Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Bạn có thể chế biến gạo lứt cho bé thưởng thức theo cách sau:

Nguyên liệu:

  • 20g bột gạo làm từ gạo lứt hữu cơ xay nhuyễn
  • 100ml nước.

Cách chế biến:

  • Đun sôi nước, thêm bột gạo lứt vào từ từ và khuấy đều tay.
  • Đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút và khuấy đều tay.
  • Bột nguội, bạn có thể thêm sữa bột hoặc sữa mẹ hay các loại rau củ, trái cây đã xay mịn (nếu muốn).

>>> Bạn có thể tham khảo: Mách mẹ nấu cháo đậu hũ non cho bé ăn dặm lớn nhanh

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng lê

Quả lê chứa vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, phốt pho, magiê, canxi… rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ cũng nên đưa lê vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhà mình nhé!

Bạn có thể chế biến lê cho bé thưởng thức theo cách sau:

  • Gọt vỏ, bỏ lõi, cắt miếng, cho vào máy xay sinh tố xay cho đến khi thành hỗn hợp mịn. Bạn cũng có thể dùng thìa, nĩa nghiền lê rồi dùng rây rây mịn.
  • Bạn có thể thêm nước để hỗn hợp loãng hơn. Tuy vậy, lê là loại trái cây chứa nhiều nước nên việc thêm nước không thật sự quá cần thiết. Bạn có thể trộn thêm ngũ cốc để hỗn hợp sệt hơn nếu cần thiết.

5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng khoai tây, khoai lang

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với khoai tây và khoai lang

Bạn có thể chế biến khoai tây, khoai lang cho bé thưởng thức theo cách sau:

  • Rửa sạch khoai, không gọt vỏ, dùng tăm hay nĩa đâm vài lỗ trên củ khoai.
  • Bọc khoai trong giấy bạc đặt vào lò nướng và chỉnh đến 400 độ, nướng trong 30 phút hoặc cho đến khi khoai chín mềm. Khoai chín nghiền nhuyễn hoặc xay mịn, thêm nước hoặc sữa để tạo thành hỗn hợp lỏng, mịn rồi cho bé ăn.

Hoặc bạn có thể chế biến theo phương pháp sau:

  • Dùng dao hai lưỡi bào vỏ khoai, cắt khoai thành khối nhỏ.
  • Bạn hấp khoai hoặc cho khoai vào nồi, đổ xâm xấp nước, luộc cho đến khi khoai chín mềm. Lưu ý kiểm tra nước trong nồi, không để nước cạn làm cháy khoai.
  • Khoai chín dùng thìa nghiền nát, rây mịn hoặc dùng máy xay nhuyễn.
  • Thêm nước hoặc sữa để hỗn hợp đạt được độ lỏng, mịn như ý rồi cho bé ăn.

6. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng không thể thiếu ngũ cốc

Ở giai đoạn tập ăn dặm, nhiều bé rất thích ăn bột ăn dặm, đặc biệt là bột ngũ cốc. Bạn có thể sử dụng những loại ngũ cốc dành cho trẻ ăn dặm được chế biến sẵn của các thương hiệu uy tín. Ngoài ra, bạn có thể tự chế biến bột ngũ cốc từ gạo, gạo lứt và các loại đậu… cho bé.

Khi chế biến bột ngũ cốc cho bé, bạn có thể trộn với sữa công thức, sữa mẹ hoặc nước. Hãy thay đổi độ loãng hay đặc của ngũ cốc cho phù hợp với khả năng nuốt thức ăn của bé.

Bất cứ khi nào bạn cho bé ăn món gì, hãy chắc chắn rằng thức ăn đó được chế biến dành riêng cho trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bé cần trong lứa tuổi này và thức ăn không chứa quá nhiều muối.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được thịt bò? Cách chế biến thịt bò cho trẻ ăn dặm

7. Đạm động vật

Nếu bé chủ yếu được cho bú sữa mẹ, bé có thể cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các loại thịt có chứa sắt và kẽm. Khi được 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã có thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này.

Thịt heo, thịt gà, thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm, cá thịt trắng… là nguồn bổ sung sắt và kẽm tuyệt vời cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Lưu ý là bạn nên cho bé ăn từng ít một và quan sát xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.

