Burn in như thế nào

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh

Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)

Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000

Có rất nhiều khái niệm về burn in tai nghe và cũng có không ít những tranh cãi xoay quanh vấn đề này nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ nhắc đến khái niệm được nhiều người đồng tình nhất.

Burn in tai nghe là những kỹ thuật đơn giản giúp đưa tai nghe của bạn đạt tới trạng thái âm thanh tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Thông thường, các nhà sản xuất không thực hiện công việc này mà để cho người dùng tự làm, bởi lẽ nếu thiết kế màng loa đạt chuẩn luôn ngay từ đầu thì sau một thời gian sử dụng, màng loa sẽ bị trùng xuống làm giảm thiểu chất lượng âm thanh đi rất nhiều.

Burn in như thế nào

>>> Tham khảo ngay: Cách kết nối tai nghe Bluetooth với laptop Windows 10

Hướng dẫn cách burn in tai nghe đúng cách, hiệu quả

Burn-in về cơ bản là cho tai nghe hoạt động liên tục trong nhiều giờ bằng cách phát các file âm thanh liên tục. Có 3 cách burn in tai nghe khác nhau và mỗi cách có những ưu nhược điểm riêng, bạn nên cân nhắc chọn cho mình cách làm phù hợp nhất:

Cách 1. Burn in tai nghe tự nhiên

Thực chất việc đeo tai nghe lên tai và nghe nhạc cũng là một cách burn in rất tự nhiên. Không cần phải có các file âm thanh thiết kế riêng cũng như phần mềm chuyên dụng. Cách burn in này thường được những người dùng phổ thông áp dụng một cách hoàn toàn tự nhiên và thậm chí không biết là mình đang burn in.

Burn in như thế nào

Ưu điểm:

  • Dễ thực hiện.
  • Có thể nghe nhạc luôn mà không phải chờ đợi nhiều giờ như các phương pháp burn-in khác.
  • Không phải kết nối tai nghe với thiết bị phát nhạc liên tục trong nhiều giờ liền.

Nhược điểm:

  • Muốn đạt hiệu quả tốt cần nhiều thời gian, đôi khi khó cảm nhận được sự khác biệt giữa tai nghe mới mua và tai đã qua sử dụng.

>>> Xem ngay: Cách FIX lỗi laptop cắm tai nghe vẫn phát loa ngoài

Cách 2. Burn in tai nghe bằng phần mềm chuyên dụng

Sử dụng các phần mềm chuyên dụng burn in tool tai nghe, sử dụng các loại âm thanh white nose, pink nose… Cách này có vẻ đơn giản tuy hơi tốn thời gian, cần hơn 200h bạn mới có thể hoàn thành burn in tai nghe của mình

Có nhiều các phần mềm dùng để burn in tai nghe sử dụng trên android hay iphone như hay trên pc ví dụ như: Burninwave Generator

Burn in như thế nào

Ưu điểm:

  • Quá trình burn-in và nghỉ được tự động bởi phần mềm nên tránh được khả năng người sử dụng quên thao tác.
  • Không cần phải có các file âm thanh chuyên dụng.

Nhược điểm:

  • Thời gian burn-in bằng phần mềm tương đối lâu.

>>> Phải làm thế nào khi: Laptop không nhận tai nghe Bluetooth?

Cách 3. Burn in tai nghe bằng các file âm thanh chuyên dụng

Cách dùng những file âm thanh được thiết kế riêng cho mục đích burn-in để phát lặp đi lặp lại và xen lẫn những khoảng nghỉ. Bạn chỉ cần copy tất cả các file âm thanh vào điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, laptop… chạy phần mềm nghe nhạc và cho phát lặp lại toàn bộ danh sách các file âm thanh đó là xong.

Sử dụng các file âm thanh Burn in chuyên dụng chạy liên tục với một quãng nghỉ giữa các lần chạy. Ngay cả khi sử dụng cách nào, bạn cũng chẳng thể biết chạy như thế nào là tối ưu, file nào nên chạy, chạy trong thời gian bao lâu… vì không có ai quy chuẩn cả, chúng ta cũng chỉ dựa trên cảm giác và suy nghĩ của mỗi người.

Burn in như thế nào

Ưu điểm:

  • Có thể thực hiện burn-in ngay cả khi bạn đang di chuyển, burn-in bằng bất cứ nguồn phát nào.

Nhược điểm:

  • Bạn phải định kỳ kiểm tra tình trạng pin của nguồn phát nhạc tránh trường hợp pin hết nửa chừng.

Hy vọng, rằng với những chia sẻ của chúng tôi bên trên, các bạn đã biết cách burn in tai nghe đúng chuẩn.

Nếu bạn có nhu cầu mua tai nghe laptop, tai nghe Gaming ở Đà Nẵng, liên hệ ngay GIA TÍN Computer nhé!

Burn in như thế nào

Các nhà sản xuất tai nghe thường cung cấp cho người dùng khá ít thông tin về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng tai nghe đúng cách, vì vậy đa số những người hiểu biết nhiều về tai nghe thường đơn giản chỉ là những kẻ liều lĩnh, dám thử dám làm. Chúng ta thường nghe những ý kiến trái chiều về một vấn đề nào đó, và ở đây là việc burn-in tai nghe, tôi có một ý kiến rằng: Burn-in tai nghe là một việc làm thừa thãi.


Với những bạn chưa hiểu rõ, burn-in đơn giản chỉ là sử dụng chiếc tai nghe phát nhiều loại âm thanh một cách liên tục trong một khoảng thời gian chỉ định nào đó. Công đoạn này sẽ được làm trước khi chiếc tai nghe được chính thức đưa vào sử dụng để thực sự nghe nhạc. Nếu nói theo giả thuyết, chiếc tai nghe của bạn sẽ có thể cho ra chất âm hoàn hảo và hay hơn khi đã qua một công đoạn “chạy đà” gian khổ. Tuy nhiên vấn đề ở đây khá éo le, đó là giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết, chẳng có một chứng thực nào cho việc “làm âm hay hơn” này cả, ngoài yếu tố lãng phí thời gian và làm bạn thêm lẫn lộn.

Dân sành nhạc thường áp dụng kỹ thuật burn-in mà họ cảm thấy chính xác nhất cho tất cả các thiết bị họ sử dụng như: earphone, headphone, amp, hay ngay cả dây dẫn. Với các headphone lớn, các phương thức burn-in cơ học sẽ được áp dụng để từ từ thay đổi các thông số thiết kế của màng diaphragm hình nón (phần rung chính tạo ra áp suất khí mà tai sẽ nhận biết là âm thanh) cho đến khi đạt được trạng thái mong muốn. Sau công đoạn này, người burn-in thường nói rằng “họ cảm thấy màng rung dễ dàng hơn tạo ra âm thanh hay hơn”.

Thời gian burn-in sẽ nằm trong khoảng 40 đến 400 giờ với vô số công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Các nhà sản xuất lớn thường có các biện pháp burn-in riêng của họ, hoặc không burn-in gì cả để người dùng ai muốn thì làm. Đa số người dùng burn-in theo phương pháp để cho tai nghe phát liên tục từ 1 đến 2 ngày, một số khác còn tạo ra các bản hợp âm chuyên dùng cho burn-in và chia sẻ rộng rãi. Các bản hợp âm này có thể bao gồm các đoạn lặp tone, white noise hay âm sóng sine.

Quảng cáo


Nói cho cùng thì với các thiết kế cơ học vật lý, cho dù là thiết bị nào đi nữa, qua thời gian dài sử dụng sẽ có các thay đổi không nhiều thì ít trong cơ chế làm việc. Tuy nhiên, “thay đổi” là một phạm trù rất lớn vì nó bao gồm cả hai thái cực “hay hơn” và “dở đi”, nhất là trong âm thanh lại càng quan trọng. Các khái niệm về “burn-in” khó có thể được giải thích chi tiết vì nó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, tâm thần học, khoa học, thương mại, hay đơn thuần chỉ là tranh cãi muôn thuở về “chất lượng âm thanh”. Cho dù là các nhà sản xuất đang che dấu gì đó hay đang có quá nhiều phương pháp, quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau để kiểm tra tai nghe, công dụng chính xác mà burn-in mang lại vẫn là một vế đố với câu trả lời thật mờ mịt.

Tuy nhiên chúng ta biết được một điều là đối với driver armature cân bằng, các thay đổi trong lý thuyết mà ta vừa đọc bên trên nếu ứng dụng sẽ chỉ có thể có tác dụng rất nhỏ, hoặc thậm chí là không có tác dụng nào. Với kích thước nhỏ xíu, cho dù nó muốn thay đổi nhiều cũng không được.

Ngay cả các kỹ sư của hãng Shure cũng đã kiểm tra tổng quát trên dòng sản phẩm tai nghe E1 (ra mắt năm 1997) và cho ra các kết quả giống nhau y hệt cho dù là các sản phẩm bán ra lúc đó hay mới sản xuất gần đây. Âm thanh tạo ra từ các đầu dò trong công đoạn kiểm tra cuối cùng luôn luôn không đổi trong 1 ngày, 1 năm hay 5 năm… ngoại trừ việc nếu chiếc tai nghe phát sinh vấn đề thì không bàn đến. Kỹ sư Engstrom nói: “Rất nhiều kiểm tra đã được thực hành trong phòng thí nghiệm, vậy thì chiếc micro thu nếu được cắm dây và thu thử, có phải là nó cũng đang được burn-in hay không. Vậy thì theo lý thuyết, nếu như cứ sử dụng là sẽ burn-in, vậy thì âm thanh bây giờ đã phải khác đi rất nhiều so với khi sản phẩm được thiết kế phác thảo trên giấy rồi”.

Dĩ nhiên là không phải vậy.

Như đã nói ở phần đầu, câu hỏi về burn-in quá mờ mịt vì quá thiếu thốn các chứng thực cần thiết. Dĩ nhiên cũng chẳng ai bác bỏ được nó. Mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau, nếu họ tin rằng sau khi burn-in tai nghe sẽ hay hơn thì không ai có thể cản họ burn-in được. Ngay cả với cách suy luận bên trên, nếu burn-in có công dụng thì nó sẽ có thể mang lại các thay đổi nào đó, còn nếu nó vô dụng thì… cứ làm thôi, cũng có ảnh hưởng gì đâu.

Thực sự mà nói hiện nay burn-in đã trở thành một kiến thức hủ lậu, tuy nhiên các tranh luận và các “dẫn chứng” mà chúng ta thường gọi là “nói theo cảm tính” luôn tạo ra được một ma lực nào đó khiến một số người cho rằng “phải thử mới biết”. Vì vậy thời gian và công sức bỏ ra để burn-in một chiếc tai nghe thường là một hành trình khó có hồi kết.rt

Vậy thì chẳng lẽ cái mà các hãng sản xuất bán cho chúng ta lại là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa vào sử dụng hay sao? Người nghe từ trước đến nay đã phải lặn ngụp trong mớ bòng bong các tiêu chuẩn về tai nghe, thiết bị điều khiển, máy phát, chất lượng định dạng tập tin, thiết bị truyền tải, amp… gì gì đó. Ngay cả như thế đã rất phức tạp rồi. Chưa bàn đến công dụng (nếu có) của burn-in, phần lớn chúng ta có một khái niệm gần hơn với “burn-in ảo”. Có thể tai chúng ta đã quen với âm thanh từ chiếc tai nghe cũ, khi đổi qua tai nghe mới với chất âm khác làm chúng ta cảm thấy lạ lẫm. Sau một thời gian dài sử dụng khiến tai quen với chất âm mới và cảm nhận được nó hoàn hảo hơn, chúng ta lầm tưởng quá trình đó là “burn-in” và làm cho chiếc tai nghe “thực sự hay hơn” lúc trước.

Vì thế hãy tin vào đôi tai của chính mình, khái niệm burn-in cũng chỉ đơn giản là một khái niệm. Nếu nghe qua một tai nghe với chất âm không phù hợp, nhiều khả năng chính nó sẽ làm thay đổi gu nghe nhạc của bạn, chứ chẳng có “công dụng burn-in” gì hết khi được sử dụng trong thời gian dài.

Burn in như thế nào

Quảng cáo