Cac loai thue phai nộp cua văn phòng đại diện năm 2024

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Vậy văn phòng đại diện cần nộp những loại thuế nào? Quy định ra sao? Mời bạn đọc theo dõi chi tiết bài viết sau:

Cac loai thue phai nộp cua văn phòng đại diện năm 2024
Quy định nộp thuế với văn phòng đại diện

1. Về thuế môn bài:

  • Theo Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài như sau:

“Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

\=>Tức là văn phòng đại diện của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế môn bài.

  • Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định: ” Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

\=> Việc nộp lệ phí môn bài của văn phòng đại diện được chia thành 02 trường hợp:

  • Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;
  • Nếu văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện là 01 triệu/năm (trường hợp thành lập vào 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm).

Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
...
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
...

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được thành lập tối đa bao nhiêu văn phòng đại diện?

Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh như sau:

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
....

Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. vì vậy không giới hạn việc thành lập văn số lượng văn phòng đại diện.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm :

- Thông báo thành lập văn phòng đại diện;

- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;

Cac loai thue phai nộp cua văn phòng đại diện năm 2024

Doanh nghiệp được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện? Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào? (Hình từ Internet)

Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?

Lệ phí môn bài:

Khoản 6 Điều 2, Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài như sau:

Người nộp lệ phí môn bài
...
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

Tại khoản 2 Điều 30 Công văn 1279/TCT-CS năm 2017 quy định về lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:

Nguyên tắc khai thuế và tính thuế
2. Về lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:
Tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định người nộp lệ phí môn bài như sau:
"Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật...
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có)...
Căn cứ quy định trên, trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Theo đó, việc nộp lệ phí môn bài của văn phòng đại diện được chia thành 02 trường hợp:

- Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;

- Nếu văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Thuế giá trị gia tăng:

Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ mang tính chất đại diện cho doanh nghiệp thì không phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng.

Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phát sinh doanh thu nên không cần thực hiện thủ tục kê khai thuế mà công ty sẽ thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính.

Thuế thu nhập cá nhân:

Nếu văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động thì văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.

Khoản 3 Điều 19 Thông tư 80/2021/TT- BTC quy định:

Khai thuế, nộp thuế:
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
a.1) Người nộp thuế chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính, thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này. Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, trường hợp văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.

Khi Công ty trực tiếp ký hợp đồng lao động và chi trả cho người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện thì công ty có trách nhiệm kê khai khấu trừ, nộp thuế thu nhập cá nhân tập trung tại công ty.