Thành phố buồn ở đâu

Theo cuốn Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương do nhà báo Thanh Nhã chấp bút, Lam Phương viết Thành phố buồn vào năm 1970, khi nhạc sỹ  đang đi nghỉ tại Đà Lạt. vào một buổi chiều, nhìn từ khách sạn xuống dưới thấy đồi núi, rừng thông bị che phủ bởi màn sương trắng tạo sức lay động trái tim cô đơn… nhạc sỹ đã cảm tác viết Thành phố buồn.

Nội dung trong Thành phố buồn nói về mối tình tuyệt vọng giữa đôi nam nữ trong bối cảnh rừng thông, núi đồi trập trùng và bị bao phủ sương khói tạo nên cảm giác buồn. “Tất cả hình ảnh đó được dùng để kể câu chuyện đúng phong cách Lam Phương: Lồng vào một chuyện tình tan vỡ [motif nhạc tình buồn của dòng bolero bình dân thịnh hành thời điểm đó]”- [Lam Phương- Trăm nhớ ngàn thương]. 

Một điều khá thu vị là ca khúc Thành phố buồn có nội dung nói về thành phố Đà Lạt nhưng trong cả ca khúc, không có một từ Đà Lạt nào. Nhưng những lời ca trong ca khúc: “… thành phố nào nhớ không em? Nơi chúng mình tìm phút êm đềm Thành phố nào vừa đi đã mỏi-Đường quanh co quyện gốc thông già - Chiều đan tay nghe nắng chan hòa - Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em Mắt em buồn trong sương chiều..." đã khiến ai cũng hiểu, cũng biết tác giả đang nói về thành phố Đà Lạt mộng mơ… 

Người ta bắt gặp sự đồng cảm khi nghe Thành phố buồn có lẽ vì khung cảnh Đà Lạt là thiên đường cho tình yêu, là tìm chốn êm đềm. Để rồi cũng chính đô thị khói sương ấy lại khắc khoải buồn trong bức tranh tiễn biệt, chia ly. 

Thành phố buồn của Lam Phương được Đài Phát thanh Đà Lạt phát sóng lần đầu tiên. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Thành phố buồn lan tỏa khắp nơi. Và một lần nữa, theo khói sương u hoài của cuộc tình buồn trong tưởng tượng, một Đà Lạt lại được tại hiện bởi đẹp và buồn qua tài hoa nhạc sỹ Lam Phương. 

Bia tờ nhạc "Thành phố buồn" in trước 1975.

Với hình thức bán nhạc tờ ngày đó, Thành phố buồn đã được công chúng đón nhận nhiệt tình và các nhà in đã phải tái bản ca khúc Thành phố buồn nhiều lần. Báo chí Sài Gòn ngày đó đã ước tính tiền bán bản quyền in tờ nhạc của Thành phố buồn mà nhạc sỹ thu được lên đến khoảng 12 triệu đồng [Tương đương khoảng 432 ngàn đô la Mỹ]. Với số tiền tác quyền này, năm 1971 Lam Phương đã mua được căn biệt thự rộng hơn 300m2 ở quận 10. Cùng với tiền tác quyền nhiều ca khúc khác, Lam Phương đã có cuộc sống khá phong lưu.  

Nhờ bán nhạc, Lam Phương có cuộc sống khá phong lưu.

Nhiều ca sỹ nổi tiếng ngày đó như Chế Linh, Thanh Tuyền đều chọn hát ca khúc này. Còn dù không chính thức nhưng người dân Đà Lạt đã lựa chọn ca khúc Thành phố buồn trong số rất nhiều ca khúc nổi tiếng khác viết về Đà Lạt như Ai lên xứ hoa đào, Đà Lạt hoàng hôn, Thương về miền đất lạnh, Mimosa, Đà Lạt mưa bay… để đưa đưa con tinh thần của nhạc sỹ Lam Phương trở thành ca khúc “Thành ca” cho thành phố hoa và gần như ai cũng thuộc, ai cũng có thể hát Thành phố buồn. 

Nghe ca sỹ Thanh Tuyền hát Thành phố buồn - Bản thu trước 1975 [Nguồn YouTobe]

Chỉ với một ca khúc, tài khoản trong nhà băng của Lam Phương tăng đến mức khó tưởng tượng.

