Bị thủy đậu có ăn được thịt vịt không

Trong khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 - 12 ngày, có một số thức ăn bạn cần tránh dùng vì chúng sẽ gây ngứa nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Thực phẩm cần tránh khi bị thủy đậu

Bị thủy đậu có ăn được thịt vịt không
Không ăn thịt khi bị bệnh thủy đậu.

Thịt là thực phẩm gây nhiệt, do đó bạn nên tránh tất cả các loại thịt khi bị bệnh thủy đậu. Nếu ăn vào, người bệnh sẽ tăng nhiệt, khiến bệnh lây lan nhanh và lâu khỏi hơn.

Đồ ăn nhanh sẽ làm bệnh thủy đậu thêm trầm trọng, khiến bạn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi hơn. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều dầu, ăn đồ chiên, rán có thể gây nóng trong cho bệnh nhân thủy đậu.

Thực phẩm nhiều gia vị gây nóng rát ở vùng ngực và gây viêm, làm cho bạn càng cảm thấy khó chịu trong giai đoạn này.

Cà phê và sô cô la có tính a xít sẽ làm sưng tấy các tổn thương ở da, gây ngứa nhiều.

Đồ nếp như xôi, bánh chưng... có thể làm sưng tấy và mưng mủ nốt thủy đậu.

Nhục quế là thực phẩm kỵ nhất vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

Đậu phộng, hạt trái cây và nho khô… chứa một hàm lượng lớn arginine có thể thúc đẩy virus phát triển và khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.

Thức ăn ngọt, béo, mặn. Các loại thực phẩm này sẽ chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Nhất là thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại những vết sẹo lớn.

Thực phẩm nên ăn khi bị thủy đậu

Người bị thủy đậu nên dùng thức ăn thanh đạm, đầy đủ các chất dinh dưỡng và dưới dạng thức ăn lỏng hoặc nửa lỏng, dễ tiêu hóa, như cháo đậu xanh, cháo củ năng-ý dĩ, cháo củ năng - lá tre non, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoa, cháo tiểu mạch, cháo miến đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má, mướp đắng, rau dền, cải thảo, cải bắp, rau diếp, ngải cứu.

Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua...Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.

Theo Bằng Lăng/Khỏe & Đẹp

Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì & kiêng gì tốt nhất? bôi thuốc gì nhanh khỏi bệnh?

GonHub » Mẹ - Bé » Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì & kiêng gì tốt nhất? bôi thuốc gì nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì? nên kiêng gì? bôi thuốc gì nhanh khỏi bệnh mà không để lại sẹo?……giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị bệnh trái rạ hiệu quả. Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là một trong những bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, hầu hết ai cũng sẽ bị bệnh này một lần trong đời. Bệnh thủy đậu tuy lành tính nhưng có thể để lại nhiều sẹo lõm trên da sau khi khỏi bệnh, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên khi bị bệnh cần có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Đối với trẻ em khi bị bệnh thủy đậu nếu không được điều trị kịp thời có thể làm bệnh nặng thêm, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như viêm màng não, viêm phổi vô cùng nguy hiểm. Để giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tổng quan về bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới đây để có cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất nhé.

1. Biến chứng và cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu (hay theo cách gọi của dân gian là bênh trái dạ) do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn…). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Bị thủy đậu có ăn được thịt vịt không

Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.

Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não…

Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi… và nguy hiểm tính mạng. Riêng trường hợp bị viêm não, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.

Cũng theo các bác sĩ, người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Các biểu hiện của hội chứng này có thể là: sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc…), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần…

Với những người mẹ bị thủy đậu trong khoảng thời gian trước sinh năm ngày đến sau sinh 48 giờ, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

2. Phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước đã khô vảy. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp của người bệnh.

Mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vắc xinđã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (trên 97%) và kéo dài trong suốt cuộc đời. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng Đà Nẵng, lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cụ thể như sau:

Lưu ý:

Đối với người bị bệnh thủy đậu cần:

Đối với trẻ em bị thủy đậu

Đối với người thân trong gia đình:

Các bác sĩ khuyến cáo, thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não. Bởi vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Trẻ bị bệnh thủy đậu kiêng gì?

Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu nếu không kiêng khem đầy đủ sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây tổn thương thần kinh ung ương, ung thư da, nguy hiểm nhất là gây tử vong. Vậy bệnh thủy đậu kiêng những gì?

Bệnh thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vì vậy, trong thời mang mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên tránh xa những chỗ đông người.

Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biết bệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình mắc bệnh, bạn nên sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa, nước uống,…

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, bạn nên cắt hết móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

Bị thủy đậu có ăn được thịt vịt không

Trong chế độ ăn uống thì bệnh thủy đậu kiêng những gì? Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyể đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Theo các chuyên gia phụ khoa, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

4. Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Những nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, trẻ sốt nhẹ, ho ít, nước mũi loãng trong, trẻ vẫn ăn uống, tinh thần bình thường. Phép chữa là sơ phong thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá dâu 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: (dùng khi thủy đậu mọc để trừ thấp giải độc): cam thảo dây 12g, lá tre 10g, sinh địa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, rễ cây sậy 8g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nước, bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở danh phận. Dùng bài: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa 12g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu họng đau gia xạ can 4g, sơn đậu căn 8g. Nếu phiền táo gia hoàng liên 8g; táo bón gia đại hoàng 4g; khát nước, miệng khô gia thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn mỗi vị 8 – 12g.

5. Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì?

Hy vọng sau khi tham khảo bệnh thủy đậu ở trẻ em trên đây các bạn đã biết được cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh, những điều cần kiêng kị và sử dụng thuốc nào tốt nhất. Bệnh thủy đậu tuy lành tính nhưng các mẹ cần chú ý để tránh ảnh hưởng đến làn da của bé sau khi bị bệnh. Chúc các bé luôn vui khỏe, phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Mẹ - Bé - Tags: bệnh thủy đậu