Bí thư đảng đoàn là gì

  • Trong 2 ngày [27-28/72020] Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ỦY LAI CHÂUChịu trách nhiệm chính: Đ/c Lê Văn Lương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủyĐịa chỉ: Nhà A, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnhĐiện thoại: 0213.3971.604 ; 02133.876 421 - Fax : 02133.875 155

Email: - Website : //laichau.dcs.vn


Ghi rõ nguồn 'Trang thông tin điện tử Tỉnh ủy Lai Châu' khi phát hành lại thông tin từ Website này.

Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, những quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng về đảng đoàn, ban cán sự đảng

Đảng đoàn, ban cán sự đảng do cấp ủy cùng cấp lập ra trong một số cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội [trước đây còn được lập ở một số đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trọng yếu] để thực hiện sự lãnh đạo của đảng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đây là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Việc thành lập đảng đoàn, ban cán sự đảng luôn được Đảng ta quan tâm, quy định trong Điều lệ Đảng, ngay từ khi thành lập Đảng. Trải qua quá trình lịch sử, đảng đoàn cơ bản được giữ ổn định; ban cán sự đảng nhiều lần thay đổi, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng nước ta. Hiện nay, ở cấp Trung ương còn 16 đảng đoàn, 24 ban cán sự đảng ở Trung ương; 510 đảng đoàn và 189 ban cán sự đảng trong một số cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác đảng đoàn, ban cán sự đảng thực hiện theo Điều lệ Đảng [Điều 42, 43], quy định của BCH Trung ương, Bộ Chính trị và quy chế làm việc của từng tổ chức.

Bạn đang xem: Ban cán sự đảng là gì


Ở Trung ương: Đảng đoàn, ban cán sự đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập và chỉ định nhân sự; được thành lập văn phòng và có biên chế chuyên trách thực hiện công tác tham mưu, giúp việc.


Đảng đoàn được lập ở: [1] Quốc hội, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thành viên khác [nếu có]; đồng chí Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn. [2] Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể chính trị - xã hội [Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam] và một số hội quần chúng ở Trung ương do Ban Bí thư thành lập, gồm: Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt [là đảng viên] của tổ chức đó và trưởng ban tổ chức - cán bộ; đồng chí Chủ tịch làm Bí thư Đảng đoàn, 1 đồng chí Phó Chủ tịch làm Phó Bí thư Đảng đoàn.


Ban cán sự đảng được lập ở: [1] Chính phủ do Bộ Chính trị thành lập, có 10 thành viên, gồm: Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; thành viên khác [nếu có]; đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Thủ tướng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng. [2] Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước do Ban Bí thư thành lập, cơ cấu gồm Bộ trưởng [hoặc người đứng đầu ngành], các thứ trưởng [hoặc cấp phó của người đứng đầu], vụ trưởng vụ tổ chức - cán bộ; các thành viên khác [nếu có]; đồng chí bộ trưởng hoặc người đứng đầu ngành làm bí thư ban cán sự đảng, 1 đồng chí thứ trưởng hoặc cấp phó của người đứng đầu làm phó bí thư ban cán sự đảng. Số lượng thường từ 5 đến 8 thành viên. [3] Tòa án Nhân dân Tối cao do Ban Bí thư thành lập, gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ; thành viên khác [nếu có]. Đồng chí Chánh án làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Chánh án làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng. [4] Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao do Ban Bí thư thành lập, gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ; thành viên khác [nếu có]; đồng chí Viện trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Viện trưởng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.

Xem thêm: Nến Nhật Là Gì? Cách Đọc Biểu Đồ Nến Để Giao Dịch Cách Đọc Biểu Đồ Chứng Khoán Hình Cây Nến Ở Nhật


Ở cấp tỉnh: Đảng đoàn, ban cán sự đảng do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy lập và chỉ định nhân sự. Đảng đoàn được lập ở: Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và một số tổ chức hội cấp tỉnh. Ban cán sự đảng được lập ở: Ủy ban nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các thành phần tham gia đảng đoàn, ban cán sự đảng ở các tỉnh, thành phố tương tự như ở Trung ương. Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở cấp tỉnh không có văn phòng, cán bộ chuyên trách thực hiện công tác tham mưu, giúp việc.


Nhìn chung, việc thành lập tổ chức đảng đoàn, ban cán sự đảng trong một số cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị và cơ cấu nhân sự cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của từng tổ chức trong mỗi giai đoạn cách mạng. Các đảng đoàn, ban cán sự đảng đã lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức - cán bộ; quyết định những chủ trương lớn của ngành, địa phương, tổ chức; bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động, góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội và tính thống nhất trong hệ thống chính trị.


