Cách phát triển đội nhóm

Một trong những lời khuyên tôi thường hay hướng dẫn nhất khi tôi huấn luyện cho bất kỳ chủ doanh nghiệp là hãy tập trung xây dựng một đội nhóm chiến thắng. Lý do tại sao lại thế? Nếu bạn xây dựng được một đội ngũ nhân viên thực sự tự vận động, tự làm việc thì đương nhiên bạn là một nhà lãnh đạo thật sự xuất sắc. Không nhất thiết là bạn đang lãnh đạo một công ty lớn hay nhỏ. Bạn chắc chắn sẽ có rất nhiều thời gian tận hưởng thành quả mà chỉ một nhà lãnh đạo tài ba mới có.

Làm thế nào để xây dựng một đội nhóm chiến thắng

Cách tuyệt vời nhất là hãy gắn kết mọi nhân viên của bạn với nhau và cùng hướng họ xuôi dòng trên một con thuyền theo định hướng của chính bạn. Khi đó bạn phải đầu tư thời gian và công sức xây dựng lên một đội ngũ mạnh mẽ. Dưới đây là 6 chìa khóa vàng để thực hiện mà thông thường tôi chỉ chia sẻ với những chủ doanh nghiệp tham gia các chương trình huấn luyện doanh nghiệp của ActionCOACH:

Xem thêm: 6 bước quan trọng cải tiến Dịch vụ Khách hàng

  1. Lãnh đạo mạnh mẽ. Nhà lãnh đạo yếu kém sẽ dẫn tới đội ngũ nhân viên yếu kém. Chìa khóa đầu tiên để xây dựng đội nhóm chiến thắng là bạn phải nâng cao năng lực lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo tài giỏi thể hiện được khả năng dẫn đường và lôi kéo nhân viên làm việc hết lòng cho bạn và nhà lãnh đạo phải tạo được lòng tin bằng các kỹ năng truyền đạt để hướng mọi nhân viên tập trung vào tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn truyền cảm hứng tính sở hữu trong những đội ngũ nhân viên mà họ xây dựng lên. Hãy làm việc bằng cách xây dựng lòng tin với nhân viên, bắt đầu bằng cách hãy lắng nghe họ, và luôn chứng minh rằng mọi quyết định bạn đưa ra đều dựa trên những gì bạn tin là tốt nhất cho đội ngũ nhân viên.
    Xem thêm: 7 bước giải quyết vấn đề hiệu quả
  2. Đặt ra các mục tiêu chung. Đội nhóm chiến thắng cùng hợp tác làm việc hướng tới một mục tiêu đã định. Bạn cẩn phải trả lời câu hỏi, “Chúng ta đang đi tới đâu?” cho đội ngũ của bạn. Một đội nhóm chiến thắng phải có một mục tiêu rõ ràng và một kế hoạch hành động hợp lý để đạt được nó. Mục tiêu tuyệt vời nhất là theo công thức SMART
    Specific: Cụ thể
    Measurable: Đo lường được
    Achievable: Có thể đạt được
    Realistics: Thực tế
    Timebound: Có thời hạn Mục tiêu SMART sẽ không thể đủ để đội ngũ nhân viên toàn tâm toàn ý nếu họ không gắn kết thành một tập thể hợp nhất. Sự cam kết cần thiết này chính là sự đảm bảo tính hiệu quả và tinh thần đồng đội.

