Các phương pháp xử lý chất thải phóng xạ

Cách xử lý chất thải phóng xạ y tế như thế nào? Giải pháp tối ưu cho loại chất thải này là gì?  Khi nói đến rác thải y tế, chắc hẳn phóng xạ không phải là thứ đầu tiên được nghĩ đến. Tuy nhiên, hầu hết các loại chất thải y sinh có thể được coi là nguy hại về mặt sinh học và lây nhiễm.

Nên không quá ngạc nhiên khi các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe sử dụng chất phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bài viết này sẽ trình bày về các loại chất thải phóng xạ nào có thể tạo ra trong các cơ sở y tế. Cũng như cách tốt nhất để phân loại và xử lý an toàn loại chất thải này.

Mục lục

  • 1 Chất thải phóng xạ trong y tế là gì?
  • 2 Quá trình phát sinh
  • 3 Nguồn gốc?
  • 4 Quản lý chất thải phóng xạ trong khám chữa bệnh?
  • 5 Cách tốt nhất để xử lý chất thải y tế phóng xạ là gì?

Chất thải phóng xạ trong y tế là gì?

Tại 1 bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe có khu vực riêng dành cho y học hạt nhân, thì đó là nơi các thủ tục liên quan đến xạ trị sẽ thực hiện. Việc sử dụng hệ thống quản lý và xử lý rác thải y tế hiệu quả là việc cần thiết nên làm. Có nhiều loại chất thải phóng xạ y tế. Nhưng về cơ bản, bất cứ thứ gì tiếp xúc với 1 lượng nhỏ đồng vị nhất định. Hoặc nguồn bức xạ mạnh (có trong thiết bị y tế, vật liệu đóng gói, dung dịch giặt tẩy, thậm chí ở quần áo) đều được xem xét là chất thải phóng xạ y tế.

Ví dụ:

  • Flo -18 (F18) với chu kỳ bán rã 110 phút
  • Technetium – 99 (F-99m) thời gian bán hủy là 6 giờ.
  • Iot – 131 (I-131) với thời gian bán hủy là 8 ngày.
  • Strontium -89 (Sr – 89) thời gian bán hủy là 52 ngày.
  • Iridium – 192 (Ir – 192) chu kỳ bán rã 74 ngày.
  • Cobalt – 60 (Co – 60) chu kỳ bán rã là 53 năm.
Các phương pháp xử lý chất thải phóng xạ
Các loại rác thải phóng xạ

Quá trình phát sinh

Khi vật liệu phóng xạ tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân. 1 số bộ phận cơ thể và chất lỏng có thể trở thành chất phóng xạ. Ví dụ như trong quá trình sử dụng Iridium để phá hủy các khối u tuyến tiền liệt. Hoặc sử dụng Iot để điều trị u tuyến giáp. Như vậy, ngay cả nước tiểu và phân của bệnh nhân cũng có thể thành chất thải phóng xạ.

Tại các bệnh viện lớn, thường sử dụng phương pháp xét nghiệm Radioimmunoassay. Với mục đích xác định xem cơ thể bệnh nhân có chứa chất phóng xạ hay không bằng cách tiêm kháng nguyên phóng xạ vào máu.

Tuy nhiên, có 1 tin vui là rất nhiều loại chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn do bản chất vật liệu mà chúng tiếp xúc. Đó là lý do tại sao các bác sỹ chọn làm việc với các đồng vị phân hủy nhanh bất cứ khi nào có thể. Làm vậy có thể tránh các tác dụng phụ có hại cho mô khỏe mạnh do bức xạ còn lại.

Các phương pháp xử lý chất thải phóng xạ
Phát sinh rác thải phóng xạ y tế

Điều này cũng có nghĩa là những chất thải phóng xạ này không lưu lại phóng xạ trong thời gian dài. Giúp giảm đáng kể rủi ro liên quan đến việc lưu trữ và xử lý. Tuy nhiên, ngay cả khi mức độ bức xạ của chất thải y sinh đã biến mất. Không có nghĩa là chúng đã hết nguy hại hoặc lây nhiễm. Vị vậy, vẫn cần thận trọng. Ngoài ra, do bản chất của của các loại phóng xạ là khác nhau. Mỗi trường hợp cần được đánh giá riêng biệt. Vì 1 số vật liệu có thời gian bán hủy dài hơn.

Nguồn gốc?

Ở hầu hết các trường hợp, có 2 nguồn chất thải y tế phóng xạ chính. Trong quản lý chất thải, chúng được gọi là nguồn mở và kín. Nguồn kín có nghĩa là chúng đến trực tiếp từ nhà sản xuất. Các thùng chứa phóng xạ kín. Tùy thuộc vào cơ sở y tế và nhà sản xuất. Những vật dụng này có thể gửi lại sau khi sử dụng.

Tuy nhiên, nguồn mở lại là 1 câu chuyện khác. Đây là chất thải phóng xạ mà bệnh viện tạo ra trong quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh hàng ngày cho bệnh nhân.

Quản lý chất thải phóng xạ trong khám chữa bệnh?

Rác thải phóng xạ  y tế chắc chắn phải được tách biệt với chất thải y tế khác để tránh lây nhiễm chéo. Và phải được hứa trong các thùng có trang bị tấm chắn chì, để ngăn chặn sự phát tán của bức xạ. Tất cả cần tránh xa khu vực mà con người hay động vật lui tới thường xuyên.

Các thùng chứa cũng cần được dán nhãn rõ ràng với ký hiệu phóng xạ phổ quát. Loại đồng vị phóng xạ bên trong cũng như ngày tạo ra chất thải. Tất cả để theo dõi thời gian bán hủy của chất thải dễ dàng hơn.

Các phương pháp xử lý chất thải phóng xạ
Quản lý chất thải phóng xạ trong khám chữa bệnh. Ảnh Sưu tầm

Nơi lưu trữ chất thải phóng xạ nên có hệ thống thông gió tốt, dễ dàng tiếp cận. Vì các bệnh viện không phải 1 cơ sở hạt nhân. Nên chất thải tạo ra gần như chắc chắn được phân loại là Chất thải phóng xạ mức độ thấp LLRW (Low level radioactive waste).

Cách tốt nhất để xử lý chất thải y tế phóng xạ là gì?

Trái ngược với chất thải y tế nguy hại và lây nhiễm, cần xử lý thu gom và tiêu hủy càng sớm càng tốt. Tuy nhiên với chất thải phóng xạ , cần phải lưu trữ tại chỗ trong 1 thời gian dài đến khi mức độ phóng xạ giảm xuống. Như đã đề cập ở trên, hầu hết các đồng vị được sử dụng trong môi trường y tế có xu hướng thuộc loại tồn tại trong thời gian ngắn. Giai đoạn lưu trữ này thường không kéo dài quá 3 tháng.

Sau khi chu kỳ bán rã (là khoảng thời gian mà vật liệu bị coi là phóng xạ) của chất thải kết thúc sẽ được chọn để xử lý. Nếu trong quá trình lưu trữ, chất thải mới được thêm vào cùng thùng chứa với chất thải cũ. Cần bắt đầu lại chu kỳ lưu trữ đến khi hết chu kỳ bán rã của chất thải mới được thêm vào.

Trong xử lý chất thải phóng xạ , không thể tác động để nó trở thành không phóng xạ. Nếu muốn giảm mức bức xạ xuống, chỉ có cách chờ đợi.

Hiện nay, Nihophawa đang cung cấp các dòng hệ thống xử lý rác thải y tế đươc đánh giá cao. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và dung tích xử lý mà quý khách có thể lựa chọn cho phù hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết về hệ thống. Quý khách có thể để lại thông tin hoặc liên hệ hotline: 0986.428.569. Nhân viên kinh doanh sẽ trực tiếp tư vấn hỗ trợ quý khách.

Xem thêm:

  • Plasma là gì? Tính chất và những yếu tố ảnh hưởng trong tự nhiên
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KỸ THUẬT THÁNG 10/2021
  • Cung cấp hệ thống xử lý rác thải rắn y tế tại BV Lao phổi Cần Thơ