [1871]”. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Hán Nôm. Văn miếu Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Cao Xuân Dục [1894]. “Quốc triều khoa bảng lục”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Khoa tàng thư tịch Hán Nôm. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Trao tặng Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Nguyễn Khuyến lần thứ VII

  • Nhiều tác giả, Thơ văn Nguyễn Khuyến. [Nhà xuất bản Văn Học, 1971]
  • Nguyễn Văn Huyền [chủ biên], Nguyễn Khuyến – Tác phẩm. [Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1984]
  • Nguyễn Huệ Chi [chủ biên], Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ. [Nhà xuất bản Giáo dục, 1994]
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Nguyễn Khuyến
  • Nguyễn Khuyến [1835-1909] Lưu trữ 2006-12-08 tại Wayback Machine
  • Nguyễn Khuyến

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Khuyến&oldid=68255475”

Video liên quan

Chủ Đề