    Xem thêm: 10 cách thành công trong kinh doanh

  3. Giải thích rõ luật chơi [văn hóa doanh nghiệp]. Bạn thử tưởng tượng xem sẽ thế nào nếu bạn cố gắng thắng trong một ván cờ nhưng bạn hoàn toàn không hiểu luật chơi. Điều này có vẻ rất đơn giản, bạn chỉ cần hiểu vai trò của mỗi quân cờ và kết hợp các quân cờ lại để có một chiến thuật chơi cờ hợp lý. Nhưng rất kỳ lạ là nhiều chủ doanh nghiệp lại bỏ qua không giải thích luật chơi cho đội ngũ của họ. Điều này gây ra bực tức khó chịu cho nhân viên, làm cho họ rối trí bởi vì những gì họ mong muốn đều không rõ ràng. Liệu bạn đã bao giờ cho nhân viên của bạn biết rõ tầm nhìn của doanh nghiệp bạn là gì chưa? Bạn đã bao giờ đầu tư thời gian xây dựng giá trị cốt lõi và truyền thông về văn hóa doanh nghiệp tới từng nhân viên để họ hiểu rõ và thực hiện chưa? Bạn không thể bắn một mũi tên thẳng đến mục tiêu nếu bạn chưa xác định rõ sân chơi của bạn là gì. Tất nhiên không ai thích luật lệ cả, nhưng nếu bạn đặt chúng vào một tình huống thực tế, những quy tắc này luôn có ý nghĩa. Bạn cần phải giải thích chức năng của các quy tắc. Các quy tắc không phải sinh ra để kiểm soát và áp đặt, mà nó sinh ra là để nêu rõ cơ cấu và mục đích đi tới chiến thắng.
    Xem thêm: 7 tố chất khác biệt tạo nên nhà lãnh đạo xuất chúng
  4. Xây dựng một kế hoạch hành động. Những ý tưởng tuyệt vời, một tầm nhìn đầy cảm hứng và thậm chí một đội ngũ nhân viên yêu nghề cũng không tự tạo ra kết quả. Kết qua phải đến thừ hành động. Kế hoạch hành động bạn xây dựng lên phải cấu thành ba yếu tố đơn giản – Làm CÁI GÌ cho AI vào KHI NÀO. Sắp xếp kế hoạch của bạn thành các bước có trình tự logic, giao việc của từng bước cho những nhân viên phù hợp năng lực. Chỉ định trách nhiệm và thời hạn hoàn thành, chỉ vậy thôi bạn đã sẵn sàng bước về phía trước. Hãy luôn kết thúc các buổi họp của bạn bằng một kế hoạch hành động – nói mà không làm thì hiệu quả.
    Xem thêm: 8 Bí mật dẫn tới Thành công
  5. Chấp nhận hỗ trợ rủi ro. Một khi bạn đặt ra luật chơi, đội ngũ nhân viên cần phải được khuyến khích sáng tạo trong khuôn khổ những luật chơi đã đề ra. Sự tiến bộ của đội ngũ luôn đạt được bằng cách thử những điều mới, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là rủi ro vấp ngã luôn rình rập. Thomas Edison đã từng nói, “Tôi không bao giờ thất bại. Tôi đã tìm ra 10.000 cách không hiệu quả khác nhau.” Nếu Edison không liên tục thử sai, bất chấp mọi thất bại, thì ngày nay chúng ta vẫn ở trong bóng đêm. Với một số người, để tối đa hóa tiềm năng của họ, ta phải cho họ thử những điều mới và có thể mắc sai lầm. Đội nhóm chiến thắng luôn sắn sằn căng hết mình tới giới hạn tối đa. Không bao giờ đề nỗi lo mắc sai lầm hay thất bại vướng bận. Bạn phải học cách đón chào những giải pháp khác nhau cho những thử thách và khuyến khích những lối tư duy đa chiều. Khi bạn và đội nhóm chiến thắng của bạn đã nắm bắt được rủi ro, bạn sẽ tận hưởng được thành quả mà đội ngũ và kinh doanh của bạn đem lại. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro chỉ hiệu quả khi bạn có một khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, chia sẻ mục tiêu và có luật chơi rõ ràng.
    Xem thêm: 6 bước xây dựng Doanh nghiệp thành công
  6. Gắn kết mọi người vào đội ngũ của bạn. Đội nhóm chiến thắng được tạo ra khi mỗi thành viên hiểu rằng họ được toàn đội chào đón và mỗi nhân viên đều phải cam kết tham gia 100%. Một số nhân viên cần phải thay đổi nhanh chóng hoặc ra đi. Dù điều đó nghe có vẻ rất thô bạo, nhưng nó là vì lợi ích chung tốt nhất cho đội nhóm chiến thắng và công việc kinh doanh của bạn, và đương nhiên nó cũng tốt cho cả người ra đi [nếu người đó không cam kết 100%].

KHÁM PHÁ:  KPI là gì? Ví dụ dễ hiểu về KPI

Xem thêm: 6 bước tạo một USP thành công và hiệu quả

Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những kiến thức này để xây dựng đội ngũ nhân viên thực sự hiệu quả để đưa doanh nghiệp của bạn đi tới thành công. Tôi luôn đam mê tạo ra sự thịnh vượng do vậy bạn hãy liên hệ với tôi nếu cần chia sẻ hoặc bạn có thể trao đổi bằng cách comment ở phần dưới bài viết này.

– Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội

5 bí quyết để xây dựng đội nhóm hiệu quả

Để điều hành đội ngũ đầy tiềm năng, người quản lý cần phải làm nhiều hơn ngoài việc chỉ hướng dẫn, đào tạo và phân chia công việc.

Một người làm nghề nhân sự hiệu quả là người phải nhận ra điểm mạnh, nét riêng biệt độc đáo của từng nhân viên để có thể tối ưu hóa tất cả “tiềm năng” ấy. Đây không hẳn là nhiệm vụ khó khăn, chỉ cần biết chú ý và bổ sung những kỹ năng cần thiết cho nhân viên. Nếu làm được như vậy, kết quả thu được rất nhiều: năng suất lao động tăng, hiệu suất được cải thiện và đặc biệt sẽ giữ chân được nhân viên giỏi.

Dưới đây là 5 cách để phát triển đội ngũ hiệu quả được diễn giả nổi tiếng Brian Tracy gợi ý:

Năm bí quyết để xây dựng nhóm

Có năm yếu tố cần thiết để xây dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả cao:

Mục tiêu và mục đích chung. Nhóm nên gặp gỡ thường xuyên để thảo luận về các mục tiêu và mục đích của đội, cần phải làm những gì, thời hạn là khi nào và theo các tiêu chuẩn chất lượng ra sao.

Các giá trị chung và các nguyên tắc hướng dẫn. Các thành viên của nhóm thảo luận và đồng ý về cách thức làm việc với nhau và những giá trị chung giữa họ như sự đúng giờ, trách nhiệm, sự hữu ích, hợp tác và giữ lời hứa với nhau.

Kế hoạch hành động chung. Mọi người đều biết chính xác mỗi thành viên trong nhóm được phân công việc gì và đóng góp ra sao vào kết quả cuối cùng và họ đều cam kết hoàn thành phần việc được giao đúng hẹn và theo các tiêu chuẩn đã đề ra.

Một nhà lãnh đạo định hướng hành động. Người quản lý hoặc trưởng nhóm hãy coi công việc của mình là đảm bảo rằng mọi người có được bất cứ thứ gì để hoàn thành tốt công việc được giao. Công việc của nhà quản lý là loại bỏ bất kỳ rào cản hoặc chướng ngại nào khỏi bước đường của các thành viên trong nhóm trong quá trình hoàn thành công việc đó đúng thời hạn.

Xem xét và phản hồi thường xuyên. Nhóm gặp gỡ thường xuyên để đặt ra câu hỏi, "Chúng ta thế nào?" Nhằm có sự tương tác tích cực và thảo luận cởi mở đồng thời tập trung vào việc cải thiện khả năng của các đội để đạt được kết quả tốt hơn và cao hơn.

Trong tham gia quản trị, người quản lý được coi như là một huấn luyện viên hoặc đối tác trong công việc. Công việc của quản lý là chỉ cho mọi người cách làm, hướng dẫn và khuyến khích họ trong công việc. Tại các cuộc họp về tham gia quản trị, người quản lý đưa ra các nhiệm vụ, thảo luận về công việc đang diễn ra và đảm bảo rằng mỗi người đều biết những gì người khác đang làm.

Cả đội cùng phải thảo luận về tất cả mọi thứ. Mọi người chỉ tham gia và hào hứng với những công việc mà họ có thể đóng góp ý kiến và ý tưởng một cách thường xuyên. Bạn càng thảo luận nhiều hơn về công việc, những việc cần phải làm và cách tốt nhất để thực hiện nó, bạn càng khơi gợi được cam kết, lòng trung thành và sự nhiệt tình ở mỗi người.

Luôn cập nhật thông tin cho mọi người

Trong các cuộc khảo sát và đánh giá được cập nhật hàng năm tại GreatPlacetoWork.com, một trong những động lực mạnh mẽ nhất là cảm giác "luôn biết đầy đủ thông tin". Các nhân viên vui vẻ chia sẻ rằng họ cảm thấy mình được cập nhật đầy đủ về công việc và mọi thứ đang diễn ra xung quanh họ. Họ cảm thấy được tôn trọng trong một tập thể lớn, tham gia vào việc đạt được các mục tiêu và mục đích của toàn bộ công ty.

Ghi chú lại các loại đại từ nhân viên sử dụng để mô tả bản thân, công việc và tổ chức là một trong những cách mà các chuyên gia tư vấn quản lý đo lường môi trường của một công ty hoặc một bộ phận. Trong các tổ chức hoạt động hiệu quả nhất, họ nghe thấy những từ như "tôi và của tôi" khi mọi người mô tả công việc của họ và các đại từ như "chúng ta và của chúng ta" khi mô tả công việc chung. Trong các tổ chức kém hiệu quả hơn, các nhân viên sử dụng các từ "họ và công ty" khi đề cập đến tổ chức, như thể nó chẳng liên quan gì đến họ.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ở những người có động lực cao là cảm giác về "quyền sở hữu". Ban đầu, công ty và người quản lý có quyền sở hữu và trách nhiệm trong việc thiết lập mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ; ở mức độ có liên quan, họ chỉ đơn thuần là những người tham gia hỗ trợ bạn, với tư cách là người quản lý.

TN

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Từ khóa: người quản lý, Tối ưu hóa, Làm việc hiệu quả, năng suất lao động, huấn luyện viên, đóng góp ý kiến, nhà lãnh đạo

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề