Bị sốt có nên uống nước ấm

Mọi người đều biết rằng bệnh nhân sốt virus nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng thêm sức đề kháng. Tuy nhiên, bị sốt có nên uống nước cam không thì không phải ai cũng biết câu trả lời.

Nước cam từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong cam có rất nhiều vitamin C, giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về tác dụng của nước cam với bệnh nhân sốt virus. Vậy sốt có nên uống nước cam không?

1. Nước cam có tốt cho sức khỏe không?

Mọi người đều biết, cam là loại trái cây đặc biệt giàu vitamin C và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cam còn là loại quả có vị ngọt, dễ ăn, đây là loại quả đem rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Với hàm lượng vitamin C có trong nước cam, đây được biết là nhân tố có tác dụng giúp ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch và còn đem lại hiệu quả giúp giảm cholesterol ở gan. Đồng thời, vitamin C có trong quae cam còn là chất chống oxy hóa rất tốt, có tác dụng giúp tăng khả năng đào thải các chất độc trong cơ thể.

Trong quả cam còn có chứa flavonoid, hesperidin có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ và nâng cao tính bền của thành mạch máu.

Đặc biệt, cam là trái cây giàu chất xơ, có vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và đây cũng là tiền chất có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Bị sốt có nên uống nước ấm
Uống nước cam đều đặn mỗi ngày với lượng lớn không hẳn là việc tốt - Ảnh Internet

Uống nước cam đúng cách:

Dù nước cam đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải bạn lúc nào cũng nên uống nước cam. Thực tế, việc uống nước cam đều đặn mỗi ngày với lượng lớn không hẳn là việc tốt. Nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, cam còn là trái cây có axit và sẽ làm mòn men răng nếu uống trong thời gian dài. Dù bản chất nước cam đem lại nhiều lợi ích đối với xương khớp nhưng nếu uống quá nhiều nước cam cùng với đường sẽ cho kết quả ngược lại khiến tình trạng viêm khớp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Về nguyên tắc uống nước cam, chỉ cần uống một lượng vừa đủ sẽ đem lại hiệu quả trong việc phòng chống nhiều bệnh. Ngoài ra, đối với các trường hợp thiếu hoặc thừa nước cam đều không có lợi đối với sức khỏe. Mỗi ngày không nên uống quá 200ml nước cam. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để nhận tư vấn cụ thể, chính xác hơn về liều lượng nước cam nên dùng.

2. Sốt có nên uống nước cam không?

Hầu hết mọi người thường uống nước cam khi bị bệnh vì đây là một loại thực phẩm giàu vitamin C được biết đến với tác dụng tăng cường sức để kháng của cơ thể. Một cốc nước cam thông thường có khoảng 80 mg vitamin C (chiếm hơn 100% mức vitamin C được khuyến nghị trong chế độ ăn uống hàng ngày).

Vì vậy, nước cam dường như là đồ uống hoàn hảo đối với tất cả những người đang bị bệnh. Tuy nhiên, sốt có nên uống nước cam không?

Nước cam là một thức uống có đường và khi vào cơ thể, đường sẽ làm cho các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn chậm chạp hơn. Nghiên cứu về sự nguy hiểm của đường trong chế độ ăn uống đã được chứng minh rất nhiều bởi các nhà khoa học.

Hiện nay, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng đường trong chế độ ăn uống có liên quan đến béo phì, bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Ngoài ra, đường còn ức chế hệ thống miễn dịch.

Bị sốt có nên uống nước ấm
Nước cam dường như là đồ uống hoàn hảo đối với tất cả những người đang bị bệnh. Tuy nhiên, sốt có nên uống nước cam không? - Ảnh Internet

Vậy nếu câu trả lời cho việc bị sốt virus có nên uống nước cam không thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên, không nên uống nước cam khi đói để tránh làm gia tăng lượng axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày và không uống nước cam cùng thuốc vì có thể phá hủy cấu trúc khiến thuốc mất hoạt tính. Lưu ý, bị sốt không uống nước cam với sữa vì dễ gây hiện tượng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

Cụ thể vấn đề nước cam có chức năng hoạt hóa các enzym tiêu hủy thuốc. Tất nhiên trong cơ thể thì quá trình tiêu hủy thuốc bởi các enzym này luôn diễn ra. Tuy nhiên, nếu có xúc tác của nước cam thì quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc.

