Các đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông và đến tay người tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông và đến tay người tiêu dùng.

Phần giá trị tăng thêm được hiểu là phần chênh lệch về giá bán ra và giá mua vào trong kỳ tính thuế, theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm cơ bản của thuế giá trị gia tăng

1/ Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng có phạm vi rộng từ hàng hóa, sản phẩm cũng như dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh và được tiêu thụ thường sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng.

2/ Bản chất là thuế gián thu nên việc chịu thuế thể hiện thông qua việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Người mua không trả thuế trực tiếp như thuế thu nhập cá nhân mà bằng thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho người bán và người bán có trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

3/ Thuế giá trị gia tăng đánh sẽ đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa ở các khâu khác nhau.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp một số thông tin cơ bản về thuế giá trị gia tăng trước khi đi vào vấn đề chính vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Có thể thấy thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng mang lại vai trò, lợi ích to lớn cho sự phát triển của kinh tế- xã hội và là nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu hiện nay.

Một là: Thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước;

Hai là: Thuế giá trị gia tăng giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý các loại thuế trực thu, bởi vì không mất nhiều thời gian đánh giá, phân tích tính hợp lý của thuế;

Ba là: Với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị đánh thuế giá trị gia tăng tương đối cao, góp phần bảo hộ và thúc đẩy việc sản xuất trong nước cũng như kinh doanh hàng nội địa;

Bốn là: Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên việc người tiêu dùng không trực tiếp nộp thuế mà thông qua phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ sẽ tránh được thất thu tiền thuế nhưng vẫn đảm bảo được sự tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Năm là: Trong kế toán việc xuất hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng làm nâng cao công tác hạch toán, rõ ràng trong mua bán giữa các bên;

Sáu là: Việc đánh thuế giá trị gia tăng có tác dụng lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức khi mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng;

Bảy là: Những mặt hàng đánh thuế giá trị giá tăng với mức thuế suất thấp tạo đòn bẩy để nhà sản xuất tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa. Qua đó kích cầu mua sắm, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đây là vai trò cơ bản của thuế giá trị gia tăng, chúng tôi chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giải đáp phần nào thắc mắc của Quý vị về vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Nếu có bất kỳ băn khoăn, vướng mắc trong lĩnh vực thuế cũng như các lĩnh vực pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ Email sau:

>>>>> Tham khảo thêm: Thuế trước bạ là gì?

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng theo pháp luật hiện hành. Thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh...

Kiến thức của bạn:

     Em xin hỏi về đặc điểm của thuế giá trị gia tăng là như thế nào? Em xin cảm ơn.

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: . Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung 2013

Nội dung tư vấn: đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

1. Khái niệm về thuế giá trị gia tăng

     Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 tại Điều 2: “Thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

     Thuế giá trị gia tăng có bản chất là thuế gián thu. Nghĩa là, các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng thực chất người tiêu dùng mới chính là những người phải chịu thuế thông qua giá cả của hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng có thể tác động tới sức mua của công chúng do phần thuế này đã được cấu thành trong giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Thực hiện thuế giá trị gia tăng có thể ảnh hưởng tới các vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát.

     Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Bởi lẽ, thuế giá trị gia tăng cấu thành trong giá bán, sức tiêu dùng của công chúng phụ thuộc vào quan hệ giữa thu nhập với giá cả hàng hóa dịch vụ. Tỷ trọng giữa giá cả và thu nhập của người chịu thuế càng cao, càng làm giảm cơ hội tiêu dùng của công chúng. Nếu xét theo khía cạnh thuế với các chỉ số giá cả, đương nhiên cũng có mối liên quan nhất định. Số tiền thuế giá trị gia tăng trong giá bán làm thay đổi chỉ số giá cả, lạm phát trong những giai đoạn có sự thay đổi về thuế. Xác định mối liên quan giữa loại thuế này với chỉ số giá cả, lạm phát có ý nghĩa đối với nhà lập pháp khi quyết định chính sách thuế suất hợp lí trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng.

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

2.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 

     Có thể thấy, mọi đối tượng tồn tại trong xã hội dù là tổ chức hay cá nhân, là người có tiền hay người không có tiền… đều phải chi trả thu nhập của chính mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội. Điều đó có nghĩa là mọi đối tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải trả một phần thu nhập do hành vi tiêu dùng của mình. Chính đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng tới sự tác động của pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với đời sống kinh tế, xã hội.

     Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng xã hội. Đối với những trường hợp cần phải khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế đến mức tối đa việc trả tiền thuế từ phần thu nhập ít ỏi của họ do hành vi tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất. Phương án ngược lại được áp dụng đối với trường hợp hạn chế tiêu dùng.

2.2. Thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

     Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ là cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đặc điểm này của thuế giá trị gia tăng còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phải tìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xác định chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế.

2.3. Dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau.

     Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước, khâu nhập khẩu và lưu thông hàng nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã được xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng hóa dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Đây vừa là đặc điểm vừa là ưu việt của thuế giá trị gia tăng so với thuế hàng hóa dịch vụ thông thường mà Việt Nam và nhiều quốc gia đã áp dụng trong giai đoạn trước đây.

     Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về đặc điểm của thuế giá trị gia tăng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.          

Video liên quan

Chủ Đề