8. Thực phẩm chứa vitamin D

Mặc dù các nhà khoa học khuyến cáo rằng bạn nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và duy trì việc này càng lâu càng tốt, song bạn có biết sữa mẹ không chứa đủ vitamin D mà trẻ cần? Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin D cho bé để tránh mắc phải các bệnh như còi xương.

Dù ánh sáng mặt trời giúp kích thích da sản xuất vitamin D nhưng tất cả trẻ em đều được thoa kem chống nắng, đội mũ, mặc quần áo che chắn khi ở ngoài trời để hạn chế tác hại của tia tử ngoại. Chính điều này lại khiến da không được tiếp xúc với ánh nắng để sản xuất vitamin D. Do vậy, các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng những trẻ bú mẹ cũng như uống sữa công thức nên bắt đầu bổ sung vitamin D ngay sau khi sinh bằng cách dùng viên vitamin D 400 IU bổ sung mỗi ngày. Hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để xem lượng vitamin D bé cần bổ sung là bao nhiêu.

9. Thực phẩm giàu chất sắt

Trong 4 – 6 tháng đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ không có nhu cầu bổ sung thêm sắt vì lượng sắt trong cơ thể mẹ trước khi sinh đã hoàn toàn đủ cho trẻ. Sau khoảng thời gian trên, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn sẽ dần cạn kiệt và nhu cầu sắt của bé cũng sẽ tăng dần khi bé lớn lên.

Nếu trong thời kỳ mang thai, bạn mắc phải những biến chứng như bệnh tiểu đường hay bé sinh ra có cân nặng thấp hoặc sinh non, bé có thể cần được bổ sung thêm sắt. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thêm.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng các bé không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ trong thời gian ngắn cần phải uống sữa bột có bổ sung sắt từ lúc sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng không khuyến khích bạn sử dụng loại sữa bột bổ sung hàm lượng sắt thấp vì những loại sữa này không cung cấp đầy đủ lượng sắt mà bé cần.

Do đó, việc cho bé ăn dặm giúp bé được bổ sung thêm lượng sắt từ các loại thịt, cá, ngũ cốc, rau củ…

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Hello Bacsi giới thiệu đến bạn bảng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đa dạng và dễ thực hiện:

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Ngoài những món cho bé tập ăn dặm trong bảng thực đơn trên, bạn hãy tham khảo bài viết Cùng lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi để bữa ăn của bé thêm đa dạng và đảm bảo dưỡng chất.

Lưu ý khi chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm

Nên thêm 1 chút dầu ăn dành riêng cho trẻ ăn dặm khi nấu món ăn dặm cho bé: Mỡ/dầu ăn là điều vô cùng quan trọng đối với bé ăn dặm. Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và còn có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.

– Khi bé chưa tròn 1 tuổi, không nên thêm gia vị/nước mắm vào món ăn dặm

Không ít mẹ cho rằng cần thêm một chút nước mắm để giúp đồ ăn dặm thêm đậm đà và kích thích vị giác của bé. Điều này hoàn toàn sai lầm vì ăn muối lúc này sẽ không tốt cho thận của bé. Việc thêm mắm muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức gây hại cho thận.

– Nguyên liệu sạch và an toàn

Nguyên liệu làm thức ăn cho bé ăn dặm cần đảm bảo sạch và an toàn, không có bất kỳ sinh vật gây bệnh nào, không sử dụng các hóa chất có hại hoặc chất độc. Bà mẹ cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Nếu thực đơn ăn dặm của bé có cá hay tôm thì cần đảm bảo gỡ hết xương (cá phải gỡ thịt, tôm phải cắt râu, xay và băm nhuyễn) hoặc các miếng cứng có thể làm bé bị thương.

– Vệ sinh thực phẩm khi chế biến

Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hằng ngày đều có thể cho trẻ ăn được. Những dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn của bé cần được rửa và giữ sạch; thức ăn sau khi nấu cần cho bé ăn ngay trong vòng hai giờ.