Lam Phương là nhạc sĩ ăn khách bậc nhất miền Nam thập niên 1960, 1970. Các ca khúc mang về cho ông thu nhập dư dả. Câu chuyện nhuận bút của bài Thành phố buồn được biết tới như mức “đỉnh cao” cho thu nhập một nhạc sĩ thành công thời bấy giờ.

Thu nhập một ca khúc bằng lương 20 năm của một quân nhân

Trước Lam Phương, có nhiều văn nghệ sĩ viết về Đà Lạt như Từ Công Phụng [Bây giờ tháng mấy], Phạm Duy [Cỏ hồng], hoặc các sáng tác của Trịnh Công Sơn, Hoàng Nguyên, Lê Uyên Phương... Nhưng đến Lam Phương, ca khúc về thành phố mộng mơ này thực sự bùng nổ. Sách chân dung Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương của Nguyễn Thanh Nhã chấp bút dành một chương nói về tác phẩm Thành phố buồn.

Sách Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương.

Lam Phương viết ca khúc năm 1970 khi theo đoàn văn nghệ đi trình diễn ở Đà Lạt. Chỉ với ca khúc này, tài khoản trong ngân hàng của Lam Phương tăng đến mức khó tưởng tượng.

Sách Đà Lạt, một thời hương xa của Nguyễn Vĩnh Nguyên viết về Thành phố buồn: “…số lượng xuất bản rất cao và doanh thu bài hát này vô cùng lớn, đó là điều được báo chí Sài Gòn đương thời tính toán được: Khoảng 12 triệu đồng bản quyền, tiền Việt Nam Cộng hòa [hồi suất chính thức năm 1970 là 1 USD = 275 đồng, vậy 12 triệu đồng tương đương 432.000 USD]. Con số này quá lớn với một ca khúc”.

Để dễ hình dung, Nguyễn Vĩnh Nguyên đưa ra so sánh: “Một chiếc xe hơi hiệu La Dalat của hãng Citroen sản xuất tại miền Nam Việt Nam vào năm 1971 có giá khoảng trên dưới 650.000 đồng”. Bản quyền ca khúc có thể giúp Lam Phương mua tới hơn 18 chiếc xe hơi.

Một nhà văn, MC hải ngoại từng so sánh lương của một quân nhân thời đó là khoảng 50.000 đồng. Như vậy, Thành phố buồn mang về thu nhập cho Lam Phương bằng với lương của một đại tá cống hiến 20 năm trong quân ngũ.

Các dữ liệu từ gia đình của nhạc sĩ hiện còn lưu trữ cho thấy thời điểm 1971, vợ chồng nhạc sĩ Lam Phương - Túy Hồng mua căn biệt thự gần 300 m2 ở số 42 đường Nguyễn Lâm, quận 10. Ngôi nhà hiện vẫn còn, là tài sản của người thân gia đình nhạc sĩ.

Tờ nhạc Thành phố buồn - một trong những bản nhạc bán chạy nhất tại miền Nam trước đây.

Thành phố buồn công bố lần đầu trên sóng Đài phát thanh Đà Lạt, chỉ một thời gian ngắn sau đó đã lan tỏa khắp nơi. Ca khúc không chỉ xuất hiện trên truyền hình, sóng phát thanh, mà được nhiều người yêu thích. Tờ nhạc Thành phố buồn còn là một trong những ấn phẩm nhạc bản bán chạy nhất tại miền Nam trước đây. Ca khúc cũng trở thành bài hát quen thuộc của Ban Kịch Sống.

Người Sài Gòn xưa đi xem kịch của Ban Kịch Sống lưu giữ nhiều kỷ niệm đặc biệt với Thành phố buồn. Một bài báo của tác giả Thanh Thủy thuật lại: “Thời ấy cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục thoại kịch và những vở kịch của Ban Kịch Sống của Túy Hồng bao giờ cũng thu hút nhiều người xem. Thời ấy truyền hình còn hiếm, người ta kéo nhau tới những nhà có tivi để xem kịch, trong nhà, cửa ra vào, ô cửa sổ… đều chật cứng người xem. Tôi còn nhớ, khi bài hát Thành phố buồn của Lam Phương được hát dìu dặt trong suốt một vở kịch của Túy Hồng phát trên truyền hình, sáng hôm sau bài hát ấy bán đắt như tôm tươi, chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn mua bài Thành phố buồn về để trên kệ sách”.

Ca khúc đậm chất Đà Lạt mà không có từ nào nhắc tới hai chữ “Đà Lạt”

Thành phố buồn không có từ nào nhắc đến Đà Lạt mà chỉ vẽ ra hình ảnh lãng đãng khói sương: đường quanh co quyện gốc thông già, con đường ngày xưa lá đổ… Những hình ảnh ấy là nền cho một chuyện tình tan vỡ. Chuyện tình tan vỡ vốn là motif chung cho những nhạc phẩm tình buồn của dòng bolero thịnh hành thời bấy giờ].

Tác phẩm được nhiều người đồng cảm có lẽ bởi tạo nên không khí Đà Lạt - thiên đường cho tình yêu, là nơi người ta tìm chốn êm đềm. Thành phố buồn có nhiều dị bản, gây tranh luận nhiều nhất là từ “trốn” hay “chốn”. Theo tờ nhạc Thành phố buồn in năm 1970 do Sống giữ bản quyền, được Lam Phương viết là “trốn phong ba”, ý chỉ người con gái trong ca khúc né tránh cơn bão lòng, lánh xa giông bão tình yêu, để chọn một bến đỗ có bề an phận.

Nhạc sĩ Lam Phương. 

Ca sĩ thể hiện thành công nhất Thành phố buồn là Chế Linh - một trong tứ đại danh ca Sài Gòn thời ấy. “Ca khúc trở nên đại chúng tới mức có thể người ta không biết tên tác giả, nhưng chỉ cần ôm cây guitar thùng và đi một đoạn giai điệu theo lối slow rock, âm giai Mi thứ [Em] thì nhiều người sẽ nhận ra”, sách Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương viết.

Đến nay, bản nhạc đã đi qua hơn nửa thế kỷ và vẫn tiếp tục được các ca sĩ biểu diễn, thính giả yêu thích.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá. Năm 1947 ông chuyển đến Sài Gòn, theo đuổi đam mê âm nhạc. Ca khúc đầu tay của ông công bố năm 15 tuổi, được công chúng biết đến nhanh chóng.

Lam Phương trở thành một hiện tượng ăn khách nhất của sân khấu, âm nhạc miền Nam trong thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970. Hiện nhạc sĩ sống tại Mỹ. 

Sách Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương khắc họa chân dung nhạc sĩ từ đời sống, tình cảm đầy đa đoan đến những dấu ấn trong âm nhạc. Không chỉ là tiểu sử nhân vật, cuộc đời riêng tư một nhạc sĩ mở ra bối cảnh âm nhạc, đời sống tinh thần một thời. 

“Thành phố buồn” – nổi tiếng với tiếng hát Chế Linh – từng giúp nhạc sĩ Lam Phương có tiền mua nhà ở Sài Gòn.

Năm 1959, nhạc sĩ Lam Phương lập gia đình với nữ kịch sĩ Tuý Hồng khi 22 tuổi và có một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên khoảng thời gian sau đó, ông đã có những mối tình thoáng qua với 1 số nữ ca sĩ xinh đẹp như Minh Hiếu, Bạch Yến và Hạnh Dung. Từ những mối tình này, ông đã có cảm hứng để sáng tác nhiều ca khúc nhạc vàng bất hủ. Viết cho Bạch Yến là các ca khúc Tình Bơ Vơ, Chờ Người, Tiễn Người Đi, Thu Sầu,… viết cho Minh Hiếu có Biển Tình, Em Là Tất Cả, Biết Đến bao Giờ… với ca sĩ Hạnh Dung là các ca khúc Phút Cuối, Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi và Thành Phố Buồn.

Trong số đó, có lẽ bài Thành Phố Buồn nổi tiếng và được yêu thích hơn cả. Nhạc sĩ Lam Phương nói rằng trong số những bài hát của ông thì Thành Phố Buồn được thu âm nhiều nhất. Một ca khúc không có chữ Đà Lạt nào, nhưng khi thưởng thức bài hát, cả một không gian Đà Lạt mờ sương lãng đãng đã vây tràn cảm xúc của người nghe nhạc.

Bài hát này được ông viết khi đang trải qua chuyện tình với cô ca sĩ Hạnh Dung, vốn không nổi tiếng vì chỉ hát trong Biệt đoàn văn nghệ trung ương, nơi nhạc sĩ Lam Phương đang công tác.

Lam Phương cũng cho biết rằng cái cớ nhớ người yêu chỉ là một trong những yếu tố cảm xúc, lý do chính tạo nên cảm hứng của sáng tác Thành Phố Buồn là ông gặp được phong cảnh nên thơ lãng mạn của thành phố sương mù, rồi tưởng tượng thêm những hình ảnh về một đôi tình nhân quỳ trong góc giáo đường, xa cách nhau vì nàng trốn phong ba để làm dâu nhà người.

Trong bài hát này, có câu hát nhạc sĩ Lam Phương viết như sau:

Rồi từ đó TRỐN phong ba, em làm dâu nhà người.

Tuy nhiên, hầu hết các ca sĩ Việt Nam đều hát ‘CHỐN phong ba em làm dâu nhà người’.

Sự việc này đã được ca sĩ Phương Dung đính chính nhiều lần trên báo đài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thính giả không đồng ý và cho rằng lời đúng của bài hát phải là “chốn phong ba” mới đúng. Để làm rõ hơn về câu chữ này, chúng ta có thể lật lại tờ nhạc gốc do chính tác giả phát hành trước năm 1975, và thấy tờ nhạc ghi rõ là “TRỐN phong ba”

Ngoài ra, chính xác nhất là hỏi trực tiếp nhạc sĩ Lam Phương xem ông sử dụng chữ nào trong sáng tác của mình. Vào 3 năm trước, ca sĩ Huỳnh Phi Tiễn đã phỏng vấn nhạc sĩ Lam Phương và đưa ra câu hỏi về vấn đề này, ông đã trực tiếp nói như sau:

Bởi vì TR và CH gần giống nhau nên nhiều ca sĩ họ nghe không rành, vì không có bản gốc để đối chiếu nên họ tưởng tôi viết là “chốn phong ba”, nhưng thật ra là TRỐN, “trốn tránh phong ba” để đi làm dâu người ta. [Lam Phương]

Nếu như chính tác giả đã xác nhận từng câu chữ thì không còn lý do nào để tranh cãi nữa.

Vào năm ngoái, trong cuộc nói chuyện trên báo Người Việt, nhạc sĩ Lam Phương cho biết cuộc đời ông, ngoài người vợ Tuý Hồng, còn có 4 mối tình sâu đậm khác là Bạch Yến, Minh Hiếu, Hạnh Dung và người vợ thứ 2 tại Pháp là Cẩm Hường. Tuy nhiên ông cũng tránh nhắc thêm chi tiết về những cuộc tình này vì muốn giữ riêng làm kỷ niệm, và ai cũng đều đã có cuộc sống gia đình riêng.

Ca khúc Thành Phố Buồn mang lại cho tác giả nguồn thu nhập rất lớn vì bản nhạc tờ được bán rất chạy, trở thành 1 trong những ca khúc ăn khách nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Số tiền thu được từ Thành Phố Buồn ước tính lên đến 12 triệu đồng.

Để hình dung con số 12 triệu đồng khi đó lớn như thế nào, hãy cùng xem lại phần phân tích của tác giả Nguyễn Thanh Nhã trong cuốn Lam Phương – Trăm Nhớ Ngàn Thương như sau:

Tiền VNCH thập niên 1970 quy đổi sang USD là 1 USD = 27,5 đồng, vậy 12 triệu đồng tương đương 436.000 USD, tức gần nửa triệu đô la.

Để dễ hình dung, môt chiếc xe hơi hiệu La Dalat của hãng Citroen sản xuất tại Nam Việt Nam vào năm 1971 có giá khoảng trên dưới 650.000 đồng. Vậy tiền thu được từ ca khúc Thành Phố Buồn có thể mua được gần 20 chiếc xe hơi.

Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tiền lương của một vị đại tá quân đội khi đó 50.000 đồng/tháng, tính cả trợ cấp. Như vậy chỉ viết một bài hát, Lam Phương đã có thu nhập bằng 20 năm cống hiến trong quân ngũ của 1 đại tá.

Đó là một điều vô tiền khoáng hậu trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Một điều ít người biết rằng ca sĩ Hạnh Dung – nhân vật chính trong bài hát này cũng chính là ca sĩ Kim Dung, sau năm 1975 trở thành người vợ thứ 2 của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

‘Thành phố buồn’ – Hoàn cảnh sáng tác

Facebook Notice for EU! You need to login to view and post FB Comments!

Video liên quan

Chủ Đề