Các kiểu đau đầu và nguyên nhân

Trong các loại đau, chứng đau đầu là loại đau thường gặp nhất, gây khó chịu nhất và cũng gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc nhất. Nhưng bởi vì chứng đau đầu là triệu chứng chủ quan có tính chất đa đạng, phong phú, cho nên nó thực sự là một sự thách thức (Challenge) cho người thầy thuốc, và việc chẩn đoán chính xác đòi hỏi phải hỏi bệnh sử chi tiết, cũng như nắm vững cách phân loại đau đầu theo hiệp hội đau đầu quốc tế, kiến thức về bệnh lý thần kinh cũng như những bệnh lý nội ngoại khoa khác. Đặc biệt các bệnh lý về tai – mũi- họng kèm theo cũng như sự tác động của những yếu tố tâm thể (PsychoSomatic) như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm nằm bên dưới.

Bài viết này tác giả rất mong muốn góp phần vào công tác chẩn đoán trước một bệnh nhân đau đầu cho các bác sĩ tổng quát cũng như chuyên khoa để từ đó có định hướng gởi khám chuyên khoa theo dõi và điều trị lâu dài cho đúng đắn. Có 2 mục tiêu cần nằm vững là:

1. Phân loại đau đầu theo tiêu chuẩn của hiệp hội đau đầu quốc tế (IHS) để có cách tiếp cận chẩn đoán thích hợp.

2. Tiếp cận một cách tổng quát vấn đề hỏi bệnh sử đau đầu và khám thực thể cũng như có định hường điều trị đối với từng loại đau đầu cấp tính và mãn tính.

I. Phân loại chứng đau đầu

Theo bảng phân loại đau đầu quốc tế lần hai 2004 (ICHD-II: The International Classification of headache disorders) thì các chứng đau đầu được phân loại thành hai nhóm chính, gồm đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

•    Trong các đau đầu nguyên phát, triệu chứng Đau Đầu đồng thời cũng chính là căn bệnh, do người ta không tìm thấy một nguyên nhân nào khác có thể có liên quan đến triệu chứng đau đầu đó, chiếm đến 90% các loại Đau Đầu, thường gặp như Đau đầu Migraine, Đau đầu căng cơ(tension type Headache), Cluster …

• Còn Đau đầu thứ phát trái lại chỉ là triệu chứng của 1 căn bệnh nào đó, có thể là lành tính như viêm xoang hay thoái hoá cột sống cổ, nhưng cũng có thể là một bệnh nguy hiểm gây chết người ,chẳng hạn 1 dị dạng mạch máu não hay U não..

– Những bệnh lý đau đầu nguyên phát bao gồm: Migraine, đau đầu căng cơ, đau đầu cụm và các đau đầu liên quan. Ngoài ra, còn có các “đau đầu nguyên phát” khác không liên quan đến những sang thương thực thể.

Các kiểu đau đầu và nguyên nhân

1. MIGRAINE: (MG) 

1.1 MG không có tiền triệu

1.2 MG có tiền Triệu

1.3 MG liệt mắt

1.4 MG võng mạc

1.5 Những hội chứng có chu kỳ ở tuổi thơ mà chúng có điềm báo trước hoặc kèm với MG.

1.6 Những biến chứng MG: Những rồi loại dạng MG không đáp ứng với tiêu chuẩn kể trên.

2. ĐAU ĐẦU CĂNG THẲNG HAY CĂNG CƠ (Tension-type Headache)

2.1 Đau đầu căng cơ từng  lúc

2.2 Đau đầu căng cơ mãn tính

2.3 Đau đầu căng cơ không thỏa mãn những tiêu chuẩn trên.

3. ĐAU ĐẦU CỤM  VÀ ĐAU NỮA ĐẦU KỊCH PHÁT MÃN TÍNH

Đau đầu cụm gồm 3 loại: Từng hồi, mãn tính và loại đau có chu kỳ không xác định.

4. NHỮNG LOẠI ĐAU ĐẦU KHÁC KHÔNG KÈM VỚI NHỮNG SAN THƯƠNG THỰC THỂ

4.1 Đau nhói (Như dao đâm) vô căn (idiopathic stabbing headache)

4.2 Đau như đè nén từ bên ngoài (External Compression)

4.3 Đau đầu do kích thích lạnh (Cold stimualate headache)

4.4 Đau đầu do ho lành tính (Benign cough headache)

4.5 Đau đầu do gắng sức lạnh tính. (Benign Exertional)

4.6 Đau đầu kèm với hoạt động tình dục (With sexual Activity)

– Đau đầu thứ phát gồm 8 nhóm chẩn đoán: (Secondary headache disorders) là loại đau đầu do các nguyên nhân khác gây ra như đau đầu do chấn thương, đau đầu do bệnh mạch máu, bất thường, áp lực nội sọ, khối choán chỗ… bao gồm:

5. ĐAU ĐẦU KÈM VỚI CHẤN THƯƠNG ĐẦU (Headache associated with trauma)

5.1. Đau đầu sau chấn thương xảy ra cấp tính (acute post traumatic headache)

5.2 Đau đầu sau chấn thương mãn tính (Chonric)

6. ĐAU ĐẦU KÈM VỚI NHỮNG RỐI LOẠN MẠCH MÁU (headache associated with vascular disorder)

6.1 Những tai biến Thiếu máu não cấp tính (Acute ischemic cerebrovascular disease)

6.2 Tụ máu nội sọ (Intracranial haematoma)

6.3 Xuất huyết dưới màng nhện (Subarachnoid hemorrlage)

6.4 Dị dạng mạch máu chưa vỡ

6.5 Viêm động mạch (Artertis)

6.6 Đau động mạch đốt sống hay động mạch cảnh (Carotid or vertebral artery pain)

6.7 Huyết khối tĩnh mạch (Venous thrombosis)

6.8 Tăng huyết áp động mạch (Arterial hypertension)

6.9 Đau đầu kèm với rồi loạn mạch máu khác (Headache associated with orther vascular disorder)

7. ĐAU ĐẦU KÈM VỚI RỐI LOẠN NỘI SỌ KHÔNG PHẢI MẠCH MÁU (Headache associated with non-vascular intracranial disorder)

7.1 Tăng áp lực dịch não tuỷ

7.2 Giảm áp lực não tuỷ

7.3 Nhiễm trùng nội sọ

7.4 Sarcoidosis và những bệnh lý viêm không nhiễm trùng khác

7.5 U nội sọ

7.6 Đau đầu liên quan đến tiêm trong màng cứng

7.7 Đau đầu kèm với những rồi loạn nội sọ khác

8 ĐAU ĐẦU LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG HOẶC TIẾP XÚC VỚI NHỮNG CHẤT

8.1 Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc một số chất cấp tính

8.2 Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc 1 số chất mãn tính

8.3 Đau đầu do ngưng dùng 1 chất nào đó (Đã sử dụng lâu ngày)

9. ĐAU ĐẦU KÈM VỚI NHIỄM TRÙNG KHÔNG Ở TRONG NÃO

9.1 Nhiễm siêu vi

9.2 Nhiễm vi trùng

9.3 Đau đầu liên quan đến nhiễm trùng khác

10. ĐAU ĐẦU LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA:

10.1 Giảm Oxy

10.2 Tăng CO2

10.3 Hạ đường huyết

10.4 Thẩm phân phúc mạc

10.5 Đau đầu do các bất thường về chuyển hoá khác

11. ĐAU ĐẦU HOẶC ĐAU MẶT LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN SỌ NÃO,CỔ, MẮT, TAI, MŨI, XOANG, RĂNG MIỆNG HOẶC NHỮNG CẤU TRÚC VÙNG MẶT HAY SỌ KHÁC

11.1 Xương sọ

11.2 Cổ

11.3 Mắt

11.4 Tai

11.5 Mũi với xoang

11.6 Răng, xương hàm và cấu trúc liên quan

11.7 Khớp thái dương hàm

12. ĐAU THẦN KINH SỌ (CRANIAL NEURALGIA )

12.1 Đau liên tục do nguồn gốc thần kinh sọ

– Chèn ép/xoắn các Thần kinh sọ, các rễ C1-3,Viêm thần kinh thị/ hay do Đái tháo đường, do Herpes Zoster

12.2 Đau dây thần kinh tam thoa

12.3 Đau dây thần kinh lưỡi hầu

12.4 Đau dây thần kinh VII phụ

12.5 Đau thần kinh thanh quản trên.

12.6 Đau thần kinh chẩm

13. ĐAU ĐẦU KHÔNG PHÂN LOẠI ĐƯỢC

II. Cách tiếp cận chẩn đoán:

Đau đầu là một triệu chứng chủ quan nên nó phụ thuộc rất nhiều vào việc hỏi bệnh sử chi tiết. Trong khi đó khám lâm sàng nội khoa hầu như âm tính nhưng người bệnh thường luôn có tâm lý lo âu về những đau đầu có nguyên nhân trong não. Cho nên vấn đề chẩn đoán đau đầu có thể trở nên khó khăn đối với 1 người thầy thuốc không thuộc chuyên khoa thần kinh. Việc khám thần kinh tỉ mỉ để loại trừ những trường hợp đau đầu thứ phát và có căn nguyên trầm trọng như u não, xuất huyết hay dị dạng mạch mau não, hay do cơn tăng huyết áp hay do nhồi máu não. Do đó bệnh nhân cần được thăm khám kỹ lưỡng về các dấu chứng thần kinh để đem lại sự an tâm cho người bệnh, hầu tránh bỏ sót những bệnh lý thần kinh quan trọng. Các câu hỏi tiếp cận bệnh sử như sau:

1. Hoàn cảnh khởi phát: đau đầu từ khi nào và đã bị nhiều lần chưa

– Sau chấn thương đầu: đau đầu khi suy nghĩ căng thẳng

– Đau đầu khi đi nắng hay cảm lạnh

– Đau đầu khi gắng sức

2. Vị trí và thời gian đau: đau đầu vùng gáy cổ, thái dương, trước trán, vùng đính chẩm hay vùng sau tai và hướng lan của nó

a. Vị trí đau

– Một bên đầu (Đau đầu MG), đau nữa đầu

– Vị trí hai bên đầu: là đau đầu căng cơ

– Cục bộ: có thể xảy ra với những bệnh thực thể khác nhau như đau thần kinh tam thoa, đau do những san thương trong não, khi đau chỉ giới hạn chặt chẽ quanh hốc mắt thì cần loại trừ bệnh lý mắt

b. Thời gian đau

– Đau đầu căng cơ kéo dài từ 30ph đến 7 ngày

– Đau đầu Migraine kéo dài từ 4-72h

– Đau nữa đầu kịch phát điển hình đau kéo dài từ 5-20ph nhưng có thể thay đổi từ 1-120ph

– Cluster thường kéo dài đến khoảng 15-180ph

3. Đặc tính của đau đầu và các triệu chứng kèm theo

a. Kiểu đau đầu: Đau giật nhói, đau ê ẩm, đau đầu căng nặng và nguy hiểm nhất là đau đầu dữ dội kiểu sét đánh…Đau từng cơn hay đau liên tục như đau từng cơn trong migraine, đau âm ỉ liên tục trong đau đầu do căng cơ, đau dữ dội và đột ngột trong xuất huyết màng não.

b. Các triệu chứng kèm theo: nôn ói, sợ ánh sáng gặp trong đau đầu MG hay hội chứng màng não và trong những san thương choán chỗ nội sọ như u não; sung huyết niêm mạc mắt và nghẹt mũi gặp trong đau đầu từng cụm.

c. Khoảng thời gian xảy ra đau đầu: Đau đầu do viêm xoang hay gặp khi trời nắng lên hay về trưa, còn đau đầu do căng cơ lại thường xuất hiện về chiều, lúc cuối giờ làm việc hay khi căng thẳng tập trung nhiều. Đặc biệt, là đau đầu tăng nhiều về ban đêm, coi chừng gặp trong tăng áp lực sọ não.

d. Các yếu tố làm tăng hoặc giảm đau đầu: Đau đầu MG và đau đầu do tăng áp lực nội sọ, tăng khi gắng sức, đau đầu căng cơ giảm khi nghĩ ngơi.

• Những bệnh nhân đau dây thần kinh tam thoa thì có những điểm cò súng ở vùng mặt và niêm mạc miệng, sự kích thích nhẹ những điểm cò súng này do ăn, nói, tiếp xúc với trời lạnh, đánh răng, cạo râu hay rửa mặt đều có thể thúc đẩy gây cơn đau.

• Võ phình mạch có thể bị thúc đẩy do gắng sức kèm theo tăng huyết áp như do hoạt động tình dục.

• Tần suất và mức độ trầm trọng của Migraine thường giảm đi trong suốt 2 quý cuối của thai kỳ hoặc khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh.

III. Những dạng lâm sàng chính của đau đầu

NGUYÊN NHÂN              BỆNH CẢNH KẾT HỢP
Cấp tính

Viêm xoang mũi

Migraine

Nhức đầu thành cụm

Tăng nhãn áp

Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu

Viêm não màng não

Não đầu nước

Xuất huyết não, màng não

Cảm lạnh, chảy nước mũi/ mủ đàm

Có tiền triều hay không, buồn nôn hoặc nôn

Chảy nước mắt nước mũi

Nhìn mờ, có “quầng”

Mất thị lực 1 bên

Xuất huyết não màng não nhưng có kèm sốt và diễn tiến nặng dần

Suy giảm ý thức, yếu chi dưới, rối loạn tiểu

Nhức đầu đột ngột, ói mửa gáy cứng, có dấu thần kinh định vị hay không

Bán cấp tính

Nhiễm trùng (Abces, viêm Màng não lao)

U nội sọ, tụ máu dưới màng cứng

Viêm động mạch thái dương

Não đầu nước

Rối loạn ý thức, gáy cứng, sốt, dấu thần kinh định vị

Suy giảm ý thức, ói, phù gai thị, dấu thần kinh định vị

Động mạch thái dương dày lên, đau, mất nhịp đập, thường gặp ở nữ giới trên 50 tuổi

Mãn tính

Căng cơ nhức đầu

Thoái hóa cột sống cổ

Lo âu trầm cảm

Đau rễ thần kinh cổ cánh tay

 

Các kiểu đau đầu và nguyên nhân

IV. Phân loại đau đầu:  Có 3 loại chính

Đau đầu nguyên phát:  Chiếm đến 90% các loại Đau đầu. Triệu chứng Đau đầu đồng thời cũng chính là căn bệnh, do người ta không tìm thấy một nguyên nhân nào khác có thể có liên quan đến triệu chứng đau đầu đó, thường gặp như Đau đầu Migraine, Đau đầu căng cơ…

• Đau đầu Migraine

– Đau thường ở 1 bên đầu.

– Đau kiểu giật từng cơn theo nhịp mạch có cường độ trung bình đến nặng.

– Đau tăng khi gắng sức, thấy ánh sáng hoặc nghe tiếng ồn, ngửi thấy mùi khó chịu.

– Đau kèm buồn nôn, nôn.

– Cơn đau kéo dài từ 4-72h.

– Đau nửa đầu Migraine là loại đau đầu không nguy hiểm tính mạng, nhưng ảnh hưởng nghiệm trọng tới chất lượng làm việc và cuộc sống bệnh nhân, nên đòi hỏi được điều trị càng sớm càng tốt.

Các kiểu đau đầu và nguyên nhân

• Đau đầu căng cơ

– Cảm giác đau như bó chặt đầu, đau âm ỉ, liên tục, không theo mạch đập và không kèm nôn ói.

– Đau thường về giấc chiều, cuối ngày và tăng khi căng thẳng, tập trung.

– Đau căng cơ hay gặp ở những người trẻ do làm việc máy tính, văn phòng và sử dụng điện thoại.

– Các cơn đau ban đầu không thường xuyên nên chưa được quan tâm và điều chỉnh kịp thời, hay dùng thuốc giảm đau thường xuyên cho đến khi cơn đau ngày càng trầm trọng và thường xuyên, hay phải tăng liều dùng thuốc giảm đau thì bệnh nhân mới chịu đi khám bác sĩ, đặc biệt ở những bệnh nhân có kèm theo chứng Lo âu hay Trầm cảm.

• Đau đầu thành cụm (Cluster)

– Ít xảy ra hơn MG, có tên gọi khác là đau đầu Histamine, đau mạch máu vùng mặt

– Tiêu chuẩn chấn đoán: có ít nhất 5 cơn đau đầu trầm trọng ở một bên, hóc mắt hoặc dưới hóc mắt, kéo dài từ 15-180p nếu không được điều trị và kèm theo ít nhất 1 trong các đặc điểm sau: Xung huyết kết mạc, chảy nước mắt, nghẹt mũi và chảy nước mũi, đổ mồ hôi vùng trán và mặt, co đồng tử, sa mi, phù mi.

– Các cơn xảy ra hằng ngày thành từng đợt kéo dài vài tuần đến vài tháng, cho nên có tên gọi đau đầu từng cụm hay từng chùm.

Đau đầu thứ phát: Là triệu chứng của một căn bệnh nào đó, có thể là lành tính như viêm xoang hay thoái hoá cột sống cổ, đau do rối loạn khớp thái dương hàm,… nhưng cũng có thể là một bệnh nguy hiểm gây chết người, chẳng hạn một dị dạng mạch máu não hay U não,…

Đau đầu thứ phát được chia làm 3 loại dựa trên thời gian khởi phát:

– Khởi phát cấp: xuất huyết dưới nhện, các bệnh lý mạch máu khác, viêm não màng não, các bệnh lý về nhãn cầu (Tăng nhãn áp, viêm mốmg mắt cấp). Động kinh, chọc dò tủy sống, bệnh não do tăng huyết áp, giao hợp.– Khởi phát bán cấp: Viêm động mạch tế bào khổng lồ, khối choán chỗ hộp sọ (U, tụ máu dưới màng cứng, áp xe não) Giả u não (Tăng áp lực nội sọ lành tính), đau dây thần kinh sinh ba, thiệt hầu, sau Zona, tăng huyết áp, đau mặt không điển hình.

– Mạn tính: Migraine, đau đầu hội tụ, đau đầu kiểu căng thẳng, bệnh lý cột sống cổ, viêm xoang, bệnh về răng, Đau đầu thứ phát thường gặp như:

1>Đau đầu do thoái hóa cột sống cổ: đau vùng sau gáy cổ thường gặp ở người trung niên, đau mỏi ê ẩm cổ vai, đau dữ dội – đau ở vùng cổ cao lan ra hốc mắt hay vùng đốt sống cổ thấp gây đau vai tay cùng bên.

2>Đau đầu do viêm xoang: viêm xoang cấp có thể gây đau đầu khu trú tại các vùng trán hay xoang hàm, còn viêm xoang hàm hay xoang bướm gây đau sâu sau mũi. Những bệnh nhân này luôn có chảy mũ từ mũi và sốt nhẹ. Để chẩn đoán xác định cần chụp CT scan măt phẳng trán của các xoang.

3>Đau đầu do tăng nhãn áp: gây đau cấp tính trong hốc mắt lan đến trán, cần được chẩn đoán sớm bằng đo nhãn áp.

4>Đau đầu do tăng huyết áp: thường xảy ra khi tăng huyết áp kích phát và cấp tính, nhưng tăng huyết áp mạn tính lại ít có bằng chứng gây đau đầu.

5>Đau đầu sau chấn động não: Đau đầu kèm choáng váng, giảm trí nhớ, trạng thái lo âu kích thích và khó tập trung. Diễn tiến có thể thuyên giảm sau vài tuần hoặc kéo dài hằng tháng hoặc hằng năm sau chấn thương.

6>Nhức đầu do ho – Lành tính: khởi phát đột ngột, cường độ từ trung bình đến nặng, kéo dài vài giây đến vài phút, đau nhói như dao cắt, hai bên vùng chẩm, phải chẩn đoán loại trừ từ phía sau bằng MRI.

7>Đau đầu khi giao hợp: Đau nặng đầu cổ, gia tăng khi kích thích; đau bùng nổ khi đạt khoái cảm – Vị trí ở phía sau đầu hay hai bên đầu; cần chẩn đoán loại trừ phình động mạch não hay dị động tĩnh mạch não.

8>Đau các dây thần kinh sọ, đau mặt và các loại đau đầu khácTuy nhiên có những nguyên nhân gây đau đầu nguy hiểm đe doạ tính mạng cần phải được nhận diện càng sớm càng tốt như Đau đầu do u não, áp xe não, do dị dạng mạch máu não.

IV. Thăm khám lâm sàng 

– Dấu hiệu sinh tồn bất thường: sốt cao/ huyết áp tăng đáng kể

– Họng đỏ, sổ mũi trong nhiễm siêu vi, hay ấn đau những vị trí của xoang hàm, xoang trán trong viêm xoang

– Còn ấn đau vùng sau gáy/ vùng cổ gợi ý đau đầu do căng cơ, trong đau do rối loạn khớp thái dương hàm thì ấn đau vùng khớp và có tiếng click/ giới hạn vận động của khớp này

– Đặc biệt dấu hiệu cổ cứng hay dấu màng não có thể gợi ý viêm màng não hay xuất huyết màng não

– Khám mạch máu, như động mạch thái dương nông trở nên sờ cứng, đau/ không đập trong viêm động mạch thái dương

– Trong những trường hợp nghi ngờ viêm màng não/ xuất huyết màng não thì cần tìm kiếm những dấu hiệu cổ cứng/ dấu hiệu màng não

– Khám động mạch cảnh để sờ động mạch đập hay nghe tiếng thổi để phát hiện sự hiện diện của bệnh lý xơ cứng động mạch/ ấn đau trong chứng đau động mạch cảnh (carotidynia)

Khám thần kinh:

– Soi đáy mắt để phát hiện tượng phù gai thị;

Các kiểu đau đầu và nguyên nhân

– Tìm thêm những dấu chứng thần kinh quan trọng khác như liệt vận nhãn, đồng tử không đều, hoặc ngay cả hiện tượng yếu nhẹ nửa người, và dấu hiệu Babinski quan trọng.

V. Sau đó tuỳ trường hợp để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Xét nghiệm Chỉ định
CT scan não và mạch máu não Nghi ngờ tổn thương choáng chỗ,
xuất huyết màng não, tai biến mạch máu não
Cộng hưởng từ, và cộng hưởng từ mạch máu Tổn thương choáng chỗ, dị dạng mạch
máu não
Chọc dò dịch não tuỷ Viêm màng não, xuất huyết màng
não
Các xét nghiệm sinh hoá Máu lắng (viêm động mạch thái
dương), khí máu (ngộ độc CO) đường huyết,
điện giải đồ, BUN/Creatinine, nồng độ thuốc và rượu

Ví dụ: Trong một trường hợp phát hiện xuất huyết não vừa qua, người bệnh vào cấp cứu vì đau đầu, kèm chóng mặt, huyết áp tăng 180/90 mm hg đã được xử trí hạ áp và điều chỉnh chóng mặt. Nhưng sau đó vài giờ xuất hiện tình trạng yếu nhẹ nửa người và có dấu Babinski (+) đã được chỉ định khẩn chụp CT scan sọ não và phát hiện xuất huyết não thất do xuất huyết đồi thị vỡ vào.

VI. Các triệu chứng báo động:

Cần chú ý những trường hợp đau đầu có những triệu chứng báo động sau:

– Xảy ra đột ngột khi bệnh nhân gắng sức/ có cường độ dữ dội: xuất huyết màng não, xuất huyết não.

– Đau đầu kèm theo co giật: U não

– Có những dấu hiệu thần kinh bất thuờng: yếu liệt chi, thay đổi tính tình/ u não, tai biến mạch máu não/ vỡ dị dạng động mạch não/ kèm theo trạng thái tinh thần trở nên trì trệ, chậm chạp.

– Xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi: viêm động mạch thái dương

– Có bất thường về dấu hiệu sinh tồn: sốt, huyết áp tăng, mạch giảm/ viêm màng não, máu tụ ngoài màng cứng cấp

– Tình trạng đau đầu ngày càng tăng: có thể có tổn thương choáng chỗ

KẾT LUẬN: Chẩn đoán bệnh nguyên của đau đầu cần dựa trên nền tảng của sinh lý bệnh thông qua khai thác bệnh sử với các biểu hiện đặc trưng của đau đầu: cấp, bán cấp hoặc mãn tính, thăm khám kỹ càng các triệu chứng thực thể và thiết lập các chẩn đoán phân biệt và bảng phân loại đau đầu của hiệp hội đau đầu quốc tế.

Nếu có bất kì vấn đề gì về sức khỏe, để đăng ký khám và điều trị, xin mời Quý vị liên hệ:

🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

⏱⏱ Trên 20 năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe

📞 Hoặc gọi chúng tôi theo Hotline 028.3863.2553

Hoặc đăng ký khám TẠI ĐÂY