Tuy nhiên, việc quy định một số nội dung về đảng đoàn, ban cán sự đảng còn chưa bao quát hết các tình huống hoặc có nội dung chưa thật sự rõ cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng cho phù hợp với thực tiễn hiện nay; cụ thể:


[1]- Đảng đoàn, ban cán sự đảng do cấp ủy cùng cấp lập; lãnh đạo, thuyết phục các thành viên trong tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng. Do đó, cần nghiên cứu để bổ sung vào Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ Đảng quy định về cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng cụm từ “trừ một số trường hợp do cấp có thẩm quyền chỉ địnhđể quy định đầy đủ hơn và viết lại là: “Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử dân chủ lập ra, trừ một số trường hợp do cấp có thẩm quyền chỉ định, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.


- Hiện nay, một số tổ chức hội quần chúng, cấp ủy lập đảng đoàn. Do đó, đề nghị nghiên cứu để bổ sung cụm từ: “một số tổ chức hội quần chúng” vào Khoản 1, Điều 42 và viết lại là: “Trong cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội, một số tổ chức hội quần chúng cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng cấp lập đảng đoàn... ”.


[3]- Về thực hiện chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng:


- Đề nghị bổ sung cụm từ “chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội” vào Khoản 3, Điều 42 và viết lại là: “Đảng đoàn lãnh đạo…; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội”.


- Đề nghị bổ sung cụm từ “chính sách, pháp luật của Nhà nước” vào Khoản 3, Điều 43 và viết lại là: "Ban cán sự đảng…; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".


Đảng đoàn Quốc hội là một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quốc hội Việt Nam. Bí thư Đảng đoàn Quốc hội là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng thời là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam[1].

Mục lục

  • 1 Ảnh hưởng của Đảng đoàn Quốc hội đối với hoạt động của Quốc hội Việt Nam
  • 2 Đại hội Đảng đoàn Quốc hội
  • 3 Lấy phiếu tín nhiệm
  • 4 Thành viên hiện nay
  • 5 Cựu thành viên
  • 6 Tham khảo

Ảnh hưởng của Đảng đoàn Quốc hội đối với hoạt động của Quốc hội Việt NamSửa đổi

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Trong một vài khóa Quốc hội Việt Nam gần đây [trước khóa 14], Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[2]

Tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2018, Đinh Thế Huynh đã hai năm không tham gia các hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, ông không bị Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 14 cho thôi nhiệm vụ đại biểu vì theo giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc [Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam khóa 14, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14, ủy viên Đảng đoàn Quốc hội] thì "Ông Đinh Thế Huynh là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý, khi nào cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ có ý kiến thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét."[3]

Đại hội Đảng đoàn Quốc hộiSửa đổi

Lấy phiếu tín nhiệmSửa đổi

Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ ba của nhiệm kỳ Đại hội Đảng đoàn Quốc hội. Lần đầu tiên được thực hiện vào tháng 12 năm 2014.[4]

Thành viên hiện naySửa đổi

  • Bí thư: Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 15, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13
  • Phó bí thư: Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam khóa 15
  • Ủy viên:
    1. Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 15
    2. Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 15
    3. Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 15
    4. Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội khoá 15
    5. Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá 15
    6. Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khoá 15
    7. Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường của Quốc hội khoá 15
    8. Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá 15
    9. Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội khoá 15
    10. Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khoá 15
    11. Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội khoá 15
    12. Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 15
    13. Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu [thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 15]
    14. Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội khóa 15

Tất cả các thành viên trên [gồm bí thư, phó bí thư và ủy viên] của Đảng đoàn Quốc hội hiện nay đều là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV.

Cựu thành viênSửa đổi

  • Bí thư Nguyễn Sinh Hùng[5]
  • Bí thư Nguyễn Thị Kim Ngân

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Công Hân/VOV.VN [22 tháng 7 năm 2016]. “Danh sách bộ máy lãnh đạo Quốc hội khóa XIV vừa được bầu”. VOV. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ Tư Giang/Thời báo Kinh tế Sài Gòn [7 tháng 4 năm 2016]. “Quan hệ giữa Đảng và Quốc hội: Đã có thay đổi”. VOV. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ Lê Kiên. “Trường hợp ĐBQH Đinh Thế Huynh: Bộ Chính trị có ý kiến mới xem xét”. Báo Tuổi trẻ. 2018-05-19. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ “Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Đảng đoàn Quốc hội”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Chiến Thắng [25 tháng 12 năm 2014]. “Đảng Đoàn Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 57 chức danh”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.

Video liên quan

Chủ Đề