Bộ lưu điện sài được bao lâu

Bộ lưu điện cửa cuốn lưu điện được bao lâu, Cúp điện giữ điện được nhiều không, Sài cả ngày có được không…Tất cả những thắc mắc về bộ lưu điện cửa cuốn chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Đầu tiên phải tìm hiểu xem Bộ lưu điện cửa cuốn là gì? Chức năng thường dùng cho thiết bị gì?

Bộ lưu điện cửa cuốn là Bộ lưu điện được sử dụng dành riêng cho motor cửa cuốn, nâng hạ cửa cuốn lên xuống khi trường hợp mất điện xảy ra.

– Chủng loại: Bộ lưu điện

– Chức năng: Lưu điện cho motor cửa cuốn

Như vậy thì Bộ lưu điện cửa cuốn lưu điện được bao lâu ?

Thời gian lưu điện của Bộ lưu điện cửa cuốn phụ thuộc vào 2 yếu tố sau đây:

  • Công suất tải [Motor cửa cuốn hoặc tải bất kỳ]
  • Công suất bộ lưu điện [Hay đúng hơn là dung lượng bình ắc quy bên trong]

1. Công suất Bộ lưu điện

Với cùng 1 tải thì với các Bộ lưu điện cửa cuốn có công suất lơn hơn và dung lượng bình ắc quy lớn hơn thì thời gian lưu điện sẽ lâu hơn.

Ví dụ: Với cửa cuốn bạn đang sử dụng có diện tích: Rộng x Cao = 12m2. Motor cửa cuốn dùng loại có tải trọng 400Kg. Thì khi dùng Bộ lưu điện cửa cuốn Yh400 [Bình 12V7Ahx2] sẽ cho thời gian lưu điện ít hơn so với loại Yh600 [12V9Ahx2].

Hiện nay trên thị trường, chúng ta có thể bắt gặp nhiều Bộ lưu điện cửa cuốn ghi Yh400 bình 12V7Ah hoặc 12V9Ah, hay IQ, Hanotech cũng tương tự. Lý do ở đây cùng một công suất bộ lưu điện nhưng bình ắc quy có thể sử dụng được là 12V7Ah, 12V9Ah, thậm chí 12V12Ah…Dung lượng càng lớn thì thời gian lưu điện càng lâu.

2. Công suất tải

Tương tự như công suất của bộ lưu điện, với cùng 1 bộ lưu điện, công suất tải nhỏ hơn thì thời gian lưu điện sẽ dài hơn.

Ví dụ: Với cùng 1 bộ lưu điện cửa cuốn Yh600, dùng cho motor cửa 400kg sẽ lưu điện được lâu hơn so với 600Kg. 

Thời gian chạy thực tế của Bộ lưu điện cửa cuốn là bao lâu ?

Thông thường, khi cấp điện cho cửa cuốn chạy khi ắc quy đã nạp đầy thì cửa có thể cho mở lên xuống được vài lần. Đây là mức cơ bản mà hầu hết các Bộ lưu điện cửa cuốn đáp ứng được.

Thời gian chờ khi cúp điện: Đa phần từ trên 20 giờ trở lên, thời gian chờ càng lâu thì khả năng cấp điện cho việc nâng hạ cửa sẽ ít lại.

Có thể tóm tắt như thế này:

  • Lưu điện chờ: trên 20 giờ
  • Lưu điện đóng mở cửa: vài lần lên xuống, thông thường từ 3 lần trở lên

Hiện nay bộ lưu điện cửa cuốn ngoài dùng cho cửa cuốn thì còn dùng lưu trữ cho thiết bị bấm vân tay, thiết bị cần lưu trữ lâu mà không cần thời gian chuyển mạch nhanh.

UPS Toàn Tâm hiện cung cấp Bộ lưu điện cửa cuốn chính hãng, giá sỉ, hỗ trợ lắp đặt miễn phí.

Thông tin liên hệ: 0906.394 871 – www.suachuaups.info

Hôm nay Trung tâm Dịch vụ sửa chữa ups Toàn Tâm xin gửi đến các bạn công thức tính thời gian lưu điện của UPS một cách gần chính xác nhất với thời gian lưu điện thực tế của các bộ lưu điện UPS hiện nay. Với mỗi hãng sản xuất UPS [như APC, Santak, Riello, CyberPower…] thì thời gian lưu điện tính cho các sản phẩm tương đương công suất sử dụng cho cùng 1 tải cũng sẽ khác nhau.