Chúc mẹ con bạn trải qua thời kỳ tập ăn dặm thú vị, nhiều niềm vui. Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Chắc hẳn các ông bố - bà mẹ cũng đã tìm hiểu rất kĩ về tầm quan trọng của việc cho bé ăn dặm vào thời điểm bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ nhắc lại thêm 1 lần nữa để những người làm bố, làm mẹ hiểu kĩ càng hơn và hiểu rõ: thời điểm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là cực kì quan trọng

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì khi này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.

>>> Đọc ngay: khi nào cho bé ăn dặm đúng khoa học, tốt nhất cho sự phát triển của bé!

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Thời điểm cho bé ăn dặm chuẩn nhất (Ảnh nguồn: Fago Mom)

Từ khuyến cáo trên, chúng tôi khuyên các bậc phụ huynh nên cho bé bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng tuổi và kết thúc vào thời điểm bé được 24 tháng tuổi (2 tuổi).

Phụ huynh nên biết 1 điều là năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700 kcal/ngày và nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi. Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng mà sữa mẹ chưa cung cấp đủ. Nhưng các mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hòa nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác

Chia sẻ những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mà các Mẹ phải biết!

Quay lại với chủ đề chính trong bài viết ngày hôm nay, đó là những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Đối với những chị, em lần đầu làm mẹ thì việc tiếp nhận cho mình những kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là cực kì cần thiết. Với việc có nhiều kinh nghiệm thì quá trình chăm sóc bé của các Mẹ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Chia sẻ những kinh nghiệm quý giá khi cho bé 6 tháng ăn dặm

Dưới đây sẽ là 1 số kinh nghiệm cho bé ăn dặm ở thời điểm bé được 6 tháng tuổi

Lựa chọn thực đơn ăn dăm cho bé 6 tháng

Đầu tiên các mẹ cần lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé con của mình. Đây là việc làm rất quan trọng để đảm bảo sự đa dạng các món ăn, cũng như đảm bảo dưỡng chất cho bé tăng cân, phát triển 1 cách toàn diện nhất. Các món ăn dặm cho bé 6 tháng phổ biến nhất đó chính là cháo. Có thể kể đến 1 số món cháo ăn dặm cho bé phổ biến như: cháo thịt bò, cháo các loại rau củ, súp,…

Hiện nay, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được rất nhiều Mẹ chia sẻ trên các group, trang web,… Nên không khó để bạn có thể tìm được cho mình 1 thực đơn phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo bài viết: tổng hợp các món ăn dặm cho bé 6 tháng thơm ngon, bổ dưỡng nhất do Bear Việt Nam chọn lọc.

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuồi giàu chất dinh dưỡng

Lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Việc tiếp theo các mẹ cần lưu ý chính là lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé 6 tháng tuổi. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cho bé ăn dặm khác nhau, có thể là những phương pháp truyền thống của người đi trước, hay cũng có thể là những phương pháp mới du nhập từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ,…

Mỗi phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy nên, các mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ các phương pháp, xem phương pháp nào sẽ phù hợp nhất đối với bé con nhà mình nhé!

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Sau khi đã có thực đơn ăn dặm cũng như phương pháp cho bé ăn dặm phù hợp thì các mẹ sẽ lên lịch ăn dặm cho bé. Việc cho bé ăn uống vào khung thời gian cụ thể, cố định không chỉ giúp bé phát triển tốt 1 cách toàn diện mà còn giúp bé có 1 thói quen sinh hoạt quy củ

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Lịch cho bé ăn dặm theo ngày

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 2 tuần đầu:

  • 7-8h: Bé thức dậy, uống 120ml sữa
  • 9h30-10h: Ăn dặm ( bột, cháo…)
  • 11h: uống 120 – 150ml sữa và ngủ trưa
  • 14h: ngủ dậy và uống 120-150ml sữa
  • 14h – 15h30: Chơi thoải mái
  • 17g: uống 120-150ml sữa và ngủ giấc ngắn
  • 20h: uống 120ml sữa
  • 20h30: ngủ

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng trong 2 tuần tiếp theo

  • 7h30: Thức dậy, ti mẹ, chơi
  • 9h30~10h:  Cho bé ngủ giấc ngắn
  • 10h30: Ăn dặm ( cháo, súp, bột…)
  • 11h-11h30: Ti mẹ, chơi
  • 12h~12h30: Bé ngủ trưa (con ngủ trưa khoảng 2-3h)
  • 14h30~15h: Ngủ trưa dậy, ti mẹ, tắm, chơi
  • 16h~16h30: Ăn bữa phụ ( rau củ cầm nắm tự bốc, bánh mỳ, hoặc bánh mềm…)
  • 17h~17h30: Ngủ giấc ngắn
  • 18h30: Ti mẹ (ăn bổ sung), chơi
  • 19h30: Ti cữ cuối
  • 20h-20h30: Trình tự ngủ, tự ngủ đêm.

Mách các Mẹ là cần lưu ý thời gian cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm tốt nhất là vào lúc 10 giờ sáng nhé!

Các đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình ăn dặm cho bé

Bên cạnh chọn thực đơn, phương pháp hay lịch cho bé ăn dặm thì việc lựa chọn các đồ dùng thiết bị cần thiết cho bé ăn dặm cũng vô cùng quan trọng. Bởi khi có các vật dụng, thiết bị này không chỉ giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian công sức, mà hơn nữa còn đảm bảo mang đến những món ăn dặm ngon, hấp dẫn bé.

Ghế ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi: đây chắc hẳn là 1 đồ dùng khá quen thuộc, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ. Như các bạn cũng biết thì thời điểm bé 6 tháng tuổi thì để bé ngồi yên 1 chỗ là điều khá khó khăn. Còn việc bạn vừa bế và cho bé ăn thì là điều không thể. Chính vì thế, lúc này bạn cần trang bị ghế ăn dặm cho bé để bé có thể ngồi ăn dặm 1 cách thoải mái, an toàn nhất

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Ghế tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Máy xay đồ ăn dặm cho bé: Đây là thiết bị giúp các Mẹ có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức chế biến các món ăm dặm cho bé. Hơn thế nữa, các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, rau, củ, quả,… cũng sẽ được xay nhỏ và nhuyễn hơn. Mang đến những món ăn nhỏ và nhuyễn, kích thích bé ăn tốt hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy xay đồ ăn dặm cho bé khác nhau. Và hãng Bear cũng có sản xuất và phân phối 1 số dòng máy xay cho bé ăn dặm chuyên dụng chính hãng với giá rất bình dân. Bạn có thể tham khảo các mẫu sản phẩm máy xay đồ ăn dặm TẠI ĐÂY
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm: Combo nồi nấu cháo chậm Bear + máy xay ăn dặm Bear với ưu đãi giảm giá cực sốc tại Bear Việt Nam

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Máy xay đồ ăn dặm cho bé Bear chính hãng giá rẻ
 

Nồi nấu cháo và hấp thực phẩm đa năng: cháo và các loại rau củ hấp là những món ăn dặm phổ biến nhất giành cho bé. Nên việc bạn sở hữu 1 sản phẩm nồi nấu cháo và hấp thực phẩm đa năng sẽ giúp bạn chế biến tất cả những món ăn dặm cho bé. Với sự xuất hiện của nồi nấu cháo kèm lồng hấp đa năng sẽ mang đến những suất cháo nhuyễn, nóng hổi, hay những suất rau củ, thực phẩm hấp mềm, trọn hương vị và dưỡng chất.

Tham khảo: nồi nấu cháo Bear đa năng kèm lồng hấp chính hãng, được nhiều bà mẹ tin dùng nhất hiện nay

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Nồi nấu cháo chậm, hấp thực phẩm cách thủy Bear tốt nhất cho bé hiện nay

Chia sẻ kinh nghiệm bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Với những kinh nghiệm trên chắc hẳn 90% các bà mẹ đã có thể đồng hành cùng bé ăn dặm trong thời điểm bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với 1 số bé không chịu hợp tác và bé không chịu ăn dặm thì phải làm sao? Theo chia sẻ của rất nhiều, rất nhiều bà mẹ trên khắp các Fanpage, Website “Mẹ và bé”, “chăm sóc bé”,… Có khá nhiều bà Mẹ bất lực trước tình trạng bé không chịu ăn dặm, và không biết phải làm sao để bé hợp tác.

Cùng Bear Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả ngay dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bé không chịu ăn dặm

  • Ăn dặm quá sớm: Từ khi mới 4-5 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi.
  • Món ăn không phù hợp với từng giai đoạn: Bố mẹ nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. 
  • Thực đơn nhàm chán: Vị giác của trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, do vậy con sẽ dễ dàng cảm thấy chán ăn nếu bố mẹ chỉ cho con ăn 1 món từ bữa này qua bữa khác. 
  • Bé chưa thấy đói: Khi khoảng cách giữa các bữa ăn dặm quá gần nhau và bé chưa kịp tiêu hao năng lượng từ bữa trước thì con cũng có thể biếng ăn hơn vào bữa sau. 

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Cách khắc phục tình trạng bé không chịu ăn dặm

Cho bé ăn từ lỏng đến đặc

Ở giai đoạn đầu, bé vẫn quen với việc bú sữa nên bố mẹ không nên tập cho bé ăn thô ngay. Khi mới bắt đầu quá trình tập cho bé ăn dặm, hãy cho con ăn ở dạng lỏng trước rồi dần dần mới tăng độ thô và đặc để con có thời gian thích nghi và làm quen. 

Rèn cho bé kỹ năng bốc nhón

Bốc nhón là kỹ năng giúp bé rèn luyện bàn tay khéo léo, thuần thục và kỹ năng tự phục vụ mình khi chưa biết sử dụng thìa, đũa. Bố mẹ có thể cho bé bắt đầu tập bốc nhón khi con ở giai đoạn 6-8 tháng tuổi với các loại thức ăn mềm và dễ cầm nắm như bánh mì, ngũ cốc, đậu phụ, nui, bơ… 

Duy trì không khí vui vẻ trong các bữa ăn

Bố mẹ hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong bữa ăn, tránh quát mắng, tỏ vẻ bực bội với bé hay ép con phải ăn vì như vậy sẽ dễ khiến con cảm thấy sợ hãi và áp lực với việc ăn dặm.
Ngoài ra, vào giai đoạn bé khoảng 12-15 tuổi và có khả năng tự cầm thìa để xúc ăn, bố mẹ nên khuyến khích con tự ăn để con chủ động hơn và được tự mình khám phá món ăn của mình.

Chú ý tới những bữa ăn nhẹ của bé

Nhiều bố mẹ thường cho bé ăn nhẹ quá nhiều lần trong ngày, hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn nhẹ. Việc này có thể khiến con luôn cảm thấy no, từ đó biếng ăn hơn khi tới bữa chính. Do đó, bố mẹ hãy giới hạn số bữa ăn nhẹ trong ngày của bé, không nên cho con ăn nhẹ quá nhiều lần, và lưu ý mỗi bữa ăn nhẹ chỉ nên cung cấp lượng thức ăn bằng ⅓ so với bữa chính. 

Đôi khi, bé 6 tháng tuổi không chịu ăn dặm là do con cảm thấy quá no vì ăn nhiều bữa phụ.

Giới hạn thời gian ăn

Hãy giới hạn thời gian ăn của bé. Nếu bố mẹ kéo dài bữa ăn quá lâu với mục đích ép con ăn hết phần thức ăn của mình, con sẽ dễ bị áp lực và có ấn tượng xấu và cảm thấy không vui vẻ mỗi khi tới giờ ăn.

Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bữa ăn dặm của bé

Dù còn nhỏ nhưng bé vẫn có thể thưởng thức hương vị của thức ăn. Do đó, nếu bố mẹ chỉ cho con ăn những món giống nhau thì sẽ dễ tạo cho bé cảm giác chán ăn. Thay vào đó, hãy thường xuyên thay đổi và tìm tòi những món ăn ưa thích của bé. Việc thường xuyên thay đổi món ăn cũng có thể giúp bé nhận diện nhiều mùi vị khác nhau, đồng thời nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất.

Như vậy, bài viết ngày hôm nay Bear Việt Nam đã chia sẻ tới các Mẹ những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cực kì quý báu. Hi vọng với những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các mẹ có thể đồng hành cùng bé trong quãng thời gian quan trọng đầu đời. Đảm bảo cho bé có sự phát triển toàn diện tốt nhất về thể chất và trí não. Nếu các mẹ có thêm các ý kiến hay thì có thể góp ý ở phần bình luận để Bear Việt Nam có thể lan tỏa tới tất cả mọi người. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo nhé!