Ca khúc da vàng là gì năm 2024

Trong dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh – một cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam – hãy cùng nghe Ca khúc da vàng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Cuộc chiến đã qua đi 40 năm. Dấu tích bom đạn cũng chỉ còn trong ký ức nhưng vết sẹo lớn trong lòng dân tộc Việt Nam thì hình như vẫn còn. Lẽ ra lúc này không nên còn khái niệm bên này – bên kia, người Việt này thắng – người Việt kia thua. Lẽ ra lòng thù hận không nên còn chỗ trong lòng người Việt. Cùng là giống “máu đỏ, da vàng” sao không biết xót thương nhau? Nhưng khi còn có kẻ hàng ngày say sưa với chiến thắng, ca bài ca độc quyền yêu nước…, khi còn có người hàng đêm rên rỉ nỗi quốc hận 30/4, cay cú vơ bèo vạt tép, thì làm sao hoá giải được hận thù dân tộc, làm sao đưa nước Việt ta thoát khỏi thân phận nhỏ nhoi, nhược tiểu?

Đọc tới đây sẽ có người tặc lưỡi: “Ngây thơ. Ngây thơ chính trị”, rồi thì lập trường này, quan điểm nọ… Thôi!

Trịnh Công Sơn là người phản chiến, yêu hoà bình, yêu giống nòi Lạc Hồng, yêu dân tộc Việt Nam nên không khó hiểu khi ngày 30/04/1975 khi cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn kết thúc ông đã hồ hởi ôm đàn ghi-ta lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng ta lớn. Đối với ông, có lẽ không có Ngày Chiến thắng hay Ngày Quốc hận mà chỉ có Ngày Việt Nam thống nhất mà thôi!

Dù còn có nhiều ý kiến khác nhau về các ca khúc phản chiến ông, song không thể phủ nhận tập Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn ra đời bắt nguồn từ lòng yêu thương con người. Như Ban Mai* viết: “Ông ca tụng tình yêu thương, ông chống bạo lực và chống chiến tranh… Ông đã đứng lên trên tất cả mọi thiên kiến chính trị để nói lên nỗi đau của người dân da vàng, của người dân nước Việt”.

Nhiều người yêu nhạc Trịnh Công Sơn không biết tới tập Ca khúc da vàng, hoặc nếu có biết thì cũng thấy những bài hát trong đó khó nghe, khó hiểu. Nhưng, nếu muốn tìm hiểu về những năm tháng đau thương của dân tộc qua âm nhạc cũng như nỗi niềm đau đáu, khát khao mong mỏi hoà bình đến với mảnh đất Việt Nam của Trịnh Công Sơn, hãy lắng lòng lại để nghe những giai điệu, những lời ca da diết trong tập Ca khúc da vàng với giọng hát Khánh Ly.

* Để có cái nhìn toàn diện về quan điểm, thái độ của Trịnh Công Sơn với chiến tranh, hãy đọc TRỊNH CÔNG SƠN VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM của tác giả Ban Mai.

Thập niên 1970, tại Sài Gòn nổi lên những ca khúc thống thiết về cảnh người dân bị tàn sát bởi sự tàn khốc của chiến tranh khiến cho tất cả những ai nghe đều phải hơn một lần rơi lệ. Người nhạc sĩ viết những ca khúc ấy khởi đầu cho một phong trào “Da vàng ca” là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Ca khúc da vàng là gì năm 2024
Bìa album Phụ khúc da vàng.

Tuy nhiên, chỉ có 12 ca khúc chính thức được nhạc sĩ họ Trịnh đưa vào tập Ca khúc da vàng. Số ca khúc viết thêm sau đó được nhạc sĩ đặt tên là Phụ khúc da vàng. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết lời tựa cho tập nhạc này như sau:

“Phụ khúc da vàng là những khúc hát viết thêm, tiếp nối Ca khúc da vàng trước đây. Nhưng khúc hát này đúng ra không nên có, nhưng bởi trên những con đường, những thành phố và những xác chết của tháng 5 (năm 1972), một lần nữa, tôi không thể nào quên đi tiếng kêu thất thanh của đám người cùng khổ. Cuộc chiến đã không muốn ngừng, và có lẽ còn mang nhiều bộ mặt mới mẻ, thảm khốc hơn.

Phải chăng những hồi chuông báo tử chưa đủ làm mềm lòng cuộc sinh sát.

Ta sẽ không bao giờ còn thấy bóng dáng của vinh quang – Vì trên những xác chết của anh em sự vinh quang phải giấu mặt.

Tôi không còn muốn nhắc nhở đến lòng nhân đạo và lương tâm con người. Những tiếng đó chỉ còn gợi lên cho những kẻ khốn cùng nơi đây hình ảnh của tên lang băm và phu đám tang.

Nhân loại đã biết rõ, tuổi trẻ Việt Nam không thiếu lòng dũng cảm. Một tuổi trẻ chịu quá nhiều thiệt thòi nhưng rất ít những lời thở than.

Sài Gòn tháng 11.1972”

Ngày 31.3.2013, tại đêm nhạc tưởng nhớ ngày sinh Trịnh Công Sơn chủ đề Đoá hoa vô thường, ngoài các ca khúc tình ca quen thuộc, lần này, các ca sĩ còn thể hiện bốn bài hát được xem là thuộc dòng Ca khúc da vàng. Trong đó, riêng bài hát Người mẹ Ô Lý nằm trong Phụ khúc da vàng cố nhạc sĩ họ Trịnh đã ghi chú ở dưới bài hát rằng: “Tặng người mẹ già tôi đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế”.

Tình ca Trịnh Công Sơn dĩ nhiên có những cái riêng, tuy vậy, không có tình ca rịnh Công Sơn thì có tình ca của nhiều tác giả khác. Nhưng chỉ rịnh Công Sơn mới có những ca khúc đầy nỗi niềm về phận người trong cuộc chiến tranh bị nhân danh đủ thứ với Hát trên Những Xác Người, Nối Vòng Tay Lớn, Người Mẹ Ô Lý .. Những ca khúc sau này thường được gọi chung là các ca khúc da vàng, . lấy tên tập nhạc mở đầu cho loại nhạc này, Ca Khúc Da Vàng, được in lần đầu năm 1967 gồm 12 ca khúc

Bìa tập nhạc " Ca Khúc Da vàng" của Trịnh Công Sơn (tranh Đinh Cường) do NXB Nhân Bản xuất bản tại Sài Gòn 1967

Ca khúc da vàng là gì năm 2024

1. Ngày dài trên quê hương, 2. Người con gái Việt nam, 3. Ngủ đi con, 4. Đại bác ru đêm, 5. Tôi sẽ đi thăm, 6. Tình ca của người mất trí, 7. Đi tìm quê hương, 8. Đêm bây giờ đêm mai, 9. Ngụ ngôn của mùa Đông, 10. Nhưng hôm nay, 11. Hãy nói giùm tôi, 12. Gia tài của Mẹ. Sau này tái bản được bổ sung thêm 2 ca khúc, 13. Hát trên những xác người & 14. Bài ca dành cho những xác người

Các ca khúc thường cũng được gọi ca khúc da vàng như Nối Vòng Tay Lớn, Ta Thấy Gì Trong Đêm Nay .. thật ra nằm trong tập Kinh Việt Nam (1968), Huế Sài Gòn Hà Nội nằm trong tập Ta Phải Thấy Mặt Trời (1969), Người Mẹ Ô Lý thuộc tậpPhụ Khúc Da Vàng (1972)