Các hình thức mua sắm không phải đấu thầu

Các hình thức mua sắm không phải đấu thầu

Hình thức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm phục vụ phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Theo đó, các bộ, địa phương, đơn vị được áp dụng tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu để tổ chức mua sắm.

Trong quá trình tổ chức mua sắm, đề nghị lưu ý áp dụng một số hình thức mua sắm được quy định tại Luật Đấu thầu và các Nghị quyết của Chính phủ (79/NQ-CP, 86/NQ-CP) như sau:

1. Đấu thầu rộng rãi

- Trường hợp đấu thầu rộng rãi qua mạng để mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, phương tiện và các hàng hóa cần thiết khác phục vụ việc phòng, chống dịch, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày. Trường hợp mua sắm không nhằm mục đích phòng, chống dịch, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Trường hợp áp dụng đấu thầu rộng rãi (bao gồm qua mạng và không qua mạng), người có thẩm quyền, chủ đầu tư cần xem xét phân chia gói thầu với quy mô hợp lý để phù hợp với năng lực cung ứng cũng như năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.

2. Mua sắm trực tiếp

Trường hợp mua sắm trực tiếp theo quy định tại Điều 24 Luật Đấu thầu, chủ đầu tư được áp dụng kết quả đấu thầu rộng rãi, hạn chế của gói thầu mua sắm hàng hóa trong vòng 12 tháng của các bộ, địa phương, đơn vị khác mà không nhất thiết phải căn cứ kết quả đấu thầu của bộ, địa phương, đơn vị mình.

Nội dung này áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa quy định tại khoản 25 Điều 4 Luật Đấu thầu, kể cả gói thầu không nhằm mục đích phục vụ phòng, chống dịch.

3. Chỉ định thầu

- Việc triển khai ngay gói thầu để tránh nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cộng đồng dân cư (bao gồm cả gói thầu xây lắp, hàng hóa, phi tư vấn và tư vấn) và mua thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện để phòng, chống dịch COVID-19 là trường hợp cấp bách được chỉ định thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu mà không phụ thuộc vào hạn mức (giá) gói thầu.

- Trường hợp thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp địa phương và cơ quan mua sắm tập trung đã tổng hợp nhu cầu nhưng chưa tổ chức đấu thầu rộng rãi thì trong trường hợp cấp bách cần triển khai ngay để phòng, chống dịch COVID-19, cần tách số lượng dự kiến dùng cho phòng, chống dịch trước mắt để chỉ định thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu.

Trường hợp mua sắm tập trung được tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày.

- Việc chỉ định thầu thực hiện theo quy trình rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, sau khi chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày giao thầu, chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không bắt buộc phải thực hiện thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Đối với chỉ định thầu rút gọn, việc xác định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu không cần căn cứ theo hướng dẫn tại các Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo các Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT, Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT, Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT, Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về việc nhà thầu có khả năng thực hiện ngay gói thầu, đáp ứng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Người có thẩm quyền xem xét việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước hoặc sau khi chỉ định thầu trên cơ sở bảo đảm tính cấp bách trong phòng, chống dịch.

4. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo Điều 26 Luật Đấu thầu được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 86/NQ-CP, cụ thể như sau:

- Các Bộ, ngành xây dựng phương án lựa chọn nhà thầu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Trường hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu, Chủ tịch UBND cấp tỉnh được tổ chức lập, thẩm định và quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu.

Xem chi tết tại Công văn 6144/BKHĐT-QLĐT ngày 13/9/2021.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Đối với đối tượng áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, khoản 1 Điều 24 Luật đấu thầu năm 2013 quy định mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Ngoài ra, điều kiện áp dụng và quy trình thực hiện mua sắm trực tiếp được quy định cụ thể tại Luật đấu thầu năm 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

1. Điều kiện mua sắm trực tiếp

Để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, khoản 2 Điều 24 Luật đấu thầu năm 2013 quy định 4 điều kiện sau đây phải được đáp ứng đủ:

“Điều 24. Mua sắm trực tiếp

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.”

Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

2. Quy trình mua sắm trực tiếp

Điều 60 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định việc thực hiện chào hàng cạnh tranh thông thường gồm các bước sau:

2.1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

- Lập hồ sơ yêu cầu: Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực; yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt; Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

2.2. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó

Trường hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Luật Đấu thầu.

2.3. Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

2.4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

a) Đánh giá hồ sơ đề xuất:

- Kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá;

- Cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu;

- Đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

- Các nội dung khác (nếu có).

b) Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

c) Bên mời thầu phải bảo đảm đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng.

2.5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp:

a) Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được ,thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thông báo bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và công khai theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

2.6. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu liên quan khác.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đấu thầu

Luật Hoàng Anh

Lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên theo quy định mới nhất bao gồm một số nội dung như: các hình thức lựa chọn nhà thầu; lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;…

Các hình thức lựa chọn nhà thầu

Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu sau:

– Đấu thầu rộng rãi;

– Đấu thầu hạn chế;

– Chỉ định thầu;

– Mua sắm trực tiếp;

– Chào hàng cạnh tranh;

– Tự thực hiện;

– Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 58/2016/TT-BTC, đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Xem thêm: Mua sắm tập trung theo quy định của Luật đấu thầu 2013

Hoạt động Mua sắm thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào?

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Sau khi quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, việc lập kế hoạch để lựa chọn nhà thầu là điều cần thiết. Công tác lập kế hoạch phải đảm bảo các quy định dưới đây:

Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 58/2016/TT-BTC, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ vào các tiêu chí sau:

– Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cn thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.

– Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền hoặc kế hoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).

– Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

– Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).

Nội dung kế hoạch

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng phải bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 11 Thông tư 58/2016/TT-BTC. Bao gồm:

– Tên gói thầu.

– Giá gói thầu.

– Nguồn vốn.

– Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.

– Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.

– Loại hợp đồng.

– Thời gian thực hiện hợp đồng.

Trình duyệt  và thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được biết.

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải gửi kèm văn bản trình duyệt và bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản (sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm) để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đồng thời với quá trình phê duyệt dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.

Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định.

Xem thêm: Những quy định chung nhất về quy trình lựa chọn nhà thầu

Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên theo quy định mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.