Cách tính thời gian lưu điện của UPS gần chính xác nhất

Bạn đừng tin rằng chắc chắn 100% công thức này sẽ cho ra kết quả chính xác, bởi vì thời gian lưu điện của mỗi UPS sẽ khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Ắc quy từng hãng: Mỗi hãng sẽ sử dụng mỗi loại Ắc quy khác nhau, nên chất lượng sẽ khác nhau. Chưa kể đến quá trình sử dụng nạp xả sẽ làm giảm dung lượng Ắc quy đáng kể. Có thể hai sản phẩm cùng công suất, cùng dung lượng và số lượng Ắc quy nhưng chất lượng Ắc quy khác nhau sẽ cho ra thời gian lưu điện không giống nhau.
  • Ắc quy được nạp đầy hay chưa: Ở đây áp dụng công thức này chúng tôi sẽ mặc định là Ắc quy đã được nạp đầy.
  • Mức cắt điện áp xả của từng UPS: Tức là điện áp Ắc quy được UPS ngắt sau khi xả điện để sử dụng cho tải để bảo vệ nó. Ví dụ: Dòng sản phẩm Santak TG500VA bạn xả tải cho 01 bộ máy tính bàn [công suất khoảng 150W]  thì Ắc quy bên trong sau khi xả điện xuống khoảng 10.9VDC sẽ được UPS ngắt chứ không cho xả điện hết. Nhiều dòng Online sẽ cho xả Ắc quy xuống 9.9VDC. Mức điện áp cắt khác nhau sẽ cho ra thời gian lưu điện khác nhau.

Trên mạng hiện có vài công thức tính thời gian lưu điện của UPS, tuy nhiên nếu bạn tính thử và so sánh với kết quả thực tế thì chênh lệch rất lớn thậm chí bị sai rất nhiều.

Các bước tính thời gian lưu điện UPS chung nhất như sau:

Bước 1: Xác định UPS đang sử dụng có bao nhiêu Ắc quy và dung lượng của nó. Vấn đề này nhiều bạn không biết, bêu dưới chúng tôi xin cung cấp một số loại UPS và số lượng ắc quy sử dụng bên trong để tham khảo.

Ví dụ: Dòng UPS Santak C2KVA Online sử dụng số lượng 08 bình ắc quy 12V36W. Vậy số lượng ắc quy là 08 và dung lượng là 12V36W hay 12V7Ah

Bước 2: Xác định hiệu suất chạy ở chế độ ắc quy của từng UPS: Cái này các bạn phải vào xem thông số kỹ thuật của từng sản phẩm

Ví dụ: Dòng Santak Online 2KVA, mã C2K có hiệu suất là 83%.

Bước 3: Tính dòng xả của Ắc quy theo công thức: I = P/[D x S x H] x 1.1 trong đó

I: Dòng điện ắc quy xả

P: Công suất tải

D: Dung lượng ắc quy [tính bằng Volts]

S: Số lượng ắc quy

H: Hiệu suất UPS

Ví dụ: Bạn đang sử dụng UPS Santak C2K Online cho tải 500W. Chúng ta có thể tính dòng điện xả của Ắc quy như sau: I = 500 [12 x 8 x 0.83] x 1.1 = 6.9 A

Bước 4: Bạn đã biết dòng xả Ắc quy là bao nhiêu rồi, như ví dụ trên là 6.9A và dung lượng ắc quy đang sử dụng là loại 12V36W [tương đương với 12V9Ah]. Tìm datasheet đúng ắc quy đó và tra vào bảng sẽ cho ra thời gian lưu điện cần tìm.

Như ví dụ trên sau khi tra vào bảng sẽ cho ra kết quả là khoảng 45 phút như trong hình.

Đây là kết quả gần giống với kết quả thực tế chúng tôi đã test thực tế

Tra vào bảng thông số ắc quy sẽ cho ra kết quả thời gian lưu điện cần tính

Một số Ắc quy và dung lượng dùng cho một số UPS phổ biến hiện nay

– Santak:

  • Dùng 1 ắc quy 12V28W [12V7Ah]: TG500VA, Blazer600/600E, Blazer 800/800E
  • Dùng 2 ắc quy 12V28W [12V7Ah]: TG1000VA,
  • Dùng 2 ắc quy 12V45W: Blazer1000, Blazer2000
  • Dùng 3 ắc quy 12V36W [12V9Ah]: C1K
  • Dùng 6 ắc quy 12V36W: C2KE
  • Dùng 8 ắc quy 12V36W: C2K, C3K
  • Dùng 20 ắc quy 12V36W: C6K
  • Dùng 20 ắc quy 12V45W: C10K
  • Các dòng có công suất lớn hơn sử dụng bình ắc quy ngoài.

– APC: 

  • Dùng 1 ắc quy 12V7Ah: ES500VA, RS500VA
  • Dùng 02 ắc quy 12V7Ah: SMT 750I [mã cũ Sua750I], RS1100
  • Dùng 02 ắc quy 12V12Ah: STM1000I [mã cũ Sua1000I]
  • Dùng 02 ắc quy 12V20Ah: SMT1500I [mã cũ Sua1500I]
  • Dùng 04 ắc quy 12V20Ah: SMT2200I [mã cũ Sua2200I], SMT3000I [mã cũ Sua3000I]
  • Dùng 08 ắc quy 12V20Ah: SMT5000RMI5U [mã cũ Sua5000RMI5U]
  • Dùng 16 ắc quy 12V5Ah: Surt/Surtd3000XLI, 5000XLI, 6000XLI
  • Dùng 32 ắc quy 12V5Ah: Surt/Surtd8000XLI, 10000XLI

Trên đây là hai hãng UPS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam, còn một số hãng nữa chúng tôi không thể đề cập hết ở đây. Tuy nhiên có một quy tắc áp dụng chung cho các loại UPS để xác định ắc quy đó là:

– Công suất UPS dưới 1000VA thường sử dụng 01 ắc quy 12V7Ah

– Công suất UPS 1000VA – 2000VA [loại Offline] thường sử dụng 02 ắc quy 12V7Ah hoặc 12V9Ah

Trên đây là công thức chúng tôi thường sử dụng để tính thời gian lưu điện UPS, tuy nhiện các bạn có thể thấy hơi dài dòng đúng không? Vậy có cách nào tính thời gian lưu điện của các hãng UPS nhanh chóng và chính xác nhất?

Câu trả lời là có, nhưng đây là công thức tính của từng hãng UPS, chúng ta khó có thể lấy được. Nhưng các bạn có thể dùng công thức chúng tôi ở trên để tính hoặc truy cập vào các trang web của các hãng đó để tra kết quả.

Đối với UPS APC: 

Truy cập vào: //www.apc.com/shop/af/en/categories/power/uninterruptible-power-supply-ups-/_/N-13quq79 để chọn UPS và xem thời gian lưu điện ứng với từng loại tải.

Chọn từng hạng mục UPS

Ứng với mỗi hạng mục sẽ cho ra danh sách các Model UPS, ví dụ chọn Network and Server

Danh sách các Model UPS APC tương ứng với hạng mục đã chọn ở trên

Click vào Model cần tìm và xem, ví dụ click vào mã SUA750I

Click vào Model có mã SUA750I

Kéo xuống dưới Click vào Technical Specifications

Chọn Mục Technical and Specificatinons

Kéo xuống dưới bạn sẽ thấy Batteries and Runtime và chọn vào View Runtime Graph, một biểu đồ hiện ra cho phép bạn kiểm tra thời gian lưu điện tương ứng với từng công suất tải.

Xem mục Batteries và Runtime

Biểu đồ xem thời gian lưu điện ứng với công suất

Bạn có thể xem tất cả thời gian lưu điện của UPS APC trong này với kết quả đưa ra của hãng sản xuất nên kết quả rất chính xác.

Đối với UPS CyberPower: 

Bạn truy cập vào đây: //www.cyberpowersystems.com/tools/runtimes/ và chọn Model sẽ có biểu đồ tương ứng hiện ra.

Chọn Model UPS sẽ có biểu đồ hiện ra

Đối với UPS Santak: 

Santak hiện nay chưa có trang web để chúng ta có thể tham khảo thời gian lưu điện, tuy nhiên trung tâm UPS Toàn Tâm đã có phần mềm tính với kết quả gần chính xác nhất với thời gian lưu điện của hãng đưa ra. Nếu bạn cần biết sản phẩm nào thì gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

Bảng tính thời gian lưu điện UPS Santak

Với các hãng UPS khác, các bạn có thể truy cập vào trang của hãng và xem coi có chỗ nào tính thời gian lưu điện không nhé. Còn không thì áp dụng công thức tính của chúng tôi ở trên sẽ cho kết quả gần tương đương nhất.

Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số Hotline 0906 394 871  để được tư vấn thêm

Video liên quan

Chủ Đề