Bụi ắt là gì

Mắt bị cộm sẽ luôn kéo theo nhiều biểu hiện khác như cay, rát… Mắt bị cộm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện được tình trạng này cần theo dõi và có sự chẩn đoán chuyên khoa từ các bác sĩ.

Mắt bị cộm luôn khiến mọi người có cảm giác vướng víu ở bên trong. Cộm mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng mắt bị cộm cũng sẽ có tiến triển khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Khi cảm thấy mắt bị cộm, bạn nên theo dõi và chăm sóc mắt đúng cách giúp có phương án điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho thị lực của mắt.

Mắt bị cộm là gì

Mắt bị cộm là tình trạng cay, dị vật trong mắt, cảm giác như có cát, thậm chí đỏ mắt, bỏng rát tùy thuộc vào nguyên nhân bị bệnh.

Nguyên nhân khiến mắt bị cộm

Mắt bị cộm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên như:

– Bụi bay vào mắt khi đi đường hoặc có dị vật rơi vào mắt

– Chấn thương mắt trong quá trình lao động

– Mắt khô, cộm do tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, tivi quá thường xuyên, hoặc thức khuya, ít chớp mắt.

– Do stress, thay đổi nội tiết trong cơ thể

– Mắt bị tổn thương do một bệnh lý mắt nào đó như: viêm mí mắt, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, chắp, lẹo, bị kích ứng hoặc dị ứng…

– Dị vật kết mạc, giác mạc

Khi bị cộm mắt chảy nước mắt, cảm giác ngứa và khó chịu khiến mọi người thường có thói quen dụi mắt. Tuy nhiên, việc làm này vô tình khiến mắt dễ bị tổn thương nhiều hơn, có thể gây xước giác mạc. Xước giác mạc nếu không được hỗ trợ cải thiện đúng cách có thể dẫn đến sẹo giác mạc và làm giảm thị lực nghiêm trọng.

Những biểu hiện thường kèm theo khi mắt bị cộm

Một vài biển hiện cơ bản khi cảm thấy cộm trong mắt:

  • Mắt nổi nhiều hạt và đau mắt.
  • Mắt bị chảy nước, mắt có ghèn, nhìn mờ.
  • Cảm giác cay cay mắt và chảy nước mắt, hoặc khi dụi thì nước mắt trào ra.
  • Mắt chuyển qua màu vàng nâu và các tia máu nổi lên.

Mắt bị cộm là triệu chứng của bệnh gì

Mắt bị cộm đơn thuần sẽ dễ dàng khỏi khi bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen làm việc cũng như chăm sóc mắt hợp lý. Tuy nhiên, mắt bị cộm kèm theo nhiều biểu hiện khác như mắt bị cộm và mờ, mắt bị cộm nhưng không có bụi, mắt bị cộm và có cảm giác cay rát… Bạn hãy nghĩ ngay đến việc đi khám mắt để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh kịp thời các bệnh về mắt như:

Khô mắt

Nguyên chính chính của bệnh khô mắt là do giảm tiết chế nước mắt, do các nguyên nhân miễn dịch toàn thân, teo và xơ hóa tuyến lệ, sẹo kết mạc do mắt hột, môi trường không khí khô, dùng thuốc tra kéo dài, bệnh kết mạc mạn tính…

Hiểu đơn giản hơn, khô mắt là tình trạng thiếu nước mắt đầy đủ. Hỗn hợp của nước, dầu béo, protein cùng các chất điện giải tạo nên nước mắt. Chúng giúp làm ẩm bề mắt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho tế bào biểu mô đồng thời nó có vai trò miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của vi trùng.

Biểu hiện chính của khô mắt là ngứa mắt, nhức mắt, cảm giác mắt bị cộm, cay và đau rát, ra dử mắt dính hoặc nhiều bọt trắng ở hai góc mắt, mắt bị nhòe khi phải chớp liên tục, cảm thấy buồn ngủ, khó mở mắt vào buổi sáng.

Sạn vôi

Sạn vôi ở kết mạc mắt là một tình trạng lắng đọng chất calci ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Nó có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở mi mắt một bên hay cả hai bên mắt.

Sạn vôi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chưa được biết rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó liên quan đến cơ địa của mỗi người. Sạn vôi có thể lắng đọng nhiều nơi trong cơ thể nhưng do ở mắt người ta dễ nhận biết hơn cả.

Nếu sạn vôi ít hoặc nhỏ có thể không có triệu chứng gì, chỉ tình cờ phát hiện khi khám mắt. Nếu sạn vôi nhiều hoặc to triệu chứng thường gặp là cộm, xốn mắt giống như bị bụi lọt vào mi mắt khiến cho bệnh nhân phải chớp mắt nhiều lần, dụi mắt chảy nước mắt, thị lực bệnh nhân vẫn bình thường.

