Cách diệt bọ ăn lá mướp

Dưa chuột

Chụp ảnh

Xem chẩn đoán

Lấy thuốc

Tải về ngay

Bọ trưởng thành rất phàm ăn. Chúng ăn lá, hoa và quả, tạo ra những lỗ lớn ở các mô cây [giữa các gân], khiến cây phát triển trì trệ rồi chết đi. Loài bọ này thường hại chết các cây con và khiến các cây trưởng thành chậm phát triển. Cây đang ra hoa bị nhiễm bọ sẽ giảm khả năng đậu quả. Ấu trùng của loài bọ này sống trong đất, ăn rễ cây và phần thân chìm trong đất, khiến thân và rễ cây thối rữa rồi héo úa. Bọ trưởng thành kiếm ăn trên cây con, có thể khiến cây chậm phát triển và chết dần, tạo ra những mảng đất trống trên ruộng. Đôi khi, loài bọ này cũng tập trung và gặm nhấm tán lá của các cây trưởng thành. Các bộ phận của hoa trên cây cũng chịu thiệt hại, dẫn đến tỷ lệ đậu quả bị giảm sút. Những phần bên dưới quả non xuất hiện các vết sẹo là dấu vết cắn phá của bọ trưởng thành, tạo điều kiện cho các loài vi sinh gây thối rữa xâm nhập.

Những thiệt hại nêu trên xuất phát từ ấu trùng và các cá thể trưởng thành của loài bọ bầu vàng có tên khoa học là Aulacophora foveicollis. Chúng ăn lá, hoa và quả của các cây bầu bí. Ấu trùng trưởng thành thường có màu trắng kem và to bằng móng tay người. Trứng bọ thường có hình bầu dục, màu vàng, được đẻ thành cụm khoảng 10 trứng hoặc phân bố rải rác trong đất quanh gốc cây, ở độ sâu khoảng một ngón tay. Sau 1 đến 2 tuần, ấu trùng nở và tấn công cây và rễ cây trước khi chui vào lòng đất để hóa nhộng. Quá trình hóa nhộng diễn ra trong kén đất từ 10 đến 17 ngày. Nhiệt độ môi trường khoảng 27-28°C là điều kiện tối ưu cho quá trình phát triển của bọ ở giai đoạn nhộng.

Nhận thông tin về thuốc trừ sâu hữu ích

Các loài thiên địch của bọ bầu vàng bao gồm các loài ruồi thuộc họ và loài bọ sát thủ Rhynocoris fuscipes. Trộn nửa cốc tro than củi và nửa cốc vôi sống vào 4 lít nước rồi để lắng khoảng vài giờ. Lọc hỗn hợp ấy rồi sử dụng thử nghiệm trên một vài cây bị nhiễm bọ trước khi sử dụng dung dịch ấy lên lá cây trên ruộng. Cũng có thể sử dụng các sản phẩm có gốc thực vật như sầu đâu [NSKE 5%], dây thuốc cá, cúc trừ sâu [bổ sung thêm xà phòng] với tần suất là 07 ngày một lần. Sử dụng các sản phẩm từ nấm hoại sinh như Triciderma, Trichoderma để xử lý hạt giống và cây giống, sử dụng sản phẩm vi sinh Pseudomonas fluorescens để xử lý hạt giống, cây giống và đất trồng. Sử dụng các cây trồng làm bẫy được xử lý bằng cách phun một loại thuốc trừ sâu mạnh để thu hút và tiêu diệt bọ bầu vàng trưởng thành.

Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Có thể sử dụng Deltamethrin với liều lượng 250 ml/mẫu Anh [0,4 hec-ta] khi phát hiện cứ 10 cây con lại có ít nhất 1 con bọ bầu vàng. Các sản phẩm pyrethroids tổng hợp có hiệu quả diệt bọ nhưng cũng gây hại cho các loài thiên địch của chúng. Sử dụng các cây trồng làm bẫy được xử lý bằng cách phun một loại thuốc trừ sâu mạnh có hiệu quả thu hút và tiêu diệt bọ trưởng thành. Phun thuốc fenitrothion ngay khi phát hiện thấy bọ bầu vàng và phun lập lại sau 15 ngày.

Biết phải làm gì ngay lập tức

Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống cây phát triển nhanh, trồng các cây bẫy bọ quanh ruộng.
  • Không nên trồng mới sát bên cạnh ruộng đã bị nhiễm bọ.
  • Trồng dặm để thay những cây đã nhiễm bọ nặng.
  • Phủ cây con bằng các túi nhựa dẻo để bọ không thể cắn phá.
  • Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cây phát triển khỏe mạnh, ví dụ như bón phân chuồng, cung cấp các chất dinh dưỡng và tưới nước đầy đủ bằng cách tưới theo luống.
  • Giám sát ruộng trồng mỗi tuần một lần để phát hiện thiệt hại do cắn phá và sử dụng các loại bẫy dính màu vàng.
  • Làm sạch cỏ dại và các loài cây ký chủ thay thế.
  • Thu gom, vùi sâu hay đốt sạch các tàn dư cây trồng.
  • Dùng tay bắt bọ lúc sáng sớm khi chúng vẫn còn hoạt động trì trệ.
  • Cày sâu vào mùa hè để phá vỡ vòng đời và giai đoạn tiềm sinh trong đất của bọ.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch của bọ phát triển.

Bầu, bí, mướp là loại rau dễ trồng, năng suất cao và có thể trồng được quanh năm, nhưng trồng vào mùa mưa tiết kiệm được công tưới. Tuy nhiên, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Vì thế, để có sản phẩm rau sạch, năng suất cao nông dân nên áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhất là khâu quản lý dịch hại nhằm bảo vệ cây trồng nhưng hạn chế sử dụng lượng thuốc hóa học ở mức thấp nhất. 

1. Bọ xít mướp: Là loài sâu hại rất phổ biến trên nhóm bầu, bí, mướp. Bọ xít trưởng thành có thân hình tam giác, dài khoảng 17-18mm [khoảng bằng lóng tay út], màu nâu sẫm, mặt lưng phần bụng màu đỏ da cam. Nông dân rất dễ phát hiện trứng của bọ xít vì trứng to, hình trụ và xếp thành hàng dài. Bọ xít non hình dạng giống như con trưởng thành nhưng có màu nâu đỏ, không có cánh hoặc cánh ngắn. Bọ xít hoạt động ban ngày, bọ xít non khi nở ra tập trung quanh ổ trứng. Cả trưởng thành và bọ xít non chích hút nhựa ở thân, cuống lá, nụ hoa và trái non làm cho lá vàng. Trên trái, khi bị bọ xít gây hại thường có những dấu chích, chảy nhựa vàng, trái bị eo thắt, cong queo, chẻ ra bên trong thịt có màu nâu ngay dưới vết chích, nông dân thường cho là bị ong đút. Gặp điều kiện thuận lợi bọ xít phát sinh với mật số cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng trái. Bọ xít mướp gây hại trên các cây rau họ bầu bí nhưng nhiều nhất là trên cây mướpvà bí đao. Đây là loại côn trùng đa ký chủ và có đời sống rất dài so với các côn trùng khác. Trưởng thành có thể sống đến vài tháng. Phòng trừ bọ xít: - Trưởng thành bọ xít mướp rất thích bả chua ngọt [khóm hoặc cam + Regent 0.3G ] nên có thể làm bả chua ngọt để nhử và tiêu diệt trưởng thành.

- Dùng tay giết bọ xít bám trên cây. Ngắt các ổ trứng bọ xít tiêu diệt.

- Khi phát hiện có một vài trái bị gây hại là biết có sự xuất hiện của bọ xít mướp, sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Phòng trừ bọ xít mướp có thể sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất Abamectin [Abatin 5.4EC, Nouvo 3.6EC,…], nhóm thuốc có hoạt chất Spinosad [Success 25SC], nhóm thuốc trừ sâu vi sinh Bt hoặc chế phẩm nấm xanh. Đối với bọ xít mướp nên phun vào lúc chiều mát sẽ đạt hiệu quả cao.

Trưởng thành bọ xít mướp.

Trái mướp bị bọ xít chích hút kém phát triển.


 

Triệu chứng bí đao bị bọ xít mướp chích hút.
 

2. Sâu xanh:
 

Bên cạnh, sâu xanh là loại dịch hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất rau họ bầu bí nếu chúng xuất hiện với mật độ cao. Trưởng thành của sâu xanh là loài ngài, cánh màu trắng viền nâu xung quanh. Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới của lá.  Sâu non đầu màu xanh vàng, cơ thể màu xanh có 2 đường vạch trắng chạy dọc mặt lưng sâu non tuổi nhỏ ăn phần diệp lục mặt dưới của lá. Sâu tuổi lớn ăn mô lá chỉ còn lại phần gân. Sâu thích gặm ăn phần biểu bì của vỏ trái làm giảm hư trái hoặc đục vào bên trong làm cho trái rất dễ bị rụng. Sâu thường phát triển mật độ cao khi cây sinh trưởng khoảng 25-30 ngày và gây hại nặng giai đoạn ra hoa, kết trái. Sâu non nhả tơ trắng kết dính các lá non lại với nhau làm tổ, sinh sống và gây hại luôn trong tổ. Sâu đẫy sức hóa nhộng trong tổ hoặc ở các lá kề cận với trái. Phòng trừ sâu xanh: - Đầu vụ nên vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng để ủ phân hoặc đốt - Nếu có thể nên nuôi thả ong ký sinh Trichogramma sp. [ong mắt đỏ] trên ruộng rau hạn chế mật số sâu xanh - Áp dụng biện pháp thủ công hoặc ưu tiên chọn lọc những loại thuốc sinh học như thảo mộc trừ sâu hoặc BIO Plus Trừ sâu sinh học HLC

- Thăm ruộng rau thường xuyên, nhất là giai đoạn ra đọt non hoặc trái non, khi phát hiện sâu xanh mật độ cao phun thuốc thảo mộc Azadirachtin, Dầu khoáng SK EnSpray 99, chế phẩm nấm xanh hoặc Biocin 16WP,  Success 25SC,….

Lá mướp bị sâu xanh gây hại.

3. Bệnh Sương mai:

Ngoài các loài sâu hại, bệnh sương mai khá phổ biến trên bầu, bí, mướp. Bệnh sương mai do nấm 

Pseudoperonospora cubensis

 gây ra. Bệnh xuất hiện từ lúc cây được 3 lá thật đến cuối vụ. Bệnh xuất hiện từ khi ra hoa đến đậu trái. Bệnh thường bắt đầu từ tầng lá phía dưới rồi lan dần lên trên. Bệnh xuất phát từ mặt dưới lá. Vết bệnh là những đốm vàng nhạt phân bố đều trên mặt lá. Đặc trưng vết bệnh hình đa giác góc cạnh rất rỏ. Sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có lớp bụi màu hơi tím, sũng ướt và dễ mất đi dưới ánh sáng mặt trời. Đây là đặc điểm dùng để nhận biết bệnh này trực tiếp từ đồng ruộng. Khi già, vết bệnh đổi màu cam, nâu đỏ đến nâu sậm, xung quanh vết bệnh có viền vàng. Lá bị bệnh khô vàng, rách, co rúm lại và rụng sớm, trên cây chỉ còn lại những lá non, cây phát triển kém, trái nhỏ. Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành, bị nặng cây có thể chết. Bệnh phát sinh, phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, trời râm mát, đặc biệt là buổi sáng có sương mù lúc đó bệnh có thể tấn công cả lá non ở tầng trên. Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng rau, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa. Trong một vụ, bệnh thường gây hại nặng giai đoạn trổ hoa đến mang trái. Phòng trừ bệnh dương mai: - Để quản lý bệnh sương mai nên áp dụng biện pháp tổng hợp ngay từ đầu vụ để phòng bệnh. - Luân canh với các cây trồng khác họ, không nên trồng các cây họ bầu bí liên tục nhiều vụ - Tỉa bỏ những cành nhỏ vô hiệu, làm thông thoáng ruộng rau, làm sạch cỏ gốc để hạn chế sự lây lan; - Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm

- Đối với những vùng thường xuyên nhiễm bệnh sương mai, có thể ngừa bằng bộ đôi đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua HLC phun khi cây có 3-4 lá thật hoặc khi bệnh mới chớm, đặc  biệt phòng ngừa định kì vào giai đoạn mùa mưa.

Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bí đao.

Đa số các loại rau họ bầu bí được thu hoạch hàng ngày. Vì thế, để bảo vệ năng suất đồng thời phải bảo đảm nông sản sạch, nông dân nên áp dụng biện pháp canh tác nhằm hạn chế sâu hại. Tuyệt đối bảo đảm đúng thời gian cách ly khi phun thuốc bảo vệ thực vật.

Nguồn: 

//dost-bentre.gov.vn/

Tác giả: Huỳnh Hữu Đoàn-Trạm Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật Châu Thành

Video liên quan

Chủ Đề