Cách dạy con trai tuổi 13

Phóng to
Ản minh họa từ pixelplay

Nó luôn miệng chọc ghẹo người trong nhà, nói năng vô ý thức, không coi ai ra gì, thích gì làm nấy và chỉ thích game. Tôi cứ phải theo nhắc nhở suốt vì thằng bé ảnh hưởng đến bé gái làm con bé cũng bắt chước tính anh. Tôi không biết còn phải nhắc nhở con bao lâu nữa vì quá mệt mỏi. Xin cho tôi lời khuyên. Chân thành cảm ơn. [Nguyệt]

- Tư vấn:

Chào chị,

Được có ba đứa con như chị là niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, chăm sóc và nuôi dạy các con cũng không ít vất vả chị nhỉ?! Rất chia sẻ với chị điều này.

Theo những gì chị kể thì cháu trai nhà chị là một đứa trẻ thông minh, hiếu động và hơi đặc biệt so với những đứa con khác của chị. Vậy phải chăng đã có cách ứng xử hơi đặc biệt của các thành viên khác đối với cháu?

Có thể qua kết quả học tập và qua cách ứng xử của người lớn trong nhà, cháu nhận thức được nhiều ưu điểm về bản thân. Ở tuổi này, nhận thức tích cực về bản thân là tiền đề tốt để xây dựng lòng tự tin cho trẻ, tuy nhiên cần phải có sự hướng dẫn của người lớn để cháu biết cách thể hiện bản thân và ứng xử phù hợp với xung quanh.

Ngoài ra, ở tuổi đang lớn cháu có nhiều năng lượng cần được giải tỏa cùng khí chất hoạt động và khuynh hướng thích vận động, chị có thể tư vấn cháu tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, câu lạc bộ, nhất là tham gia tập một môn thể thao nào đó. Cha mẹ nên giúp cháu sắp xếp thời gian biểu để thực hiện hài hòa những hoạt động này với việc học. Điều này sẽ giúp cháu bớt tập trung vào việc chơi game.

Cùng với việc học và những hoạt động bên ngoài, ngay trong gia đình mình bố mẹ cũng nên tổ chức phân công công việc cho các con để tạo điều kiện các cháu đóng góp vào công việc gia đình, biết quý trọng hơn công sức của cha mẹ. Qua những công việc cùng nhau ở nhà sẽ giúp các cháu càng thương yêu gắn bó nhau hơn, vừa có tính thi đua vừa có tính hỗ trợ nhau, khi đó chị cũng dễ uốn nắn các cháu hơn.

Chị có nói cháu "nói năng vô ý thức, không coi ai ra gì, thích gì làm nấy", nhưng chắc có lẽ là lúc ở nhà thôi hay mọi lúc mọi nơi đều như thế? Nếu việc đó chỉ có ở nhà, chị có băn khoăn vì sao như vậy không? Có lẽ ở nhà trường và ngoài xã hội có những chuẩn mực, quy định với tính kỷ luật cao mà với tuổi của cháu trai nhà chị thì cháu biết rõ cần phải tuân thủ như thế nào. Vậy chị có thể tham khảo từ những điều đó để có cách ứng xử với các con cho phù hợp, giúp con phát triển toàn diện. Ông bà mình có dạy "Quốc có quốc pháp, gia có gia quy", cha mẹ không thể và không chỉ "theo nhắc nhở suốt" được.

Chị cũng có thể tham khảo thêm kinh nghiệm về cách giao tiếp và ứng xử phù hợp với lứa tuổi của con, cách làm bạn, chia sẻ với con qua các sách báo, tạp chí, các diễn đàn trên internet [riêng điều này chị có thể nhờ con "giúp đỡ", cũng có thể tạo hiệu ứng tâm lý tốt ở cháu] hoặc tham gia các lớp học làm cha mẹ...

Bằng mong muốn mọi điều tốt đẹp cho con, cùng lòng thương yêu vô bờ bến, mong chị và gia đình sẽ định hướng con phát triển một cách tốt nhất, phát huy tối đa mặt mạnh của cháu và giúp cháu uốn nắn, khắc phục những điều còn hạn chế. Khi trưởng thành, chắc chắn cháu sẽ rất biết ơn cha mẹ về điều này.

Thân mến!

Mọi thắc mắc về tâm lý - tình yêu, dạy con cũng như những kỹ năng sống, bạn hãy gửi về mục Tư vấn tình yêu - lối sống của Tuổi Trẻ Online theo địa chỉ email:

Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode].

Trả lời chung cho các bạn đọc, vì email gửi đến chuyên mục rất nhiều nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể riêng từng trường hợp. Do vậy, nếu những câu hỏi nào thật sự cần được tư vấn riêng, chúng tôi sẽ chọn lọc và trả lời. Rất mong bạn đọc thông cảm và vẫn gắn bó theo dõi chuyên mục Tình yêu - lối sống.

Tình yêu lối sống - TTO

ThS LÊ THỊ LINH TRANG

10 điều bố mẹ nhất định dạy con tự làm trước tuổi 13

Biết nấu ăn, quản lý tiền, sơ cứu cơ bản... là những kỹ năng không thể thiếu cho con trong cuộc sống sau này.

Những năm thiếu niên bắt đầu khi đứa trẻ lên 9 tuổi và kéo dài đến năm 13 tuổi. Đó cũng là giai đoạn chuyển tiếp cho cha mẹ từ phương pháp chăm sóc một đứa trẻ đến việc để con phát triển độc lập. Nhằm giúp cho quá trình này diễn ra suôn sẻ, phụ huynh nên cùng con trau dồi một số kỹ năng sống thiết yếu trước khi độ tuổi thiếu niên kết thúc - 13 tuổi.

1. Kiếm và quản lý tiền

Bạn có thể dạy cho con một số kỹ năng tài chính cơ bản ngay khi chúng học đếm. Đến năm 13 tuổi, trẻ có thể tiết kiệm tiền từ khoản trợ cấp hàng tuần, nhận thức được chi phí cơ bản của hộ gia đình là bao nhiêu, hiểu sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ với thẻ tín dụng và có thể đưa ra quyết định về chi tiêu, tiết kiệm.

2. Làm công việc nhà cơ bản

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em đã có thể làm được nhiều việc vặt ngay từ khi còn nhỏ, như dọn dẹp sau bữa tối hoặc thu quần áo đem đi giặt. Đến năm 13 tuổi, chúng có thể ủi đồ, thay khăn trải giường, rửa xe, dọn phòng tắm, bếp. Phụ huynh nên nhất quán và cụ thể với các yêu cầu của con, khuyến khích con thực hiện.

3. Chuẩn bị bữa ăn

Nấu ăn là một kỹ năng quan trọng mà con bạn sẽ cần khi chúng trưởng thành và có nhiều công thức dễ dàng cho người bắt đầu như làm bánh mì, trứng bác, nấu mỳ, súp, salad. Ở tuổi 13, trẻ có thể lên kế hoạch cho bữa ăn gia đình, làm theo một số công thức đơn giản và biết sử dụng dụng cụ nhà bếp; Đừng quên dạy cho con những điều cơ bản về vệ sinh và an toàn.

4. Mua sắm hàng tạp hóa

Đưa trẻ đi mua rau quả, hàng tạp hóa cùng bạn giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết như lên kế hoạch tổ chức bữa ăn, lên danh sách đồ cần mua và hiểu biết về ngân sách. Bố mẹ cũng nên dạy con đọc nhãn dinh dưỡng và cách tìm những món hàng có giá tốt. Và đừng quên đặt ra giới hạn cho việc mua sắm với trẻ.

5. Vệ sinh cá nhân

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ 10-11 tuổi sẽ học về vệ sinh cá nhân một cách tự nhiên. Nhưng trên thực tế, có nhiều điều cha mẹ nên thảo luận với con trước khi quá muộn, đó là: tầm quan trọng của việc tắm hàng ngày, sử dụng chất khử mùi, thay quần áo, cạo râu, vệ sinh răng miệng và hiểu về cơ thể của chính con. Hãy nhớ trở thành một tấm gương tốt và luôn luôn giải thích cho con của bạn tại sao chúng cần phải làm những việc nhất định.

6. Sơ cứu cơ bản

Quảng cáo

Các kỹ năng cấp cứu cơ bản sẽ giúp con an toàn khi chúng bị thương mà xung quanh không có ai. Tại Anh, Hội chữ thập đỏ ủng hộ việc đưa giáo dục sơ cứu vào chương trình giảng dạy của trường. Trong khi đó, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em 4-5 tuổi đã có thể nhớ số điện thoại khẩn cấp chính xác, đánh giá hơi thở của một người có bất thường không... Một số kỹ năng cho trẻ lớn hơn bao gồm cách cầm máu, điều trị bỏng và xử lý khi ong đốt.

7. Quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian rất cần thiết: Con bạn có thể lên kế hoạch, đặt danh sách ưu tiên và làm việc hiệu quả. Hãy cố gắng cung cấp cho trẻ một số công cụ có thể giúp chúng quản lý thời gian tốt hơn như đặt chuông điện thoại, lịch... Quyết định làm gì và khi nào trở nên dễ dàng hơn khi bạn viết ra. Hoặc bạn có thể tặng cho con một chiếc đồng hồ để giúp con quản lý thời gian. Và quan trọng hơn cả là hãy làm "tấm gương" sáng.

8. Kỹ năng xã hội và cách cư xử

Điều quan trọng là dạy cho con cách cư xử đúng mực càng sớm càng tốt. Đối với trẻ nhỏ, hãy bắt đầu bằng ví dụ của riêng bạn, khuyến khích con chia sẻ, lịch sự và tôn trọng người cao tuổi. Các sự kiện tại nhà là thời điểm tốt để dạy con làm thế nào trở thành chủ nhà hiếu khách và giải thích cho con về các quy tắc lịch sự trên bàn ăn. Trong xã hội hiện đại, phép lịch sự trên mạng cũng quan trọng như cách cư xử trực tiếp đời thường.

Xây dựng thói quen cư xử lịch thiệp sẽ giúp con bạn trong cuộc sống hàng ngày khi chúng ở độ tuổi thiếu niên và đạt được thành công trong sự nghiệp, có thể tạo dựng các mối quan hệ bạn bè bền chặt.

9. Tìm đường

Con của bạn sẽ phải tự lái xe hoặc đi du lịch một mình một ngày nào đó. Do vậy, điều quan trọng là chúng có thể hiểu cách sử dụng các công cụ tìm đường và đọc bản đồ. Đến năm 13 tuổi, con có thể ghi nhớ đường đi, đọc các ký hiệu bản đồ và tự định hướng. Bạn có thể sử dụng ứng dụng trực tuyến để hướng dẫn con.

10. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc

Không chỉ thanh thiếu niên mà nhiều người lớn cũng thiếu khả năng chấp nhận, kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như tức giận, căng thẳng và lo âu. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc bao gồm khả năng xác định cảm xúc, hiểu tình hình, quản lý cảm xúc và tìm sự giúp đỡ khi cần. Việc nhận ra rằng cảm giác buồn không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối và cảm xúc có thể hỗ trợ khi xử lý tình huống sẽ giúp con bạn trong cuộc sống sau này.

Hà Nhi

Video liên quan

Chủ Đề