Làm gì khi mắt bị cộm

Khi phát hiện mắt bị ngứa và cộm, trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân gây cộm mắt. Từ đó mới có giải pháp phù hợp để hỗ trợ cải thiện cộm mắt hiệu quả.

Nếu mắt bị cộm do bụi hay có dị vật rơi vào mắt, hoặc mắt bị chấn thương trong quá trình lao động, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó chớp mắt nhiều lần để bụi bẩn trôi ra ngoài. Nếu dị vật lớn, ảnh hưởng đến thị lực và gây đau, nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được các chuyên gia cải thiện, lấy dị vật ra ngoài.

Nếu nguyên nhân do sử dụng máy vi tính quá nhiều khiến mắt khô và cộm, cần thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị điện tử: giảm thời gian tiếp xúc [nếu có thể], chớp mắt nhiều hơn, thường xuyên cho mắt thư giãn, sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các màn hình [như F.lux cho máy tính, Twilight cho các thiết bị Android, Night shift cho các thiết bị IOS].

Nếu do căng thẳng, stress hay thay đổi nội tiết tố [thường gặp ở phụ nữ có thai, sau sinh, tiền mãn kinh…], cần thực hiện lối sống khoa học, ăn đầy đủ dưỡng chất, giảm căng thẳng, hạn chế để mắt làm việc quá nhiều.

Nếu mắt bị cộm do ảnh hưởng từ một bệnh lý nào đó, nên tới các cơ sở chuyên khoa mắt để được chuẩn đoán chính xác được lý do, từ đó chuyên gia sẽ cho lời khuyên về cách làm hết cộm mắt hiệu quả.

Lưu ý, nên hạn chế tối đa việc lấy tay dụi mắt để tránh ảnh hưởng đến giác mạc. Không lạm dụng kính áp tròng và không sử dụng kính áp tròng khi đang bị cộm mắt. Khi đi đường nên đeo kính để tránh bụi hay dị vật có thể rơi vào mắt.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt có vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ mắt bị cộm do các tác nhân gây hại tấn công, đặc biệt là ánh sáng xanh nguy hại từ  màn hình của máy tính, điện thoại… hay do căng thẳng, stress.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Đỗ Minh Lâm

Thứ tư - 29/05/2019 21:07

Mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương nên dẫu chỉ là hạt cát, bụi hay côn trùng nhỏ… bay vào, thì đều gây khó chịu và có khả năng gây nhiễm trùng. Vậy chúng ta cần làm gì? Những hướng dẫn sau đây rất có ích khi gặp phải dị vật .
 

  1. Tự loại bỏ dị vật trong mắt
Chớp mắt nhanh. Khi bị bụi, tóc, hoặc một vật thể nhỏ khác rơi vào mắt, phản xạ tự nhiên của cơ thể là chớp mắt. Chớp mắt nhanh có thể giúp loại bỏ mảnh vụn và cho phép nước mắt rửa trôi dị vật. Càng chớp mắt nhiều và làm cho nước mắt chảy ra, càng có nhiều cơ hội loại bỏ dị vật.
  • Chớp mắt bằng cách mở và nhắm mắt nhanh.
  • Nếu không thể tập trung để làm cho nước mắt chảy ra, hãy thử ngáp để tạo nước mắt. 
Kéo mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới. Nếu muốn lấy dị vật kẹt dưới mí mắt, hãy nhắm mắt lại và nhẹ nhàng kẹp phần da của mí mắt trên, kéo nhẹ xuống sao cho trùm lên mí mắt dưới. Đảo tròng mắt bị dị vật bay vào. Nếu may mắn, động tác này sẽ giúp dị vật lỏng ra và rơi ra ngoài.

Tránh giụi mắt. Khi có thứ gì đó bay vào mắt, phản xạ tự nhiên của chúng ta là giụi mắt, nhưng hành động này thực ra có thể gây nguy hiểm. Giụi mắt, dị vật kẹt trong mắt có thể bị đẩy vào dưới mí mắt, đâm vào mắt hoặc làm xước giác mạc. Nếu tình trạng này xảy ra, mắt có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến mù lòa, kèm theo cảm giác rất đau nhức. Vì vậy, đừng bao giờ giụi mắt hoặc tạo áp lực lên mắt khi lấy dị vật ra khỏi mắt.


 
  1. Loại bỏ dị vật với phương tiện hỗ trợ


Rửa mắt bằng dung dịch nhỏ mắt. Các loại dung dịch nhỏ mắt trên thị trường có thể giúp đẩy dị vật trong mắt ra ngoài. Các loại dung dịch rửa mắt có thể được sử dụng theo cách khác nhau. Một số dung dịch nhỏ mắt được dùng gián tiếp bằng cách rót dung dịch vào cốc rửa mắt, sau đó đặt lên mắt và ngửa đầu ra sau. Các dung dịch khác được dùng trực tiếp bằng cách ngửa đầu ra sau và nhỏ hoặc bóp dung dịch trong lọ vào mắt.

Rửa mắt bằng nước. Nếu có cốc rửa mắt [dụng cụ dùng để rửa mắt], hãy sử dụng để rửa mắt với nước sạch, mát. Nếu không,  có thể rót đầy nước vào bát nhỏ hoặc cốc, mở mắt ra và giội lên mắt. Cũng có thể để mắt dưới vòi nước chảy chậm hoặc vòi sen để rửa trôi dị vật.

Đặt đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt trên. Nhẹ tay kẹp mí mắt trên và nhấc nhẹ lên. Luồn đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt và chầm chậm đảo tròng mắt ra sau. Lấy tăm bông hoặc khăn ra và kiểm tra xem còn dị vật trong mắt hay không. Nếu  không chắc chắn vì mắt vẫn đỏ hay khó chịu sau khi đã lấy dị vật ra, hãy kiểm tra đầu tăm bông hoặc khăn để tìm dị vật.

Dùng tăm bông hoặc góc khăn sạch để loại bỏ dị vật. Nếu sau khi rửa mắt bằng dung dịch hoặc nước mà vẫn thấy cộm trong mắt,  hãy dùng tăm bông hoặc khăn sạch để lấy dị vật ra. Luôn luôn lau nhẹ nhàng với động tác chấm lên xuống, đừng bao giờ quẹt khắp mắt.

  • Để bảo vệ giác mạc, hãy nhìn về hướng ngược lại với vị trí dị vật rơi vào mắt. Ví dụ, nếu dị vật rơi vào góc bên phải của mắt,  hãy nhìn về phía bên trái.
  • Kiểm tra tăm bông hoặc khăn sau mỗi lần chấm vào mắt để lấy dị vật ra. Nếu tăm bông hoặc khăn có màu trắng, sẽ nhìn thấy dị vật sau khi nó được lấy ra.
Nhờ ai đó giúp. Nếu thấy khó lấy dị vật ra khỏi mắt và không nhìn vào gương được, nên nhờ người khác giúp. Giữ hai mí mắt để mắt mở ra và nhờ họ kiểm tra xem có gì trong mắt không. Đảo mắt để họ có thể nhìn được khắp bề mặt mắt.
  • Nếu thấy yên tâm, có thể nhờ họ dùng tăm bông chấm vào để lấy dị vật ra. Ngoài ra, có thể nhờ họ nhỏ mắt giúp hoặc dùng cốc nước giội lên mắt. 
  1. Loại bỏ các vật lớn, nguy hiểm
Nhận biết các triệu chứng cho thấy mắt cần được chăm sóc y tế. Nếu mắt bị kích ứng vì bất cứ vật gì lớn hơn một hạt bụi, khi đó cần đến gặp bác sĩ để lấy ra. Nếu dị vật có kích thước rất lớn, hoặc đâm vào mắt đến mức chảy máu và đau dữ dội thì  buộc phải đến bác sĩ. Đau là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy mắt  không chỉ bị kích ứng nhẹ [mặc dù đôi khi mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng mà không có cảm giác đau]. Các triệu chứng cần lưu ý bao gồm sự thay đổi rõ rệt về màu mắt, chảy máu, bất thường trong mắt, mắt mờ hoặc mất thị lực, hoặc dịch tiết ra từ mắt.
  • Nếu không thể lấy dị vật ra khỏi mắt,  cũng nên cân nhắc đến gặp chuyên gia y tế. 
Tìm sự chăm sóc y tế. Một khi đã xác định vật trong mắt là vấn đề nghiêm trọng,  hãy liên lạc với bác sĩ. Các dị vật lớn như mảnh thủy tinh hay móng tay cần phải được bác sĩ hoặc chuyên viên y tế xử lý. Nếu dị vật nằm bên trong mắt, có thể bác sĩ phải tiểu phẫu để lấy ra. 

Đừng cố gắng lấy dị vật nằm bên trong mắt. Nếu có mảnh thủy tinh hoặc vật nào đó đâm vào mắt,  đừng cố gắng tự xử lý, điều đó sẽ rất dễ gây tổn thương hơn khi cố lấy dị vật ra. Thay vì vậy, nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế đúng cách và an toàn.


 Cần lưu ý
 

  • Cẩn thận dùng gạc băng mắt cho đến khi gặp bác sĩ.
  • Đừng bao giờ dùng ngón tay chọc vào mắt hoặc chạm vào con ngươi trong mắt.
  • Rửa tay trước khi đưa tay lên gần mắt hoặc mí mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc kích ứng thêm. Người trợ giúp cũng phải làm như vậy.
  • Đảm bảo dùng nước sạch để giội dị vật ra khỏi mắt.
  • Nếu mắt bị dính hóa chất,  hãy rửa mắt ít nhất 10-15 phút và đi cấp cứu ngay
  • Không bao giờ được dùng nhíp hoặc bất cứ dụng cụ gắp nào để loại bỏ dị vật trong mắt. Hành động này sẽ rất dễ làm tổn thương mắt hoặc khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề