Thế nào là kháng nguyên và kháng thể năm 2024

Có nhiều loại bệnh lý được phát hiện nhờ xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể. Vậy bạn đã phân biệt rõ kháng nguyên, kháng thể là gì hay chưa. Cùng điểm qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là kháng nguyên và kháng thể năm 2024

Khái niệm

Kháng nguyên (antigen) là những chất khi xâm nhập vào cơ thể người thì được hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh ra các kháng thể tương ứng. Đây có thể là kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào có đặc tính kết hợp đặc hiệu hoặc kích thích đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên ấy.

Phân loại kháng nguyên

Có 2 loại kháng nguyên chính. Một là tự kháng nguyên (tự kháng nguyên), và thứ hai là kháng nguyên vô nghĩa (kháng nguyên nước ngoài). Thông thường, tự kháng nguyên không gây ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch, nhưng chúng thường có thể dẫn đến một phản ứng miễn dịch như chi tiết trong các bệnh tự miễn. Mỗi kháng nguyên có một epitope hoặc một khu vực trên kháng nguyên phản ứng với các thành phần khác hoặc khu vực tương hợp mô. Do đó, khu vực này hoạt động như một chìa khóa để khóa kháng thể.

Về kháng thể

Khái niệm

Kháng thể (antibody) là những chất được sản xuất khi cơ thể con người nhận biết được sự xâm nhập của các sinh vật lạ xâm nhập vào. Kháng thể sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.

Phân loại kháng thể

– IgG: Là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. IgG xuyên qua nhau thai, bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.

– IgA: Chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.

– IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.

– IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng.

– IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.

Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể để làm gì?

Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể nhằm chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống.

– Các kháng thể khác nhau có thể được phát hiện và đo lường trong xét nghiệm máu, đôi khi trong các mẫu xét nghiệm khác như nước bọt. Kết quả xét nghiệm kháng thể có thể giúp chẩn đoán một loại bệnh cụ thể mà chúng ta mắc phải. Nếu xét nghiệm dương tính với kháng thể đặc biệt chứng tỏ bạn đã bị một bệnh nhất định. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả xét nghiệm cũng chắc chắn. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau đê kết hợp chẩn đoán bệnh.

– Trong khi đó một số xét nghiệm có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt của một số vi khuẩn và một số mầm bệnh khác. Các xét nghiệm này có thể phát hiện một bệnh lây nhiễm nhanh hơn mà không cần phải cấy hoặc soi dưới kính hiển vi.

Kháng nguyên là phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sản xuất kháng thể. Thông thường kháng nguyên là một protein hay một polysaccharide, nhưng nó cũng có thể là bất cứ loại phân tử nào, mang các phân tử hapten nhỏ và gắn với một protein chuyên chở.

Các loại kháng nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Miễn dịch nguyên - kháng nguyên loại này kích thích đáp ứng miễn dịch khi được đưa vào trong cơ thể. Miễn dịch nguyên luôn luôn là một đại phân tử (protein, polysaccharide). Khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch của nó phụ thuộc vào tính lạ đối với vật chủ, kích thước phân tử, thành phần hoá học và tính không đồng nhất (thí dụ như phân tử protein chứa nhiều loại amino acid khác nhau).
  • Dung nạp nguyên - kháng nguyên loại này kích thích tình trạng không đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, do hình dạng phân tử của nó. Khi thay đổi hình dạng, nó có thể trở thành miễn dịch nguyên.
  • Dị ứng nguyên - đây là chất gây phản ứng dị ứng. Chúng có thể xâm nhập do được ăn, hít, tiêm vào cơ thể hoặc tiếp xúc với da.

Tế bào trình diện với kháng nguyên của chúng qua phân tử phù hợp mô. Các loại tế bào miễn dịch khác nhau có thể được hoạt hoá tuỳ thuộc vào kháng nguyên được trình diện và loại phân tử phù hợp mô.

Nguồn gốc của kháng nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Kháng nguyên ngoại sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Kháng nguyên ngoại sinh là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài, như do hít, ăn, tiêm. Bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, các kháng nguyên này được đưa vào tế bào trình diện kháng nguyên (APC) và được xử lý thành các mảnh nhỏ. Sau đó các APC trình diện các mảnh này cho tế bào T giúp đỡ (CD4+) bằng cách dùng phân tử phù hợp mô loại II trên bề mặt của chúng. Một số tế bào T đặc hiệu cho phức hợp peptide:MHC. Chúng trở nên hoạt hoá và bắt đầu tiết cytokine. Cytokine là các chất có khả năng hoạt hoá lympho bào T độc tế bào (CTL), tế bào B tạo kháng thể, đại thực bào và các tế bào khác.

Kháng nguyên nội sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Kháng nguyên nội sinh là các kháng nguyên được sản xuất bên trong tế bào, là kết quả của quá trình chuyển hoá tế bào không bình thường, hoặc do nhiễm khuẩn nội bào hay nhiễm virus. Sau đó, các mảnh kháng nguyên được trình diện trên bề mặt tế bào trong phức hợp phân tử phù hợp mô loại I. Nếu tế bào T CD8+ độc tế bào nhận ra chúng, các tế bào T này bắt đầu tiết các loại độc tố khác nhau gây ly giải hoặc chết theo chương trình (apoptosis) tế bào bị nhiễm. Để giữ tế bào độc tế bào khỏi giết nhầm các tế bào vốn chỉ sản xuất protein của chính nó, các tế bào T tự đáp ứng được loại ra khỏi quá trình miễn dịch qua cơ chế dung nạp trung ương (cũng được biết là quá trình chọn lọc âm tính xảy ra ở tuyến ức). Chỉ những lympho bào T độc tế bào nào không phản ứng với peptide của chính nó (peptide này được trình diện trong tuyến ức qua phân tử MHC loại I) mới được phép vào máu.

Có một ngoại lệ không thuộc ngoại sinh lẫn nội sinh, được gọi là trình diện chéo.

Kháng nguyên khối u[sửa | sửa mã nguồn]

Kháng nguyên khối u là các kháng nguyên được trình diện bởi các phân tử MHC I trên bề mặt tế bào khối u. Đôi khi các kháng nguyên này chỉ được trình diện bởi các tế bào khối u và không có ở tế bào thường. Trong trường hợp này, chúng được gọi là kháng nguyên đặc hiệu khối u và thường là kết quả của một đột biến đặc hiệu cho khối u. Phổ biến hơn, các kháng nguyên này được trình diện ở tế bào khối u lẫn tế bào thường, khi đó chúng được gọi là kháng nguyên liên hệ khối u. Nếu lympho bào T độc tế bào nhận ra kháng nguyên này, chúng có thể tiêu diệt tế bào khối u trước khi tế bào khối u tăng sinh và di căn.

Kháng nguyên khối u cũng có thể có ở bề mặt khối u ở dạng, chẳng hạn là, một thụ thể bị đột biến. Trong trường hợp này chúng bị nhận diện bởi tế bào B.

Kháng nguyên và kháng thể trong máu là gì?

Kháng nguyên (antigen) được dùng để chỉ những chất được hệ miễn dịch nhận biết khi có sự xâm nhập của tác nhân lạ và sinh ra kháng thể tương ứng. Cụ thể, kháng thể có thể là dạng tế bào hoặc dạng dịch với đặc điểm là khả năng đáp ứng miễn dịch hoặc kết hợp được với kháng nguyên.

Kháng nguyên và kháng thể là gì sinh 8?

- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, trong nọc độc của rắn,... - Kháng thể là những phân tử có bản chất protein do các tế bào lympho B tạo ra để chống lại các kháng nguyên.

Kháng thể IgG và IgM là gì?

IgM là kháng thể lớn nhất và chiếm tỷ lệ ít nhất trong cơ thể. IgG là kháng thể nhỏ nhất và rất phong phú trong cơ thể. Có trong máu và chất lỏng bạch huyết. Có trong tất cả các chất lỏng cơ thể.

Thế nào gọi là kháng thể?

Khi sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người thì cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và sản xuất ra những chất gọi là kháng thể (antibody). Kháng thể này tiêu diệt vi khuẩn có hại, và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.