Ngoài ra, nếu không uống nước cam hoặc các thức uống có đường khác, hãy bổ sung nước cho cơ thể của mình bằng nước lọc.

Đừng phân vân về việc bị sốt uống nước cam được không, bạn có thể tìm đến rất nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: ớt xanh, dưa đỏ, bưởi, cà chua, bông cải xanh và rau lá xanh cũng giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể khi bị sốt. Còn nếu muốn ăn cam, nên ăn quả cam để nhận chất xơ trong cam.

3. Bị sốt virus nên ăn gì?

Người bị sốt virus cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân sốt virus. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt được các bác sĩ khuyên nên tuân thủ:

- Nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrite hoặc oresol để bù điện giải khi bị sốt.

- Người bị sốt nên ăn thức ăn lỏng như súp, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt.

- Ăn tỏi khi bị sốt là một lựa chọn được khuyên dùng, đây còn là một loại thực phẩm tuyệt vời cho hệ thống miễn dịch.

Bị sốt có nên uống nước ấm
Còn nếu muốn ăn cam, nên ăn quả cam để nhận chất xơ trong cam - Ảnh Internet

- Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày.

- Cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm và rửa tay thường xuyên khi bị sốt.

- Các chuyên gia y tế cũng khuyên nên bổ sung vitamin D trong suốt mùa thu và mùa đông (2000 đến 4000 IU mỗi ngày).

Bên cạnh những thực phẩm tốt, người bị sốt virus cũng không nên ăn những đồ sau đây:

- Không nên ăn đồ lạnh hoặc uống nước đá do gây viêm họng, do rối loạn tiêu hóa, ăn đồ lạnh gây kích thích dạ dày – ruột, làm nặng hơn triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…

- Không ăn đồ ăn có tính cay nóng vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao như ớt, hạt tiêu, gừng, và các loại gia vị có vị cay nồng…

- Không ăn đồ ăn có chứa nhiều chất đạm do chứa nhiều protein.

Hi vọng những thông tin trong bài viết về sốt có nên uống nước cam không ở trên có thể giúp người bị sốt có cho mình những lựa chọn tốt nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe khi bị sốt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nếu bạn mắc COVID-19, bạn phải cung cấp đủ nước và ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như năng lượng cao.

Cơ thể của bạn mất rất nhiều nước trong khi chống lại nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn bị sốt hoặc nếu bạn bị tiêu chảy và nôn mửa. Chú ý đầu tiên là bạn phải duy trì lượng chất lỏng của mình nếu bạn nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, uống quá nhiều chất lỏng cũng có thể rất nguy hiểm, vì vậy, hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng để giữ đủ nước nếu bạn bị COVID-19 hoặc bất kỳ bệnh nào khác.

‍1. Bạn cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? ‍

Một nguyên tắc chung là một người khỏe mạnh cần uống khoảng 25 đến 30 ml chất lỏng cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày để giữ đủ nước. Vì vậy, một người nặng 60 kg sẽ cần uống tối thiểu 1,5 lít (6 cốc) chất lỏng, trong khi người nặng 80 kg sẽ cần uống 2 lít (8 cốc).

Cơ thể của bạn cũng mất nước trong một số trường hợp nhất định - chẳng hạn như đổ mồ hôi khi thời tiết nóng bức, do tập thể dục hoặc bị sốt, hoặc do tiêu chảy và nôn mửa,... Vì vậy trong những trường hợp này bạn cần uống nhiều hơn lượng nước khuyến cáo để tránh mất nước.

Khi bạn bị sốt (một triệu chứng chính liên quan đến COVID-19), bạn nên uống thêm 500 ml (2 cốc) chất lỏng mỗi ngày. Và nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn đang thay thế lượng nước đã mất bằng cách uống nhiều đồ uống hơn trong ngày.

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất, nhưng nếu bạn cảm thấy nhạt miệng và khó uống nước lọc thì đồ uống nóng và những đồ uống có nhiều calo, chẳng hạn như sinh tố và uống sữa không tách béo cũng là những lựa chọn tốt. Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải.

Bị sốt có nên uống nước ấm

Khi bị nhiễm COVID-19 và có sốt, nên tăng cường lượng nước hàng ngày.

2. Uống đồ uống có đường khi bị COVID-19 có được không?

Đồ uống có đường, bao gồm soda, trà đá, nước tăng lực và cà phê sữa, chứa rất nhiều đường và về cơ bản không có giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên uống những thứ này có liên quan đến nguy cơ cao phát triển các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh gout và bệnh đái tháo đường type 2.

Đồ uống không đường, chẳng hạn như soda ăn kiêng, có thể không ảnh hưởng đến lượng calo của đồ uống có đường, nhưng một số nhà khoa học lo ngại về tác động của chất làm ngọt nhân tạo đối với sức khỏe của chúng ta.

Dữ liệu ban đầu từ Chương trình PREDICT của ZOE, một nghiên cứu dinh dưỡng lớn nhất thuộc loại này, cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu ở một số người.

Bị sốt có nên uống nước ấm

Đồ uống có nhiều đường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo duy trì đủ nước bằng cách uống nhiều nước như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

3. 8 dấu hiệu cơ thể bị mất nước ‍

Học cách lắng nghe cơ thể và phát hiện các dấu hiệu mất nước. Hãy chú ý đến:

  • Nước tiểu màu vàng sẫm và có mùi nồng.
  • Đi tiểu ít và ít hơn 4 lần một ngày.
  • Khô miệng và / hoặc trũng da.
  • Khát nước.
  • Đau đầu.
  • Kém tập trung.
  • Cảm thấy mệt mỏi và / hoặc chóng mặt.
  • Lú lẫn và / hoặc kích động.

Để giữ đủ nước, hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước để nước tiểu có màu vàng nhạt trong suốt cả ngày.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn thường xuyên chóng mặt, bối rối, lên cơn (co giật) hoặc không đi tiểu cả ngày.

Tốt nhất bạn nên uống nước lọc nếu có thể, thay vì uống nhiều nước ngọt hoặc nước trái cây. Tránh uống quá nhiều trà, cà phê và rượu vì chúng có thể khiến bạn mất nước hơn.

4. Mối nguy hiểm của việc uống quá nhiều nước

Mặc dù điều quan trọng là phải giữ đủ nước, nhưng hãy cẩn thận đừng lạm dụng nó. Uống quá nhiều chất lỏng không giúp cải thiện sức khỏe của bạn hoặc "đẩy lùi bệnh tật", và nó có thể rất nguy hiểm.

Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước.

Ngộ độc nước nếu không được điều trị, có thể dẫn đến co giật, mất ý thức, hôn mê và tử vong. Nếu bạn đã uống một lượng lớn chất lỏng bất thường, chẳng hạn như một vài lít chất lỏng mỗi giờ trong vài giờ, hãy để ý những dấu hiệu thừa nước sau:

  • Đau đầu.
  • Chuột rút, co thắt cơ và / hoặc yếu.
  • Cảm thấy buồn nôn và / hoặc nôn mửa.
  • Cảm thấy mệt mỏi và / hoặc chóng mặt.
  • Lú lẫn và / hoặc kích động.

Một số triệu chứng này rất giống với triệu chứng mất nước, nhưng điểm khác biệt chính là màu sắc và lượng nước tiểu của bạn. Uống nhiều nước sẽ gây ra hiện tượng buồn tiểu thường xuyên và nước tiểu của bạn sẽ rất nhạt, gần như nước.

Bị sốt có nên uống nước ấm
F0 nên uống nước chanh, vì sao?

Xem thêm video đang được quan tâm

F0 lâu khỏi do uống nước dừa, nước cam, quả có múi - sự thật thế nào?


Thiên Châu (tổng hợp)