Các tiêu chí đánh giá việc tung sp thành công năm 2024

Trước sức ép của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với quy luật cạnh tranh gay gắt và sự đào thải tàn nhẫn là tất yếu nếu doanh nghiệp không đổi mới và làm phong phú sản phẩm. Các doanh nghiệp lớn nhỏ nếu muốn đứng vững trên thị trường thì đều phải luôn trong quá trình tìm tòi những cái mới thật độc lạ để thu hút người tiêu dùng. Phát triển sản phẩm luôn tồn tại trong mọi loại hình kinh doanh. Phát triển sản phẩm là cả một nỗ lực thú vị nhưng cũng đầy khó khăn. Hãy cùng 3D Smart Solutions tìm hiểu quy trình phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

1. Phát triển sản phẩm là gì?

Phát triển sản phẩm là quá trình bao gồm nhiều hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau từ khâu hình thành ý tưởng về sản phẩm cho đến sau khi ra mắt thị trường. Sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các tiêu chí đánh giá việc tung sp thành công năm 2024
Phát triển sản phẩm mới là hoạt động thú vị nhưng cũng rất khó khăn

Quá trình phát triển sản phẩm mang tính sáng tạo nhưng cũng mang tính chiến lược theo nhiều cách khác nhau. Rất khó để kết hợp sự sáng tạo và chiến lược một cách hiệu quả nếu doanh nghiệp không có một quy trình rõ ràng. Quy trình 6 bước phát triển sản phẩm sẽ giúp bạn chuẩn hóa, xác định và thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất.

2. Quy trình 6 bước để phát triển sản phẩm

2.1. Lên ý tưởng

Đây là giai đoạn đầu của quá trình hình thành phát triển sản phẩm. Mục đích của việc lên ý tưởng là phát triển một ngân hàng ý tưởng cho chiến lược phát triển sản phẩm mới. Tất cả dựa trên nhu cầu của khách hàng, thử nghiệm và nghiên cứu thị trường. Một ý tưởng tuyệt vời sẽ là tiền đề để thúc đẩy sản phẩm phát triển.

Các tiêu chí đánh giá việc tung sp thành công năm 2024
Lên ý tưởng là bước đầu tiên trong quy trình phát triển sản phẩm

Trước khi bắt đầu với một sản phẩm mới bạn nên xem xét các yếu tố sau:

  • Thị trường mục tiêu: Mỗi doanh nghiệp phải phát hiện ra thị trường hấp dẫn nhất mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ hiệu quả. Việc này có thể thực hiện bằng cách lập ra những hồ sơ người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất đến sản phẩm của mình.
  • Sản phẩm hiện có: Trước khi bắt tay vào một sản phẩm mới, bạn nên đánh giá lại các danh mục sản phẩm hiện có để đảm bảo khái niệm sản phẩm mới của bạn phải khác biệt hơn.
  • Chức năng sản phẩm: Mặc dù bạn chưa cần chi tiết về chức năng của sản phẩm, nhưng bạn nên có ý tưởng chung về những chức năng mà sản phẩm sẽ có.
  • Phân tích SWOT: Đánh giá sơ bộ về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu chiến lược và hướng đi cho sản phẩm mới của mình. Điều này đảm bảo cho sản phẩm của bạn có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách thị trường.
  • Phương pháp SCAMPER: Sử dụng linh hoạt các nguyên tắc Thay thế (Substitue), Kết hợp (Combine), Thích nghi (Adapt), Điều chỉnh (Modify), Chuyển đổi mục đích sử dụng (Put to Other Uses), Loại bỏ (Eliminate), Đảo ngược (Reverse). Phương pháp này giúp kích hoạt óc sáng tạo và tư duy đổi mới.

Sự hoàn chỉnh về ý tưởng là bước đầu phát triển sản phẩm. Chi phí cho giai đoạn này thấp hơn các giai đoạn sau nhưng lại rất quan trọng vì là nền tảng cho quá trình xây dựng sản phẩm mới.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc lên ý tưởng sẽ chẳng còn gặp khó khăn khi có công nghệ scan 3D hỗ trợ. Khi bạn chưa có bản vẽ nhưng cần một “phiên bản mẫu sản phẩm” hoàn chỉnh nhất, đơn giản hơn là khi bạn thay đổi kết cấu, hay minh họa cho ý tưởng của bạn thì scan 3D là giải pháp hoàn hảo.

Quét 3D giúp bạn dễ dàng sao chép biên dạng, kích thước của vật mẫu có sẵn để cải tiến thiết kế, chức năng,… Nhờ đó mà có thể rút ngắn đáng kể thời gian nghiên cứu ý tưởng, giúp quá trình phát triển sản phẩm của bạn tiến nhanh hơn đến đích.

Các tiêu chí đánh giá việc tung sp thành công năm 2024
Công nghệ scan 3D hỗ trợ đắc lực cho hoạt động lên ý tưởng phát triển sản phẩm

Tìm hiểu thêm về scan 3D và lợi ích của scan 3D tại đây: https://3d-smartsolutions.com/cam-nang/cong-nghe-3d/quet-3d-loi-ich-cua-scan-3d/

2.2. Xác định sản phẩm

Thông qua những thông số về thị trường mục tiêu, tình huống kinh doanh, chức năng sản phẩm, đã đến lúc xác định sản phẩm phù hợp với công ty và đáp ứng được kì vọng của khách hàng.

  • Phân tích kinh doanh: Phân tích kinh doanh bao gồm vạch ra chiến lược phân phối, chiến lược thương mại điện tử và phân tích đối thủ cạnh tranh chuyên sâu hơn. Mục đích của bước này là bắt đầu xây dựng lộ trình sản phẩm được xác định rõ ràng
  • Đề xuất giá trị sản phẩm: Bạn phải xét sản phẩm mới của bạn có điểm gì khác biệt với các sản phẩm có liên quan hoặc cùng loại trên thị trường. Điều này này cũng có ích cho nghiên cứu thị trường và phát triển chiến lược Marketing của bạn
  • Chỉ số thành công: Không một doanh nghiệp nào chịu phát triển một sản phẩm mà không có tính thương mại cao. Để dự báo sản phẩm này thành công như thế nào khi đưa vào thị trường điều bạn cần làm là ước lượng, đánh giá và đo lường chỉ số thành công của sản phẩm
  • Chiến lược Marketing: Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng nhưng không có nghĩa khách hàng đã tiếp cận được đến. Khách hàng phải được biết đến sự tồn tại của sản phẩm càng sớm càng tốt, xa hơn là sử dụng và yêu thích sản phẩm. Điều này đòi hỏi bạn phải thực hiện một chiến lược xúc tiến đúng đắn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của bạn. Thời đại công nghệ 4.0, các kênh thông tin hay phương tiện truyền thông là những cơ hội vàng bạn không được phép bỏ lỡ để quảng cáo sản phẩm của mình.

2.3. Tạo mẫu (Prototyping)

Ý tưởng hay định nghĩa đều đã được đưa ra, giờ là lúc bắt tay vào hình thành phát triển sản phẩm. Trong giai đoạn này doanh nghiệp cần đi sâu vào nghiên cứu và chi tiết để bước đầu xây dựng một sản phẩm. Có thể là một bản vẽ, bản phác thảo đủ để bạn nắm bắt được sản phẩm và hạn chế những rủi ro khi hoàn thiện.

  • Phân tích tính khả thi: Xác định xem khối lượng công việc và thời gian ước tính có thể đạt được hay không. Nếu không, hãy điều chỉnh kế hoạch của bạn cho phù hợp và yêu cầu trợ giúp từ các bên liên quan.
  • Nghiên cứu rủi ro thị trường: Một doanh nghiệp khôn ngoan luôn lường trước cho mình những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm trước khi ra mắt thị trường. Đây là sự chuẩn bị cần thiết nhất để sản phẩm của bạn không bị đánh bật khỏi đường đua trên thị trường.
  • Chiến lược phát triển: Chiến lược sản phẩm là bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết cho sản phẩm do nhà quản lý cấp cao xây dựng, trong đó bao gồm mục tiêu và thời gian thực hiện để đạt được các mục tiêu đó.

3DS có bài viết chi tiết về chiến lược phát triển sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu tại: Internal link bài 89

  • MVP (Minimum Viable Product): MVP có thể hiểu là một bản tạo mẫu sơ khai cho sản phẩm mới với những tính năng tối thiểu nhất. MVP giúp bạn có thể hình dung được rõ nhất sản phẩm của bạn sẽ như thế nào. Xây dựng MVP sẽ tiết kiệm thời gian ra mắt sản phẩm.
    Các tiêu chí đánh giá việc tung sp thành công năm 2024
    Tạo mẫu thử trong phát triển sản phẩm kim hoàn

Với đặc thù của phương pháp sản xuất truyền thống, để chế tạo mẫu thử, các doanh nghiệp phải thiết kế, chế tạo khuôn và thiết lập quy trình đúc. Quy trình này thông thường sẽ mất đến vài tháng. Tuy nhiên với sự ra đời của công nghệ in 3D, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ hoặc qua đêm, bạn có thể trong tay mẫu thử cho sản phẩm mới để có thể kiểm tra các chức năng. Nhờ vậy rút ngắn thời gian tạo mẫu, tối ưu hóa chi phí cho giai đoạn tạo mẫu này.

Khám phá công nghệ in 3D và những ứng dụng tuyệt vời của in 3D tại: https://3d-smartsolutions.com/giai-phap-in-3d/

2.4. Thiết kế ban đầu

Ở giai đoạn này các bên liên quan của dự án bắt tay vào tạo ra một mô hình phẩm dựa trên nguyên mẫu MVP đã có. Thiết kế này đòi các chức năng hay chi tiết phải được bổ sung, nâng cấp để bước đầu sản phẩm một cách hoàn chỉnh. Để có một sản phẩm thành công quá trình này có thể lặp đi lặp lại.

Để tạo ra thiết kế ban đầu, bạn cần:

  • Nguồn nguyên liệu: Tìm nguyên liệu luôn là bài toán khó cho các nhà kinh doanh nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Bạn cần nắm bắt kĩ càng sản phẩm dự kiến ra mắt của mình để làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau và lựa chọn đơn vị uy tín nhất.
  • Kết nối với các bên liên quan: Để đảm bảo rằng thiết kế ban đầu này của bạn đang đi đúng hướng, hãy giữ liên lạc chặt chẽ với các bên liên quan. Hãy tiến hành báo cáo tiến độ hàng ngày hoặc hàng tuần để hạn chế những sai sót trong quá trình thiết kế.
  • Nhận phản hồi ban đầu: Việc cần làm khi thiết kế ban đầu hoàn tất là xin phản hồi từ các quản lý cấp cao, các sếp của bạn. Qua đó, sẽ tiến hành sửa đổi và hoàn thiện sản phẩm đến khi sẵn sàng được phát triển.

Khi sản phẩm đã được phê duyệt, hãy tiếp tục đi đếu khâu kiểm duyệt sản phẩm để chắc chắn rằng sản phẩm đủ điều kiện tham gia vào thị trường.

2.5. Xác nhận và thử nghiệm

Trước khi ra mắt sản phẩm hãy đảm bảo rằng từng bộ phận nhân lực trong cỗ máy hoạt động phải thật hiệu quả. Từ chịu trách nhiệm sản phẩm cho đến phát triển tiếp thị phải có sự chuẩn bị tốt nhất.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của bạn, hãy hoàn thành các điều sau:

  • Phát triển và thử nghiệm: Bạn có thể đã thiết kế thành công nguyên mẫu, nhưng bạn không thể chắc chắn rằng thiết kế của bạn sẽ đi vào vận hành tốt. Điều này có thể liên quan đến phát triển phần mềm hoặc sản xuất vật lý nguyên mẫu ban đầu. Hãy kiểm tra chức năng bằng cách tranh thủ sự giúp đỡ của các thành viên trong nhóm để đảm bảo chất lượng cho sự phát triển sản phẩm.
  • Kiểm tra giao diện người dùng: Bạn cần kiểm tra chức năng giao diện người dùng để tìm ra những rủi ro khi đến tay người tiêu dùng. Điều này một lần nữa đảm bảo tính ổn định khi ra mắt sản phẩm.
  • Kiểm tra kế hoạch Marketing: Trước khi ra mắt sản phẩm, hãy kiểm tra kế hoạch tiếp thị để đảm bảo rằng tất cả đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng khởi chạy.

Sản phẩm của bạn đang chờ ngày có mặt trên thị trường, giờ là lúc khách hàng của bạn biết đến chúng.

2.6. Thương mại hóa

Đã đến lúc thương mại hóa sản phẩm của bạn, bao gồm việc tung ra sản phẩm của bạn và truyền thông trên trang web hay trang mạng xã hội của bạn.

Trong giai đoạn bùng nổ này, đòi hỏi cần sự phối hợp giữa các bộ phận để đảm bảo sản phẩm đủ số lượng, đúng chất lượng sẵn sàng đưa sản phẩm của bạn ra thị trường.

Trong giai đoạn này, bạn nên tiến hành:

  • Sản xuất sản phẩm: Đây là quá trình sản xuất sản phẩm theo đúng thông số kỹ thuật để được đưa đến tay khách hàng của bạn.
  • Triển khai thương mại điện tử: Bước phát triển cuối cùng đi đến doanh thu cho doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động thương mại điện tử, sản phẩm của bạn sẵn sàng được người tiêu dùng biết đến.
    Các tiêu chí đánh giá việc tung sp thành công năm 2024
    Tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh nhất

Thành quả của bạn đã được tung ra. Điều còn lại lúc này chỉ là đo lường mức độ thành công, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.

3. Tổng kết

Quy trình phát triển sản phẩm phù hợp có thể giúp bạn sắp xếp hợp lý từng bước với các nhiệm vụ của doanh nghiệp. Sáu giai đoạn phát triển sản phẩm nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua tất cả các bước của quy trình, từ sàng lọc ý tưởng ban đầu đến giai đoạn phát triển và bước đầu hạn chế được những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Trong quy trình phát triển sản phẩm này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu rất nhiều giai đoạn với sự hỗ trợ của công nghệ 3D. Công nghệ 3D là công nghệ của tương lai với khả năng tùy chỉnh cao, đáp ứng tính phức tạp, không cần khuôn mẫu và thân thiện với môi trường có thể hỗ trợ cắt giảm chi phí. Hiện nay công nghệ in 3D được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: R&D, nha khoa, y tế & chăm sóc sức khỏe, kim hoàn, quảng cáo.

Nếu bạn đang cần đến sự trợ giúp của công nghệ 3D cho hoạt động phát triển sản phẩm của doanh nghiệp mình, hãy liên hệ ngay