Bị đau đầu ti là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Những ngày gần đây, em bị cơn đau buốt đầu núm và đau hết vú, buốt hết vú, em bị đau buốt từng cơn liên tục. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau buốt đầu núm vú là dấu hiệu bệnh gì? Em đã khám hai lần hai bệnh siêu âm chưa thấy gì. Mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn.

Phan Thị Diệu (1982)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lã Thị Tiềm - Trung tâm sàng lọc vú, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau buốt đầu núm vú là dấu hiệu bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Với triệu chứng đau vú, bác sĩ muốn đưa đến cho bạn 1 số thông tin chuyên môn như sau: Khoảng 70% phụ nữ có cơn đau vú ở 1 vài thời điểm trong đời, nhưng chỉ có khoảng 15% trường hợp cần điều trị thuốc. Đau vú có thể từ nhẹ đến nặng, có thể xảy ra khoảng 2 - 3 ngày trong tháng trước mỗi chu kỳ kinh, thường là từ nhẹ đến trung bình, ở cả 2 vú. Đôi khi cơn đau vú kéo dài 1 tuần hoặc hơn, bắt đầu từ trước chu kỳ kinh và có thể kéo dài. Đôi khi cơn đau diễn biến liên tục trong tháng và không liên quan đến chu kỳ kinh.

Hầu hết, đau vú xảy ra ở phụ nữ chưa mãn kinh, một số ít trường hợp xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh. Hầu hết đau vú là dấu hiệu lành tính. Một số đau vú kéo dài không giải thích được nguyên nhân vì sao thì cần đến khám bác sĩ.

Trong trường hợp của bạn, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Vú để được khám và cho các chỉ định cần thiết như siêu âm vú, chụp nhũ ảnh để có chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về đau buốt đầu núm vú, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đau núm ty có thể nói là một trong những lo lắng thầm kín của chị em. Không chỉ đơn thuần là phản ứng sinh lý bình thường, núm ty xuất hiện tình trạng đau đớn kéo dài có thể là dấu hiệu của rất vấn đề phức tạp. Vậy đau núm ty là hiện tượng gì, có nguy hiểm hay không, lời giải đáp chi tiết sẽ được “hé lộ” ở bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

1. Đau núm ty là hiện tượng gì?

Núm ty bị đau là hiện tượng các vùng như bầu vú, quầng vú hay núm ty có biểu hiện đau nhói hoặc đau âm ỉ. Tình trạng này có thể kéo dài trong ngày hoặc dài ngày tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của mỗi người.

Không ít chị em quan niệm rằng đau núm ty có thể là dấu hiệu của việc mang thai, tuy nhiên bên cạnh đó, đây cũng có thể là lời cảnh báo cơ thể chúng ta có nguy cơ mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng như ung thư vú.

Bị đau đầu ti là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Đau núm vú là hiện tượng các vùng như bầu vú, quầng vú hay núm ty có biểu hiện đau nhói hoặc đau âm ỉ

2. Đau núm vú là bị bệnh gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà hiện tượng đau núm vú ở mỗi người sẽ diễn ra khác nhau. Có người chỉ cảm thấy đau đớn không đáng kể, tuy nhiên ở một số trường hợp khác, hiện tượng này kéo dài kèm theo đau nhức liên tục. Hầu hết các trường hợp đau núm vú sẽ do nguyên nhân sau:

– Do mang thai: Có thể nói, nguyên nhân phổ biến khi bị đau núm vú là do mang thai. Phần lớn phụ nữ mang thai cho biết triệu chứng này sẽ xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn này, núm ty sẽ có luôn có cảm giác căng tức, đau đớn, đặc biệt là khi phải chịu tác động ma sát như mặc áo ngực. Nếu đang trong trường hợp tương tự, chị em có thể hoàn toàn yên tâm. Bởi hiện tượng này đóng vai trò như một bước chuẩn bị giúp bộ ngực tạo sữa cho trẻ.

Bị đau đầu ti là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Mang thai là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau núm ty

Ngoài ra, trong suốt giai đoạn thai kỳ, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi của núm ty. Núm ty phát triển lớn hơn và sậm màu hơn, cùng với hiện tượng đau đớn, ở núm ty còn có thể xuất hiện những nốt sần trắng nhỏ li ti.

– Do ma sát: Ma sát là một trong lý do phổ biến khiến núm ty đau nhức. Khi núm ty cọ vào quần áo, đặc biệt là trong các hoạt động yêu cầu vận động mạnh như chạy, bóng rổ… lực ma sát tăng gấp đôi gây cảm giác đau đớn. Điều này xảy ra do đa phần chị em lựa chọn sai kích cỡ của áo ngực hoặc mặc áo ngoài không phù hợp.

– Viêm da: Ngoài đau núm vú, viêm da có thể đi kèm thêm các hiện tượng như bong tróc, phồng rộp ở núm ty. Ngoài ra ở một số trường hợp có thể bị phát ban.

– Thay đổi nội tiết tố: Đau núm vú là một hiện tượng thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi nồng độ Estrogen và Progesterone tăng cao hút nhiều chất lỏng ở ngực và khiến núm ty sưng lên. Nếu cơn đau này kéo dài trong hơn một vài ngày, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

– Nhiễm trùng: Núm ty bị tổn thương do ma sát hay các phản ứng dị ứng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Khi nhiễm trùng nấm men, ở núm ty sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói, ngoài ra còn đi kèm một số triệu chứng như bong tróc da quầng vú.

– Ngoài ra, đau núm vú còn có thể là triệu chứng của một số bệnh như bệnh Paget hoặc ung thư vú. Khi mắc những bệnh này, ngoài đau núm vú, người bệnh còn phải đối mặt với các hiện tượng như ngứa ran, núm ty bong tróc, sần sùi, chảy dịch màu vàng…

3. Đau núm vú có nguy hiểm hay không?

Thông thường, nếu tình trạng đau đầu vú ở mức độ bình thường và chỉ xuất hiện với tần số ít thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng. Tuy nhiên nếu hiện tượng đau đầu vú đi kèm theo một số triệu chứng dưới đây, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư vú.

– Nổi hạch dưới cánh tay hoặc quanh khu vực xương đòn

– Sưng một phần ở vú hoặc toàn bộ vú

– Vùng da quanh vú bị lõm xuống, đỏ ửng

– Thường xuyên xảy ra tình trạng vú tiết dịch vàng

Bị đau đầu ti là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Đau núm vú có thể làm nổi hạch dưới cánh tay hoặc quanh khu vực xương đòn

Như vậy có thể thấy rằng không chỉ riêng mang thai, đau núm vú còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định chính xác nguyên nhân là vô cùng cần thiết đối với các chị em. Cách tốt nhất là chị em có thể đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để làm xét nghiệm hoặc chẩn đoán nhằm tìm ra phương hướng chính xác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.