Các quy định về quyền và trách nhiệm của nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT ĐAI VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI


Ảnh minh họa

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm

2. Phương pháp Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai

1. Khái niệm:

  • Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Lĩnh vực quản lý đất đai là một lĩnh vực rất rộng, trong quá trình quản lý, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã căn cứ luật đất đai và pháp luật có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
  • Điều 24 Luật đất đai 2013 quy định về các Cơ quan quản lý đất đai, bao gồm:

        “1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

             Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

             Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.”

             Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định chi tiết điều khoản trên, như sau:

             “1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:

             a] Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;

             b] Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.”

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
  • Qua đó có thể hiểu Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định của pháp luật.
  • Quá trình thực hiện quản lý đất đai, nhà nước sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp Thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp kinh tế ... để quản lý, trong đó có phương pháp hành chính.

2. Phương pháp Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai:

  • Phương pháp hành chính là phương pháp tác động mang tính trực tiếp, phương pháp này dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng. Phương pháp quản lý hành chính về đất đai của Nhà nước là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước đến các chủ thể trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước và các chủ thể là người sử dụng đất [các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân] bằng các biện pháp, các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Nó đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Trong quản lý nhà nước về đất đai phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội. Nó kết nối được các hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng kịp thời.
  • Khi sử dụng phương pháp hành chính, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định, hoặc thực hiện hành vi hành chính [hành động, không hành động] phải trên cơ sở pháp luật quy định về sử dụng quyền hạn đó.
  • Trên cơ sở đó, để việc quản lý hành chính đất đai đạt hiệu quả, các chủ thể quản lý [nêu trên] đã tuỳ vào từng loại việc và trường hợp cụ thể để sử dụng các phương pháp, biện pháp khác nhau để giải quyết và một trong các phương pháp, biện pháp thường được sử dụng đó là việc ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính buộc các chủ thể là người sử dụng đất phải chấp hành quy định pháp luật về đất đai.
  • Vậy Quyết định hành chính, Hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung dưới đây:
    • Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
    • Quyết định hành chính trong quản lý đất đai, bao gồm:
      • Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
      • Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
      • Cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
      • Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
    • Hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là hành vi [hành động hoặc không hành động] của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của Luật Đất đai.
  • Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu kiện là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại những trường hợp trên.

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Theo quy định của pháp luật về đất đai thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Trong quá trình thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai, thì nhà nước có quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trong đó, theo quy định tại Luật Đất đai 2013' title="vbclick['34B1C', '262434'];" target='_blank'>Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước có quyền và trách nhiệm đối với đất đai cụ thể như sau:

1. Quyền của nhà nước đối với đất đai

a. Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai

- Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định mục đích sử dụng đất.

- Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.

- Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

- Quyết định giá đất.

- Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

- Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

b. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất

Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

c. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất

- Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:

+ Sử dụng đất ổn định lâu dài;

+ Sử dụng đất có thời hạn.

d. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

- Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

- Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

e. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:

- Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;

- Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

- Công nhận quyền sử dụng đất.

f. Nhà nước quyết định giá đất

- Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.

- Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.

g. Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai

- Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai.

- Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

h. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

i. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai

- Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật Đất đai 2013' title="vbclick['34B1C', '262434'];" target='_blank'>Luật Đất đai 2013; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.

- Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật Đất đai 2013' title="vbclick['34B1C', '262434'];" target='_blank'>Luật Đất đai 2013.

2. Trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai

a. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thống kê, kiểm kê đất đai.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

b. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

c. Cơ quan quản lý đất đai

- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

d. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn

- Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

- Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.

e. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

- Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

- Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

f. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

- Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

- Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

g. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai

- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.

- Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.

- Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.

- Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề