Cách chống kiểng tặc

Những cây mai lâu năm, hình thế đẹp là đối tượng được bảo vệ trước "kiểng tặc", đặc biệt dịp cận Tết. Ảnh minh họa: K.Q

Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre được mệnh danh là “Vương quốc hoa kiểng” khi cây cảnh nơi đây cung cấp cho thị trường cả nước. Những tháng cuối năm, “làng hoa” này càng bận rộn cho mùa vụ Tết. Đây cũng là lúc xảy ra nhiều vụ "kiểng tặc" - kẻ gian trộm cây cảnh quý, giá cao.

Ngày 25.11, tại vườn nhà anh N.H.Đ [xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách] bị mất trộm 4 cây mai vàng quý, theo giá giao dịch hiện tại khoảng 300 triệu đồng. Kẻ gian đã lợi dụng đêm tối cắt lưới rào đột nhập vào vườn, rồi cắt gọn thân và cành mai, sau đó khiêng ra ngoài tẩu thoát.

Trước đó nữa, vào dịp lễ 2.9, tại vườn nhà ông N.C.H [xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách] xảy ra vụ mất trộm 13 cây mai vàng. Kẻ gian đã lợi dụng lúc đêm tối đột nhập vào vườn lấy 13 cây mai rồi theo đường sông tẩu thoát.

Dùng dây xích bảo vệ cây kiểng. Ảnh minh họa: K.Q

Theo ngành chức năng tỉnh Bến Tre, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 23 vụ trộm cắp hoa kiểng, chủ yếu xảy ra trên địa bàn huyện Chợ Lách. Đó là những vụ mất trộm mà nạn nhân có báo cáo chính quyền địa phương, ngoài ra có những vụ người mất không báo.

Kẻ gian thường nhắm tới các loại cây cảnh lâu năm, hình dáng đẹp, có giá cao như mai vàng, mai chiếu thủy, bông trang… Cách thức kẻ trộm ra tay là lợi dụng đêm tối đột nhập các vườn hoa kiểng cặp theo các lộ, sông để trộm cây kiểng quý.

Để hạn chế nạn trộm cắp hoa kiểng, các nhà vườn thực hiện các biện pháp như: Lắp đèn chiếu sáng xung quanh khu vực vườn cây; lắp đặt camera an ninh để quan sát; nuôi chó, ngỗng giữ vườn; làm hàng rào chắc chắn,… Với các loại cây có giá trị cao, nhà vườn dùng dây xích khóa lại, thậm chí gắn chip định vị.

LNV - Cận Tết, không có gì “thất vọng” và “ngán ngẫm” cho bằng, sớm ngủ dậy, ra “vườn yêu”; mấy chậu mai, đào, bonsai, cây cảnh không cánh mà bay, hay con chim quý trong lồng bỗng dưng biến mất… Để chống “kiểng tặc”, có người “cẩn thận” hơn, còn “khoá” các chậu kiểng của mình với một sợi dây cáp, dây xích vào trụ, cột…, nói nôm na là: “cột mai, trói kiểng, xiềng cây…” để phòng và chống trộm.

“Kiểng tặc” là tên gọi một cách nôm na những kẻ xấu lấy cắp các loại sinh vật cảnh [SVC] như bon sai, chậu mai, chim, cá.... Tuy giá trị tài sản không lớn nhưng gây nhức nhối, ám ảnh những người yêu thích và trồng sinh vật cảnh, nhất là trong dịp Tết đến xuân về.
 


Một cây bonsai  bị khóa bằng dây xích để chống “kiểng tặc”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù “gia chủ dùng các biện pháp phòng chống trộm sinh vật cảnh như: cột mai, trói kiểng, xiềng cây, lắp  thêm camera 24/24… Bởi vậy mà hiện nay ta hay bắt gặp nhiều cây kiểng có dáng thế rất đẹp, được trồng trong những cái chậu cũng khá bắt mắt thế nhưng lại bị cột, xiềng bằng sợi xích, sợi cáp to đùng nhìn thấy rất phản cảm. Ấy vậy, có nơi, có lúc bọn kiểng tặc chỉ nhổ cây hay dùng kìm “cộng lực” để cắt khóa, xích đi là “xong ơ”. Ngoài ra, để chống camera ghi lại hình, bọn kiển tặc còn ngụy trang rất kín đáo, trên cả khuyến cáo “5K” hoặc tháo luôn camera cho yên tâm “tác nghiệp”.  Thông thường, các nghệ nhân muốn cây cảnh bonsai, cây cảnh của mình  có giá trị cần đạt những tiêu chí như dáng, thế và tuổi đời của cây, cây càng cằn cỗi, dáng, thế càng đẹp, càng kỳ quái thì giá trị càng cao chứ không nhất thiết là cây phải to, cao như cổ thụ. Chính những tiêu chí “thấp bé” nhưng nặng về mặt giá trị này, mà những cây cảnh bonsai nhỏ, nhẹ từ mười ký đổ lại luôn được bọn “kiểng tặc” để mắt tới, bởi dễ lấy, dễ vận chuyển và cũng dễ tiêu thụ. Những loại cây mà bọn trộm hay nhắm đến là mai, me, sung, tùng, khế…


Nghệ nhân Nguyễn Chấn “trói cây” bằng dây cáp.

Qua thông tin trên báo chí, năm qua, nhiều vụ trộm sinh vật cảnh do cá nhân hay nhóm thực hiện đã bị lực lượng chúc năng xử lý khá nhiều. Cụ thể như vụ  “đục tường khuân cây cảnh”. Theo đó, ngày 26-12-2020, CATP Bảo Lộc [Lâm Đồng] nhận tin báo về việc kẻ gian đục tường rào một trường cao đẳng trên địa bàn, trộm nhiều cây cảnh [đào, mai] của gia đình ông K. [trú P. B'Lao, TP Bảo Lộc] để trong khuôn viên nhà trường. Qua điều tra, CATP Bảo Lộc làm rõ 3 đối tượng trên thực hiện vụ trộm và số cây cảnh tang vật được cất giấu tại nhà 1 trong 3 “đào mai tặc” nói trên ở xã Lộc An [H. Bảo Lâm]… 

Lợi dụng trời mưa lớn, rạng sáng 14-1-2021, kẻ gian dùng kìm cộng lực cắt lưới sắt, lẻn vào vườn nhà ông Man Đình L. [1979] và ông Nguyễn Doãn C. [1983, cùng trú tổ 11, P. Bình Định, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định] khuân trộm cây cảnh. Theo trình báo của ông L. và ông C. kẻ gian đã trộm tổng cộng 10 chậu cây cảnh có tổng trị giá hơn 70 triệu đồng. Hiện Công an phường Bình Định đang điều tra, truy bắt kẻ trộm…


Nghệ nhân Nguyễn Chấn “cột mai” bằng dây cáp

Còn ông Lâm Thanh P. [thôn Kim Tài, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, Bình Định] thuê ruộng làm vườn mai sát bên đường liên thôn. Cuối tháng 2-2020, khi ra vườn chăm sóc mai thì phát hiện 2 cây mai từng trị giá hơn 70 triệu đồng chỉ còn lại chiếc chậu đất trống không. Còn ông Hồ Mai T. [ở thôn Liêm Định] cho biết, chiều 11-2-2020 đã bị mất 6 cây mai trị giá khoảng 80 triệu đồng. Vườn mai nhà ông Trần H. ở sát bên trước đó nửa tháng cũng bị kẻ gian nhổ mất 3 gốc mai thế và 3 gốc bonsai trị giá khoảng 90 triệu đồng. Tương tự, ông Ngô T. ở thôn Thanh Danh bị trộm mất 4 gốc mai, khoảng 50 triệu đồng… Tại TP Đà Nẵng, nạn kiểng tặc cũng hoành hành không kém: Vào đêm 24 rạng 25 -11- 2020, tại  vườn  cây cảnh của ông Nguyễn Văn Chấn [SN:1950] nằm gần giao lộ Thăng Long – Lê Thanh Nghị [thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng] đã bị kẻ gian lấy cắp 9 cây bonsai nhiều năm tuổi trị giá khoảng 200 triệu đồng. Ông Chấn tâm sự: “Đối với người có niềm đam mê chơi cây cảnh, thì khi gặp được một  tác phẩm đẹp, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn từ vài triệu đến vài chục triệu để được sở hữu. Còn với “kiểng tặc” thì khi trộm được, chúng bán đổ bán tháo với giá chỉ vài trăm nghìn một cây bởi vậy có nhiều “nhà vườn, “cơ sở”, người dân ham rẻ mà mua để dành đó sau này bán gấp 5-10 lần, ai mà không ham. Nên vô tình đã “tiếp tay” cho “kiểng tặc”. Hàng năm, cứ đến giáp Tết cổ truyền, bọn kiểng tặc bắt đầu hoạt động mạnh. Ban ngày, các đối tượng chia nhau thăm dò, khảo sát một số nhà, công sở trồng cây cảnh có giá trị, chủ yếu là cây sanh, sau đó “khoanh vùng” để tối đến thì trộm. Tùy theo tình hình, bọn chúng có từ 1 đến 2 người. Cây kiểng nhẹ nhàng thì chúng dùng xe máy chuyển đi, gặp “kiểng” nhiều, nặng, thì dùng xe bò để kéo hay ôtô để chở. Các căn nhà vắng người, các nơi công cộng... các hộ không cảnh giác luôn là mục tiêu của bọn chúng “viếng thăm”. 

Để tránh tình trạng mất các loại sinh vật cảnh nói trên, các công sở, trường học, hộ gia đình, các vườn sinh vật cảnh... nên đề cao cảnh giác về tình trạng mất cắp cây cảnh nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và góp phần đấu tranh đẩy lùi tội phạm. Ngoài ra, vào những ngày giáp Tết, lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra truy bắt, xử lý nghiêm các đối tượng “kiểng tặc”. Bên cạnh đó khuyến cáo các cơ sở, nhà vườn, người dân không nên mua cây cảnh không có nguồn gốc rõ rang, để tránh vướng vào rắc rối khi  “tiêu thụ đồ gian”. 

Bài, ảnh: Tiên Sa

Cập nhật, 06:32, Thứ Bảy, 02/01/2021 [GMT+7]

Một chậu lộc vừng bị khóa bằng dây xích để chống “kiểng tặc” .

[VLO] “Kiểng tặc” là tên gọi một cách nôm na những kẻ xấu lấy cắp các loại sinh vật cảnh như bon sai, chậu mai, chim, cá,.... Tuy giá trị tài sản không lớn nhưng tệ nạn này gây nhức nhối, ám ảnh những người yêu thích và nuôi trồng sinh vật cảnh- nhất là trong dịp tết đến xuân về.

Không có gì “thất vọng” và “ngán ngẫm” cho bằng, sớm ngủ dậy, ra vườn thì mấy chậu mai sắp trổ hoa không cánh mà bay hay con chim quý trong lồng biến mất. Để chống “kiểng tặc”, có người “cẩn thận” còn “khóa” các chậu kiểng của mình bằng cách xích vào trụ, cột…

Tuy vậy, có nơi, có lúc bọn “kiểng tặc” chỉ nhổ cây hay dùng kềm “cộng lực” để cắt khóa, xích đi là “xong ơ”. Bởi vậy mà hiện nay ta hay bắt gặp nhiều cây kiểng có dáng thế rất đẹp, được trồng trong những cái chậu cũng khá bắt mắt thế nhưng lại bị xiềng bằng năm bảy sợi xích to đùng trông rất “nhức mắt”.

Ngoài ra, các nghệ nhân muốn cây bon sai, cây cảnh của mình có giá trị cần đạt những tiêu chí như dáng, thế và tuổi đời của cây, cây càng cằn cỗi, dáng, thế càng đẹp, càng kỳ quái thì giá trị càng cao chứ không nhất thiết là cây phải to, cao như cổ thụ.

Chính những tiêu chí “thấp bé” nhưng nặng về mặt giá trị này, mà những cây cảnh bonsai nhỏ, nhẹ từ mười ký đổ lại luôn được bọn “kiểng tặc” để mắt tới, bởi dễ lấy, dễ vận chuyển và cũng dễ tiêu thụ. Những loại cây mà bọn trộm hay nhắm đến là mai, me, sung, tùng, khế,…

Còn nhớ mấy năm trước, ông Nguyễn T. ở phường Khuê Trung [Cẩm Lệ- Đà Nẵng] đã bị “kiểng tặc” đột nhập vào vườn mai của ông, lấy đi một số “lão mai” lại đánh ông bị thương vào mắt phải đi nằm viện trong những ngày giáp tết, không những mất của mà lại mang thương tích, đau đớn lúc “Tết đến xuân về”.

Và cũng cách đây mấy năm, tại số nhà 16 Lê Bá Trinh [Hải Châu- TP Đà Nẵng], gần tết mất hàng chục con chim quý, trị giá hơn 20 triệu đồng.

Chỉ mới đây thôi, vào đêm 24 rạng 25/11/2020, tại vườn cây cảnh của ông Nguyễn Văn Chấn nằm gần giao lộ Thăng Long- Lê Thanh Nghị [thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu- TP Đà Nẵng] đã bị kẻ gian lấy cắp 9 cây bon sai nhiều năm tuổi trị giá khoảng 200 triệu đồng.

Ông Chấn tâm sự: “Đối với người có niềm đam mê chơi cây cảnh, thì khi gặp được một tác phẩm đẹp, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn từ vài triệu đến vài chục triệu để được sở hữu. Còn với “kiểng tặc” thì khi trộm được, chúng bán đổ bán tháo với giá chỉ vài trăm ngàn một cây.

Song, giá mà đừng ai ham rẻ mà mua, thì bọn “kiểng tặc” này phải “bó tay”. Xuân đến tết về mà bị mất các tác phẩm quý giá sẽ không vui chút nào.

Vậy nên bà con chúng ta ráng mà lo giữ cây kiểng để không bị mất vui mấy ngày xuân về. Còn mấy “anh chị kiểng tặc” cũng nên suy nghĩ lại, ngày tết mà bị bắt vô nhà đá thì lạnh lẽo lắm đó!

Hàng năm, cứ đến giáp Tết cổ truyền, bọn “kiểng tặc” bắt đầu hoạt động mạnh. Ban ngày, các đối tượng chia nhau thăm dò, khảo sát một số nhà dân hay công sở trồng cây cảnh có giá trị, chủ yếu là cây sanh, sau đó “khoanh vùng” để tối đến thì trộm.

Tùy theo tình hình, bọn chúng có từ 1 đến 2 người. Cây kiểng nhẹ nhàng thì chúng dùng xe máy chuyển đi, gặp “kiểng” nhiều, nặng, thì dùng các loại xe khác để chở. Các căn nhà vắng người, các nơi công cộng... các hộ không cảnh giác luôn là mục tiêu để bọn chúng “viếng thăm”.

Để tránh tình trạng mất các loại sinh vật cảnh nói trên, các công sở, trường học, hộ gia đình, các vườn sinh vật cảnh... nên đề cao cảnh giác về tình trạng mất cắp cây cảnh nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và góp phần đấu tranh đẩy lùi tội phạm.

Ngoài ra, vào những ngày giáp tết, đề nghị lực lượng chức năng luôn tuần tra truy bắt, xử lý nghiêm minh đồng thời các cơ sở, nhà vườn, người dân không nên mua cây cảnh có nguồn gốc không rõ ràng với.

Bài, ảnh: TIÊN SA

Video liên quan

Chủ Đề