Cafe tùng đà lạt ở đâu

Thành phố Đà Lạt đẹp bởi ngàn sắc hoa xinh, bởi hàng chục biệt thự lớn nhỏ. Nếu mai anh đào là vẻ đẹp riêng có của xứ ngàn hoa thì Cafe Tùng chính là hương thơm quyến rũ cũng riêng biệt của xứ này.Đến với bài viết này, vé máy bay chia sẻ với bạn đôi nét về nơi gặp gỡ của vô số bậc tài hoa khi đến với xứ này nhé.

Nằm nép mình ở Khu Hòa Bình, Cafe Tùng Đà Lạt là một trong những “nhân chứng sống”, chứng kiến biết bao sự đổi thay của thành phố mộng mơ. Nhiều khách du lịch Đà Lạt biết đến cafe Tùng vốn dĩ không phải vì nó nằm đối diện bức tường vàng nổi tiếng của tiệm bánh Cối Xay Gió, mà bởi vì nơi đây là một trong những quán cafe có tuổi đời lớn nhất của Đà Lạt, chứa biết bao câu chuyện thú vị về một thành phố xưa cũ và những mẩu chuyện về các bậc tài hoa.

Hơn 50 năm trước, chú Tùng – một người Hà Nội di cư vào Đà Lạt sinh sống đã dựng nên quán cafe Tùng Đà Lạt. Hồi đó, chú Tùng làm công chức nhưng vì không mấy hứng thú với nghề này, chú nghỉ việc và chuyển sang làm thợ hớt tóc. Nhưng theo nghề này thì chẳng đủ sống, chú Tùng lại bỏ và đi học nghề pha chế cafe dựa trên những tư liệu của người Pháp để lại. Kể từ đó, quán cafe Tùng ra đời với nét đặc trưng của ẩm thực Đà Lạt là cafe được chú tự tay rang, xay theo bí quyết riêng.

Trên con đường một chiều nho nhỏ, vỉa hè hẹp chỉ để được vài xe máy, mặt tiền không có gi đặc biệt ngoài cái bảng hiệu Cà phê Tùng trông rất đỗi khiêm nhường, ai không chú ý thì đi ngang qua vài lần cũng không nhận ra. Quán là gian nhà phố một lầu, tầng trên là nơi sinh hoạt gia đình, toàn bộ tầng trệt dùng làm quán. Hai dãy ghế kiểu xưa kê sát tường, hai dãy bàn thấp và một số ghế dựa nhỏ kê phía ngoài. Mặt tiền là khung cửa kính lớn lấy ánh sáng, được tận dụng gắn một kệ nhỏ để vừa ly cà phê hay ấm trà, có thể kéo chiếc ghế nhỏ ngồi đây nhìn ra đường hay xéo bên kia là khu chợ. Đây là chỗ ngồi đẹp được nhiều người ưa thích dù hơi bất tiện vì sát cửa ra vào.

Không gian hẹp nên đồ đạc cũng nhỏ gọn, giản dị, hòa với tiếng nhạc và cả khói thuốc lá tạo cho quán sự ấm cúng và thân thuộc dù lần đầu đến đây. Nhiều năm trước, khách ngồi trong cà phê Tùng nghe nhạc Trịnh lãng đãng, trò chuyện khe khẽ lịch thiệp, phần nhiều là giọng Huế hay giọng Quảng…

Bây giờ chỉ khi vắng khách mới có nhạc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An với những giọng ca nổi tiếng Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Sĩ Phú… Còn ban ngày quán để nhạc Âu Mỹ thập niên 60, 70, hợp với cả người già và người trẻ. Thỉnh thoảng có nhạc hòa tấu. Giờ cao điểm khoảng từ 8 – 11g sáng trong quán không lúc nào còn chỗ trống. Khách chấp nhận ngồi cạnh nhau, chung một chiếc bàn hẹp trên để đủ thứ: cà phê, trà, sữa chua, nhìn vô không biết ai dùng thứ gì…

Cà phê Tùng vẫn được nhiều người nhắc nhớ. Khách sành cà phê nếu từng biết cà phê Tùng đều khẳng định, chất lượng cà phê ở đây không đổi, vẫn ngon như hàng chục năm qua. Trên mạng và trong một số sách về du lịch có một số bài viết giới thiệu cà phê Tùng với bạn bè quốc tế. Bây giờ khách đến với cà phê Tùng không chỉ như đến một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng, mà còn là đến với một nơi lưu giữ một phần lịch sử và những câu chuyện về Đà Lạt. Vì vậy khách đông hơn cũng là điều đáng mừng…

Cho đến nay, mặc dù chú Tùng đã qua đời nhưng quán cà phê Đà Lạt này vẫn được những người thân trong gia đình tiếp quản và lưu giữ những nét cổ xưa đặc trưng cùng ly cafe gia truyền. Cafe Tùng Đà Lạt giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu của thành phố mộng mơ, và là góc quán nhỏ lưu giữ những ký ức năm xưa không thể xóa nhòa của người bản địa Đà Lạt.

Giữa cái se lạnh của thành phố mờ sương, ngồi nơi đây nhâm nhi ly cafe đắng, lắng nghe vài bản nhạc và lặng nhìn ánh đèn lập lòe ngoài phố, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự mộng mơ của thành phố bé nhỏ này. Dù cho ngoài kia có bao nhiêu nhiêu đổi thay, nhịp sống của con người có nhanh hơn bao nhiêu phần, vẫn đâu đó thấp thoáng một “Đà Lạt xưa” gói gọn trong cafe Tùng Đà Lạt.

Làm thế nào để đặt vé thành công

Ai mà chẳng muốn có một chuyến đi tiết kiệm chi phí, và không phải ai cũng may mắn săn được cho mình một tấm vé rẻ ưng ý. Nhưng giờ đây, chỉ cần liên hệ đến tổng đài đặt vé 1900 2690, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ săn vé bởi đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm từ hệ thống của chúng tôi. Thông tin chi tiết chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên trên trang web vemaybayy.vn, nơi tích hợp đầy đủ các thông tin cần thiết do hành khách từ thời gian, địa điểm, chi phí, ngoài ra còn có nhiều kinh nghiệm bay thú vị mà chúng tôi chia sẻ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra trong chuyến đi mơ ước dành cho du khách.

Café Tùng ngày xưa Đó là một quán café xưa cũ, từ dưới bờ hồ lên dốc, thì nó nằm góc trái khu Hòa Bình, mà thời kỳ trọ học tại Dalat trước năm 1975, tôi cũng đôi lần ghé lại. Chủ quán là vợ chồng ông Trần Đình Tùng và bà Lê Thị Giác, đều sinh năm 1927. Ông Tùng gốc Hà Nội, vào Dalat từ năm 1940. Ông làm công chức Nha Địa dư Quốc gia từ 1950, sau đó thì nghỉ việc và làm một số nghề trước khi mày mò nghiên cứu văn hóa cafe theo phong cách châu Âu. Sau đó ông tự rang, xay và pha chế cafe theo gôut người Pháp từ lúc mở quán cafe đầu tiên của gia đình mình, tại kioque số 5 đường Thành Thái. Qua đợt chỉnh trang đô thị vài năm sau đó, khoảng 1955 ông dọn quán về địa điểm mới là một kiosque bên hông chợ cũ [khu Hòa Bình bây giờ]. Năm 1960, chợ cũ dời về khu vực chợ mới hiện nay, nên dãy kiosque bên hông chợ cũ giải tỏa, thế là ông lại dời quán lần hai, sang tầng trệt nhà số 6 khu Hòa Bình và ở tại địa điểm này cho đến nay. Nhờ vài lần dời quán, làm ông nắm bắt được gôut của người Dalat, đặc biệt là giới trí thức, công chức... Từ 1965 - 1975, quán Tùng là địa điểm cafe lý tưởng luôn có phân khúc khách hàng ổn định tại Dalat và cả miền Nam. Họ thích cafe Tùng với nét rất riêng của quán, từ hương vị cafe độc đáo, tự tay chủ quán pha chế; rồi âm nhạc nền nã, nhẹ nhàng của các nhạc sĩ, ca sĩ trứ danh đương thời; đặc biệt thứ 5 hàng tuần chủ quán cho khách nghe chuyên nhạc Pháp với những ca sĩ tên tuổi xứ sở Gaulois như Christophe, Chales Aznavour, Sylvie Vartan... Riêng về phong cách phục vụ của quán thì hết sức độc đáo, chủ quán luôn có mặt tại quầy cashier với áo trắng, cravate và veston lịch thiệp, dáng dấp thư thái; đội ngũ servir toàn giới nam là con em của chủ quán, cũng sơ mi trắng và đeo nơ đen rất lịch sự; với lối thiết kế, cũng như tranh ảnh được bài trí trong quán ấm áp, gần gũi, đậm chất nề nếp sinh hoạt gia đình người Việt... Tất cả tạo nên không khí ấm cúng và riêng tư, với vị trí độc đáo nhìn ra khu Hòa Bình lúc nào đông vui người qua lại. Do vậy mà rất đông giới thương gia, công chức luôn lui tới. Ngoài ra, cafe Tùng cũng là nơi các văn nghệ sĩ như Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Từ Công Phụng, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện... cũng thăm quán khi ghé qua Dalat. Sau này, khi ông bà Tùng qua đời thì người trai trưởng quản lý quán, duy trì công thức pha chế xưa của gia đình. Và cafe Tùng vẫn còn tồn tại thương hiệu đến tận hôm nay của phố sương Dalat.

Ông chủ quán mất đã lâu nên không gặp được để xin phép đăng ảnh cá nhân. Mong được thông cảm!

Video liên quan

Chủ Đề