Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất là gì

Trong ngữ pháp Tiếng Việt, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo cố định, dùng để đặt câu được gọi là gì ? A. Từ B. Tiếng C. Âm tiết

D. Vế

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Đặt câu hỏi

Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Hiện nay có 3 cách định nghĩa âm vị.

Định nghĩa 1: Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có giá trị khu biệt nghĩa

Ví dụ: dan và tan là hai từ tiếng Việt.

Bước 1.

Tìm sự đồng nhất âm vị học: dan và tan

  • Rdan ≡ Rtan [[an]]
  • Tdan ≡ Ttan [[Ø [1]]]

[Bằng các thủ pháp âm vị học, chúng ta tìm ra được các âm vị theo định nghĩa 1]

Bước 2.

Tìm sự khác biệt âm vị học: dan và tan

[d-] ≠ [t-]

Bước 3.

dan ≠ tan

Khẳng định nghĩa của hai vế trong cặp độc lập là khác nhau: Sdan ≠ Stan

Kết luận:

[d] ≠ [t] => Sdan ≠ Stan

/d/ và /t/ là hai âm vị của tiếng Việt.

Dưới âm vị không còn gì khác nữa. Nếu chia nhỏ nữa, ta không thu được gì cả. Chính vì vậy, sự khác nhau của vỏ từ [cái biểu hiện] là nguyên nhân duy nhất của sự khác biệt về nghĩa giữa hai từ. Vì không thể phân tách tiếp, lại góp vào sự khu biệt nghĩa của từ nên hai âm /d/ và /t/ trong trường hợp này là hai âm vị của tiếng Việt. Bởi vì, mỗi âm vị không mang nghĩa tự thân, nên người ta gọi âm vị là đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ chỉ có một mặt. Và được gọi là đơn vị một mặt để phân biệt với các đơn vị khác của ngôn ngữ là đơn vị hai mặt. Các đơn vị hai mặt là các đơn vị thoả mãn định nghĩa tín hiệu của Saussure. Ví dụ như, từ có cái biểu hiện là vỏ âm thanh của từ và cái được biểu hiện là nghĩa của từ; hình vị có cái biểu hiện là vỏ hình vị và cái được biểu hiện là nghĩa của hình vị; câu có cái biểu hiện là chuỗi các từ được sắp xếp một cách có trật tự, còn cái biểu hiện là nghĩa thông báo mà câu đó hàm chứa. Từ, hình vị, câu,… là những đơn vị ngôn ngữ hai mặt gồm cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong khi đó, âm vị không có đặc điểm hai mặt này vì mỗi âm vị đều không có cái được biểu hiện.

Xem thêm: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

Âm vị là một đơn vị một mặt, không mang nghĩa tự thân, nhưng vì nó khu biệt nghĩa giữa các từ, nên người ta gọi âm vị là đơn vị ngôn ngữ học hướng tới nghĩa chứ không mang nghĩa. Hay nói một cách khác, gọi là đơn vị tiền tín hiệu.

Định nghĩa 1 về âm vị là định nghĩa cổ điển trong âm vị học. Định nghĩa này có nguồn gốc từ trường phái âm vị học Praha của N. Trubetskoy và R. Jakobson.

Xem Định nghĩa 2

Xem Định nghĩa 3

[Nguồn: ngonngu.net]

Trong hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ, có 4 đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị, từ và câu.

Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói, có chức năng nhận cảm và phân biệt nghĩa, ví dụ các âm [b], [t], [c]…

Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa [nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp]. Chẳng hạn ta có các hình vị /book/ và /s/ trong từ books, hình vị /bàn/ và /ghế/ trong từ bàn ghế, các hình vị khác như: /ăn/, /uống/, /ngủ/, /chơi/…

Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị. Từ có chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.

Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo.

Tạm gác đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất - âm vị - sang một bên, trong tiếng Việt, ranh giới giữa hình vị - từ - tiếng - âm tiết được coi là trùng nhau nên do đó, từ và câu chính là những đơn vị cơ bản, cốt yếu trong vai trò hình thành nên hệ thống ca từ của mỗi ca khúc.

Về đơn vị từ, có thể phân loại cụ thể rõ ràng hơn theo cách chia từ làm hai nhóm lớn là thực từ và hư từ. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, bao gồm từ đơn và từ ghép [từ phức]. Hư từ là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, chỉ có thể hoạt động bên cạnh những thực từ [ví dụ: và, rất, với, cùng, bởi vì…].

Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng, có nghĩa, có thể hoạt động độc lập [ví dụ: ăn, chơi, ngủ, đánh…]. Từ ghép lại chia thành hai loại là ghép và láy. Từ ghép gồm ba loại là đẳng lập [bàn ghế, nhà cửa, ruộng vườn…], chính phụ [xe máy, hoa hồng, đàn bầu…] và ngẫu hợp [bù nhìn, mặc cả, bồ hóng…]. Từ láy gồm ba loại là láy phụ âm đầu [thiết tha, mênh mông, nhỏ nhắn…], láy vần [cự nự, bồn chồn, bứt rứt] và láy hoàn toàn [oe oe, đùng đùng, xanh xanh…].

Về đơn vị câu, dựa trên tiêu chí cấu tạo có thể chia ra hai loại câu là câu đơn và câu ghép. Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị còn câu ghép có từ hai cụm chủ vị trở lên. Câu đơn lại có thể chia nhỏ ra gồm câu đơn tối giản, câu đơn mở rộng và câu tồn tại. Câu ghép chia thành hai loại là ghép chính phụ và ghép đẳng lập. Nếu dựa trên tiêu chí mục đích nói, có thể phân chia câu thành bốn loại là: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu biểu cảm và câu nghi vấn. Người ta cũng có thể phân chia câu thành hai nhóm là câu khẳng định và câu phủ định, hoặc câu chủ động và câu bị động.

Như vậy, chính hai đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là từ và câu đã có vai trò làm nên một đơn vị trên câu là văn bản. Dựa trên tiêu chí phong cách chức năng, có thể chia ra nhiều loại văn bản như văn bản hành chính công vụ, văn bản báo chí, văn bản khoa học, văn bản chính luận và văn bản nghệ thuật. Hệ thống ca từ trong mỗi ca khúc có giá trị như một văn bản nghệ thuật hoàn chỉnh, được người nghệ sĩ dụng công sáng tạo, trau chuốt để hệ ca từ ấy có thể đạt hiệu quả cao nhất trong tất cả các chức năng thông báo, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ.

Hệ thống từ vựng ngữ nghĩa được lựa chọn, sử dụng để làm ca từ trong một ca khúc có thể phân chia thành hai nhóm cơ bản theo tiêu chí phạm vi sử dụng là: nhóm từ vựng toàn dân và nhóm từ vựng hạn chế về mặt xã hội lãnh thổ.

Từ toàn dân được hiểu là “những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. Có thể nói từ vựng toàn dân là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ. Không có nó, ngôn ngữ không thể có được và do đó cũng không thể có sự trao đổi giao tiếp giữa mọi người” [21; 255-256]. Đây cũng chính là nhóm từ vựng cơ bản nhất, chủ đạo nhất được sử dụng để hình thành nên mọi loại văn bản, trong đó có văn bản nghệ thuật nói chung và văn bản ca từ nói riêng.

Nhóm từ vựng hạn chế về mặt xã hội lãnh thổ có thể chia thành năm loại là: từ địa phương không có sự đối lập với ngôn ngữ toàn dân [sầu riêng, chôm chôm, măng cụt…], từ địa phương có sự đối lập với ngôn ngữ toàn dân, tiếng lóng, từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học.

Trong văn bản ca từ của các ca khúc trữ tình cách mạng giai đoạn 1954 - 1975, nhóm từ vựng hạn chế về mặt xã hội lãnh thổ chủ yếu được sử dụng gồm nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai và nhóm thứ tư [nhóm không có sự đối lập với từ toàn dân, nhóm có sự đối lập với ngôn ngữ toàn dân và nhóm từ nghề nghiệp]. Hai nhóm còn lại là nhóm tiếng lóng và thuật ngữ khoa học chưa từng thấy xuất hiện trong các văn bản ca từ ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam.

Dựa theo tiêu chí tần số sử dụng, từ vựng có thể được chia thành hai nhóm là từ ngữ tích cực và từ ngữ tiêu cực. Từ ngữ tích cực là những từ ngữ quen thuộc và được sử dụng rộng rãi. Từ ngữ tiêu cực bao gồm từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử là những từ ít được sử dụng hoặc không được sử dụng. Những từ ngữ tiêu cực nhìn chung cũng ít xuất hiện trong các ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.

Cuối cùng, dựa theo tiêu chí nguồn gốc có thể chia từ vựng thành hai nhóm là từ bản ngữ và từ ngoại lai. Tất nhiên, việc xác định bản ngữ và ngoại lai chỉ mang tính chất tương đối, vì ngôn ngữ nào trong quá trình hình thành và phát triển cũng phải tiếp thu rất nhiều yếu tố của ngôn ngữ khác để tự hoàn thiện mình. Các nhà nghiên cứu đã thống kê và chỉ ra rằng, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt đương đại có tới 65% từ vựng có nguồn gốc từ tiếng Hán. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều từ gốc Hán trong quá trình vay mượn và sử dụng đã được Việt Hóa một cách tối đa, có thể sử dụng một cách độc lập, tự do như những từ vựng bản địa khác, chẳng hạn các từ: tuyết, học, bút, đầu… Do đó, giới nghiên cứu còn đề xuất một cặp khái niệm khác để phân loại từ vựng dựa trên tiêu chí nguồn gốc là từ bản ngữ đồng đại và từ ngoại lai đồng đại.

Trong các ca khúc trữ tình Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, những từ ngoại lai đồng đại khá hiếm hoi, chỉ thấy một vài từ mang tính chất tên riêng như Tây Pha lang [bài Hát mừng anh hùng Núp], Lê Nin [bài Tôi hát tên người đồng chí Lê Nin], Vê nê duê la [bài Lời anh vọng mãi nghìn năm], Mạc Tư Khoa [bài Hà Nội – Bắc Kinh – Mạc Tư Khoa]…

Bên cạnh việc thể hiện màu sắc vùng miền vào ca từ ca khúc qua sự đối lập từ toàn dân/từ địa phương, các nhạc sĩ còn thể hiện màu sắc vùng miền qua việc xử lí các thanh điệu mang đặc trưng của mỗi vùng phương ngữ. Đó là phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Điều này chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong những phần tiếp theo của luận văn.

***Trích dẫn từ Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Ngữ văn năm 2012:

"ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VIỆT THỂ HIỆN TRONG PHẦN LỜI CA CỦA CA KHÚC TRỮ TÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975"

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Tất Thắng - TS. Đỗ Anh Vũ

Học viên Cao học                : Đỗ Thái Hà

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học - Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề