Tại sao mắt bé đổ ghèn

Hỏi

Chào bác sĩ,

Con của cháu từ khi sinh đến giờ được 2 tháng, mắt thường xuyên đổ ghèn, lúc trước mắt đổ ghèn ít, lòng trắng vẫn sáng. Bây giờ cháu thấy mắt bé đục hơn và xuất hiện những vết đỏ trong lòng trắng. Cháu có nhỏ nước muối sinh lí 0,9% cho bé mà không đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi, trẻ sơ sinh thường xuyên đổ ghèn mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyễn Thị Năm [1999]

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Bác sĩ Mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ sơ sinh thường xuyên đổ ghèn mắt là dấu hiệu của bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Mắt trẻ có ghèn thường xuyên có thể do viêm kết mạc hoặc tắc lệ đạo.

Kết mạc mắt bao gồm kết mạc nhãn cầu [là lớp màng mỏng trong suốt ở bề mặt lòng trắng] và kết mạc mi [là lớp niêm mạc lót bên trong mi trên và mi dưới]. Khi lớp niêm mạc này bị viêm do các tác nhân gây ra gọi là bệnh viêm kết mạc. Tắc lệ đạo còn gọi là tắc ống dẫn nước mắt, là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối thông giữa mắt xuống mũi. Bạn cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa Mắt để thăm khám và tư vấn điều trị.

Nếu bạn còn thắc mắc về đổ ghèn mắt, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Vì sao mắt trẻ sơ sinh có ghèn, dấu hiệu này báo hiệu bé bị bệnh gì về mắt là vấn đề khiến các bậc cha mẹ băn khoăn tìm lời giải đáp.

Nhìn chung, các em bé mới sinh hay bị ra ghèn nhiều ở mắt. Thế nhưng, tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện khi trẻ bị ghèn cũng khác nhau, theo mức độ nặng nhẹ. Khi bị nặng bé có thể gặp các triệu chứng như mắt đỏ ngầu, có mủ hay dính chặt lại với nhau.

Xem thêm: Mắt đổ ghèn dấu hiệu không thể coi thường

Vì sao mắt trẻ sơ sinh có ghèn

Trẻ mới sinh thường bị ra ghèn nhiều ở mắt. Đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường ở trẻ sơ sinh, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh

Với những bé mới sinh, mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì lúc này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn và chảy nước. Hiểu sâu hơn thì đây chỉ là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường.

Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ lúc sinh có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Theo ước tính, có đến 10% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này các mẹ ạ. Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt kể cả khi chẳng khóc nhè hay ăn vạ thì có thể con đã bị ghèn do nguyên nhân tắc tuyến lệ đó.

Bình thường mắt con sẽ có hiện tượng đỏ ngầu do viêm, nghiêm trọng hơn thì nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra dẫn đến hình thành mủ.

Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Vi khuẩn ở mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng với các triệu chứng thông thường như mắt có mủ và ghèn khiến hai mắt của con bị dính chặt lại với nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt của bé.

Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém

Việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cùng làm rửa mắt xuất hiện nhiều, khiến trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại. Nếu khâu chăm sóc mắt bé không tốt, để lâu ngày, rất dễ dẫn đến tình trạnh viêm kết mạc.

Do tay bẩn chạm lên mắt

Những mẹ trông con nhỏ chắc chắn sẽ không lạ gì với thói quen nghịch ngợm khiến tay chân lấm bẩn của các bé. Tưởng chừng như thói quen này vô hại nhưng nếu chẳng may bé đưa tay bẩn lên chà xát vào mắt thì sẽ tạo ra nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn.

Cơ mà mẹ cũng chớ lo lắng quá vì với nguyên nhân này chúng ta chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm rồi con sẽ tự khỏi ngay thôi.

Có vật thể lạ trong mắt

Thật khó tránh khỏi những trường hợp như cát, bụi… bay vào mắt lũ trẻ trong nhà. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu các loại hạt nhỏ này được loại bỏ luôn nhưng nếu không, phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt bé.

Mẹ thông thái cũng lưu ý nhé: Nếu bé có biểu hiện bị nhiễm trùng mắt và không khỏi khi được điều trị bằng kháng sinh thì cần xem xét đến khả năng vật lạ đang nằm trong mắt trẻ.

Xem thêm: Mắt đổ ghèn là dấu hiệu của bệnh gì

Cách chăm sóc mắt bé sơ sinh bị ghèn

Tùy vào từng trường hợp mắt bé sơ sinh bị đổ ghèn là do nguyên nhân gì sẽ có những cách chăm sóc cụ thể khác nhau.

Với tình trạng này sẽ gây khó khăn cho bé trong việc mở mắt do rỉ ghèn nhiều, các mẹ cần vệ sinh mắt ngay để tránh rỉ mắt khô và đóng tảng. Để loại bỏ rỉ ghèn ở mắt các mẹ cần lưu ý:

  • Dùng bông gòn nhúng vào nước ấm pha một ít muối và lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng.
  • Chỉ lau bên nào bị rỉ mắt.
  • Ngày vệ sinh mắt 2 – 3 lần hoặc lau bất kỳ khi nào nếu thấy rỉ ghèn nhiều.
  • Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé. Tuy nhiên, cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Mắt trẻ sơ sinh bị  ghèn do đau mắt đỏ
  • Một số biểu hiện trẻ đau mắt đỏ các mẹ chú ý đó là mắt bé thường bị đỏ và đổ nhiều ghèn, đỏ một bên và lây sang hai bên, buổi sáng ngủ dậy có nhiều ghèn hơn trong mắt, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có ghèn, ghèn mắt bé có màu xanh hoặc vàng, trẻ hay dụi mắt…
  • Để giảm hiện tượng đau mắt cho bé trong trường hợp này các mẹ cần:
  • Dùng bông lau ghèn mắt cho trẻ ít nhất 2 lần trên ngày để làm sạch mắt.
  • Nếu trẻ chỉ đau 1 bên mắt thì chỉ nên tra thuốc vào mắt bị đau, không tra thuốc cả 2 mắt vì có nguy cơ gây nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh tay chân cho bé cẩn thận và không để bé dụi mắt.
  • Đưa bé đi khám càng sớm càng tốt và nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị vì có thể gây hại và tổn thương cho mắt của trẻ.
  • Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do nhiễm trùng nặng
  • Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Việc sử dụng nước muối hay nước ấm hay các biện pháp chăm sóc tại nhà thường không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh về mắt cho bé.

Khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện nhi hoặc bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng mắt cho trẻ

Tài liệu tham khảo:

//bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/khoa-nhi/ghen-mat-o-tre-so-sinh.html

Khi mỗi sáng thức dậy, bạn thấy xuất hiện hiện tượng mắt đổ ghèn nhiều hơn bình thường, kèm theo một vài dấu hiệu khác lạ, hãy cẩn thận theo dõi và khám mắt kịp thời bởi đó có thể báo hiệu bạn đang bị một căn bệnh nào đó nguy hiểm đến thị lực.

Ghèn mắt, hay còn gọi là gỉ mắt được hình thành khi bạn ngủ. Với ghèn mắt thông thường sẽ có tác dụng ngăn nước mắt và giữ ẩm cho mắt. Lớp ghèn có thể giúp tránh hiện tượng khô mắt vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi mắt đổ ghèn nhiều hơn thông thường, hãy cảnh giác với các vấn đề bất thường trong cơ thể.

Mắt đổ ghèn có nguy hiểm không?

Mắt đổ ghèn là triệu chứng nhiều người mắc phải nhưng lại rất ít được quan tâm đúng cách. Vì thế, khi có những dấu hiệu khác thường về mắt, cần xử trí đúng cách giúp người bệnh loại được các nguy cơ ở mắt như viêm kết mạc, giảm thị lực…

Tại sao lại có ghèn mắt

Bộ phận bảo vệ mắt gồm mí trên, mí dưới gồm hai điểm lệ [lỗ ghèn] trên và dưới tương ứng ở mí trên và mí dưới, và hệ thống tuyến nước mắt [tuyến lệ].

Với cơ chế hoạt động thông thường, tuyến lệ tiết ra nước mắt. Sau khi làm nhiệm vụ bôi trơn, làm sạch giác mạc [tròng đen] và kết mạc [tròng trắng] sẽ đổ về hồ lệ. Lúc này, nước mắt sẽ thoát hai điểm lệ nối với hai tiểu lệ quản trên và dưới xuống túi lệ và ống lệ mũi, thoát xuống khoang mũi và họng.

Cơ chế này sẽ không bình thường khi vì một lý do nào đó, còn thừa một phần nước mắt hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung ở khóe mắt và tạo thành ghèn. Các lý do thông thường được chẩn đoán thường là các bệnh lý như viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo, viêm giác mạc… Có thể do sinh lý bình thường như vệ sinh mắt kém, do tác động của môi trường, nóng trong người…

Xem thêm: Mắt bị mờ nguyên nhân và cách xử lý

Khi nào đổ ghèn gây nguy hiểm

Mắt đổ ghèn gây nguy hiểm khi bạn ngủ dậy, bạn cảm thấy mắt đổ ghèn nhiều hơn bình thường, có màu vàng như mủ, kéo dài 2 – 3 ngày không có dấu hiệu chấm dứt. Lúc này bạn có thể nghĩ đến tình trạng mắt bị viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo…

Nếu mắt đổ ghèn kèm theo tình trạng viêm ngứa mắt, đỏ mắt, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Ghèn xuất hiện nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Khi mắt đổ ghèn nhiều, trước khi nghĩ đến cách chữa mắt bị đổ ghèn, cách trị mắt đồ ghèn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tình trạng của mắt bị đổ ghèn, đặc biệt là mắt đổ ghèn ở trẻ em để có thể biết chính xác được bệnh cũng như nhờ sự tư vấn chuyên môn của các bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.

Thông thường, mắt đổ ghèn, mắt bị ghèn sẽ báo hiệu một số bệnh về mắt như:

Viêm kết mạc

Dấu hiệu thông thường của bệnh viêm kết mạc thường là mắt đổ ghèn nhiều, đỏ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mắt nhìn xa bị nhòe. Việc mắt đổ ghèn nhiều kèm theo đau mắt còn có thể khiến người bệnh thay đổi tầm nhìn. Trước khi quyết định phương pháp điều trị, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác mức độ bệnh và cách điều trị cụ thể nhất.

Tắc tuyến lệ

Đôi mắt thường xuyên sản xuất ra nước mắt để rửa sạch bụi bẩn, tạo lớp màng bảo vệ đôi mắt khỏi bị tác hại xấu của môi trường xung quanh. Nước mắt sẽ liên tục được sản xuất trong cả ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng tắc tuyến lệ xuất hiện, chắc chắn mắt đổ ghèn nhiều do lượng nước mắt không được di chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi họng.

Tình trạng này có thể tự khỏi. Nhưng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh hoặc cơ thể bị nhiễm virus sẽ xuất hiện tình trạng viêm kết mạc trong mắt. Cảm lạnh ảnh hướng tới các niêm mạc trong đầu, gây ra hiện tượng mắt đổ ghèn và kích thích mắt khiến mắt sưng đỏ.

Khô mắt

Mắt đổ ghèn, chảy nhiều nước mắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khô mắt khi tuyến lệ không hoạt động hiệu quả đẻ bôi trơn mắt. Tuyến lệ sẽ chỉ sản xuất nhiều nước mắt hơn khi nhận được tín hiệu mắt khô. Tình trạng khô mắt có thể được bác sĩ khuyên sử dụng nước mắt nhân tạo.

Lẹo mắt

Nếu mắt đổ ghèn nhiều chứng tỏ lẹo ở mắt đã phát triển khá lớn. Trường hợp này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến những hoạt động thường ngày gặp khó khăn. Người bệnh nên vệ sinh mắt bằng nước sạch, chườm gạc ấm. Tuy nhiên, khi lẹo quá to thì cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.

Mắt đổ ghèn ở trẻ em và cách chữa

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về mắt như mắt đổ ghèn, viêm tắc tuyến lệ. Với sức đề kháng chưa được tốt, những bệnh tưởng như thông thường này lại có thể khiến bé bị biến chứng nặng nếu chưa có phương án xử lý triệt để và kịp thời.

Xem thêm: Mắt bị cộm nguyên nhân và cách chữa

Nhiều em bé mới sinh ra, mắt đổ ghèn nhiều khiến các bà mẹ lo lắng. Đây là chứng nhiễm trùng thông thường do lúc sinh ra, mắt bé bị chất lỏng như máu, dịch ối… chảy vào… Cũng có nhiều trường hợp do vệ sinh không đúng cách gây ra. Nhiều trường hợp ghèn dính với lông mi làm mắt bé khó mở.

Trường hợp này cần vệ sinh đúng cách, tránh để ghèn khô đóng thành tảng khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra. Bạn nên chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào bát nước đun sôi để ấm pha chút muối, sau đó vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, tránh lau sâu vào trong mắt dễ gây tổn thương mắt. Một nagỳ có thể lau nhẹ 2 – 3 lần. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp mắt đổ ghèn nhiều, ghèn màu vàng như mủ, tình trạng này kéo dài từ 3 – 5 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh giúp việc chữa trị được kịp thời và hiệu quả.

Một số biện pháp đề phòng ghèn mắt

WHO khuyến cáo, mọi trẻ sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và được nhỏ nitrate bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt tetracycline 1% trong vòng 1 giờ sau sinh là cách trị mắt đổ ghèn, cách chữa mắt đổ ghèn hiệu quả nhất. Mọi sự chăm sóc sau đó, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho đôi mắt còn non nớt của bé, chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào dung dịch nước muối ấm pha loãng, lau nhẹ nhàng mắt bé.

Mỗi ngày, mẹ thực hiện quy trình rửa mắt bằng nước muối ấm pha loãng như vậy từ 2 – 3 lần. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nhỏ mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đây cũng là cách chữa mắt bị đổ ghèn, cách trị mắt đổ ghèn hiệu quả và an toàn.

Đề phòng bệnh về mắt cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng, mẹ nên dùng nước sôi để nguội lau mắt cho bé mỗi ngày. Khăn lau mặt của mỗi người trong nhà càn dùng riêng và phơi ngoài ánh nắng sua mỗi lần dùng. Đồng thời sắm riêng cho bé khăn mặt và khăn tắm để tránh lây nhiễm.

Hiện tượng mắt đổ ghèn tuy không quá nguy hiểm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước một số bệnh về mắt. Vì thế khi mắt bị ghèn nhiều tốt nhất hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để khám và tìm cách xử lý.

Tài liệu tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề