Các quy phạm quy định về hành vi vi phạm an toàn giao thông được quy định ở đâu?

Vi phạm an toàn giao thông là hiện trạng đã rất phổ biến. Mỗi năm lại có hàng ngàn vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và của. Vậy vi phạm an toàn giao thông là gì. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.

Vi phạm an toàn giao thông là gì

Vi phạm an toàn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm thực hiện xâm phạm tới Tụi an toàn giao thông vào các nội dung khác thuộc sự điều chỉnh của pháp luật an toàn giao thông

Luật giao thông đường bộ

Luật Giao thông đường thuỷ nội địa

Bộ Luật Hình sự

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa.

Hành vi vi phạm an toàn giao thông có các dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Hành vi sẽ bao gồm hành vi hành động và hành vi không hành động
  • Là hành vi trái quy định của pháp luật giao thông, cụ thể là làm không đúng những nội dung mà pháp luật cho phép không làm hoặc làm không đầy đủ những nội dung mà pháp luật bắt buộc phải làm hoặc thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm
  • Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện tức là chủ thể đó có đủ độ tuổi trách nhiệm pháp lý theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần có khả năng làm chủ và nhận thức được hành vi cũng như hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội.

Cụ thể, các tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại mục 1 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Ví dụ điều 260 quy định như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

  1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  2. a] Làm chết người;
  3. b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  5. d] Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  7. a] Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  8. b] Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  9. c] Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  10. d] Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ] Làm chết 02 người;

  1. e] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
  2. g] Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a] Làm chết 03 người trở lên;
  5. b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  6. c] Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  7. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  8. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mức phạt hành chính áp dụng với các hành vi không gây ảnh hưởng nhiều đến trật tự an toàn xã hội và không được quy định trong Bộ Luật Hình sự. Ví dụ căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
  3. b] Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
  4. c] Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ [trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức];
  5. d] Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

đ] Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

Ngoài ra, nếu các hành vi gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng,…. thì sẽ bị phải bồi thường theo Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 [sau đây tắt gọi là Bộ luật Hình sự] quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1- Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: [a] Làm chết người; [b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; [c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; [d] Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: [a] Không có giấy phép lái xe theo quy định; [b] Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; [c] Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; [d] Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; [đ] Làm chết 02 người; [e] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; [g] Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: [a] Làm chết 03 người trở lên; [b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; [c] Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4 - Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm" [Điều 260].

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập450
  • Hôm nay92,990
  • Tháng hiện tại3,678,452
  • Tổng lượt truy cập118,925,796

Video liên quan

Chủ Đề