Phong trào cải cách tôn giáo chống lại tôn giáo nào

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 10 SGK Lịch sử 7

Đề bài

Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 9 để lí giải. 

Lời giải chi tiết

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Vì vậy, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

    Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đời thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.

[Nguồn: trang 10 sgk Lịch Sử 7:]

Phong trào cải cách tôn giáo là gì ? nguyên nhân,diễn biến và hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo

Mn giúp mình vs ạ

Câu hỏi: Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo? 

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.

 

Câu hỏi: Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo? Nội dung cái cách của ông.

 Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ [1483 - 1546], một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. 

Câu hỏi: Nêu tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội châu Âu lúc bấy giờ.

 - Phong trào Cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức [do một tu sĩ người Đức là M. Lu-thơ khởi xướng] sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu. 

- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức”. Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.

 - Đạo Ki-tô đã bị phân thành hai giáo phái :+ Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ.+ Tân giáo là tôn giáo cải cách. 

Câu hỏi: Thực chất của các phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo là gì?

 - Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn.- Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưỏng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn [đề cao giá trị con người].

- Phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.

 

Câu hỏi: Em hãy cho biết những hạn chế của phong trào Cài cách tôn giáo.

 Bên cạnh những tư tưởng đôi mới nhằm phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội, phong trào Cải cách tôn giáo cũng có những hạn chế. Đó là giai cấp tư sản vẫn không thể xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp với sự thống trị của mình mà thôi. 

Câu hỏi: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến diễn ra với các hình thức nào?

 - Bằng các tác phẩm văn học của mình, giai cấp tư sản lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến.- Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

- Giai cấp tư sản phát động “chiến tranh nông dân Đức”.

 

Câu hỏi: Vì sao nói, phong trào Văn hoá Phục hưng là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

 

Phong trào Văn hoá Phục hưng đã sản sinh ra những danh nhân văn hoá và các nhà bác học vĩ đại trong nhiều lĩnh vực khoa học, mở đường cho sự phát triển cao hơn cùa văn hoá nhân loại.

Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động:

- Được khởi xướng ở Đức và nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh,… và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhân dân.

- Đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái: Tân giáo và Cựu giáo luôn luôn mâu thuẫn và xung đột nhau.

- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức [cuộc “chiến tranh nông dân Đức”] - cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống chế dộ phong kiến.

Video liên quan

Chủ Đề