Cách đưa ra phản hồi cho học sinh khi các em nói chưa đúng

Mặc dù công tác đánh giá đã làm tốt vai trò của nó, nhưng phản hồi hiệu quả còn có thể thay đổi việc học tập của học sinh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông tin phản hồi chủ yếu là tiêu cực có thể ngăn trở nỗ lực và thành tích của học sinh [Hattie & Timperley, 2007, Dinham]. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu tôi ghét nói trước đám đông thì tôi sẽ bằng mọi giá trốn tránh nó. Một giáo viên thường dễ đưa ra những phản hồi tích cực, khích lệ.

Tuy nhiên, nhiều khi, chúng ta phải nghĩ ngợi và phản hồi phản hồi phù hợp, như thế học sinh sẽ có động lực hơn. Đây là điểm chung của những giáo viên giỏi mà học sinh luôn ngưỡng mộ.

Một giáo viên có trách nhiệm dìu dắt học sinh và phản hồi sao cho học sinh không cảm thấy mất niềm tin vào bản thân. Sau đây là 20 ý tưởng và kỹ thuật đưa ra phản hồi học tập hiệu quả, giúp học sinh có niềm tin chinh phục thế giới.

20 cách cung cấp phản hồi hiệu quả

  1. Phản hồi có tính giáo dục.

Cung cấp phản hồi có nghĩa là giải thích cho họ biết họ đang làm đúng VÀ không đúng chỗ nào. Tuy nhiên, trọng tâm của phản hồi chủ yếu nên dựa trên những gì học sinh đang làm đúng. Hiệu quả nhất là cho ví dụ chứng minh chỗ họ làm đúng và chưa đúng.

Sử dụng “chiếc bánh sandwich phản hồi”: Lời khen, Chỗ đúng, Lời khen.

Đưa ra phản hồi ngay sau khi học, học sinh sẽ tương tác tích cực và ghi nhớ kinh nghiệm một cách tự tin. Nếu phải chờ đợi quá lâu để nhận phản hồi, cơ hội trôi qua và học sinh có thể không liên hệ phản hồi với hành động.

  1. Nắm bắt nhu cầu cá nhân của học sinh.

Điều quan trọng là ta phải xem xét từng học sinh khi đưa ra phản hồi. Một lớp học có nhiều học sinh. Một số học sinh cần động lực để tiến bộ và các nhu cầu khác phải được xử lý rất nhẹ nhàng, tránh làm học sinh chán học hay tổn thương lòng tự trọng. Ta cần cân bằng giữa việc không tổn thương cảm xúc và khích lệ học sinh.

Các nghiên cứu về việc dạy và học hiệu quả [Dinham, 2002, 2007a; 2007b] đã chỉ ra rằng người học muốn biết họ đang ở trình độ nào. Trả lời bốn câu hỏi sau đây là một phương pháp cung cấp phản hồi thường xuyên, chất lượng. Bốn câu hỏi này cũng hữu ích trong trường hợp phản hồi phụ huynh:

Học sinh có thể làm gì?

Học sinh không thể làm gì?

Học sinh làm việc như thế nào so với những người khác?

Làm thế nào để học sinh có thể tiến bộ?

  1. Phản hồi nên chú trọng vào một kỹ năng hoặc kiến ​​thức cụ thể.

Đây là lúc rubric phát huy tác dụng. Rubric là một công cụ truyền đạt kỳ vọng của giáo viên đối với một nhiệm vụ. Rubric hiệu quả cung cấp cho học sinh thông tin rất cụ thể về hiệu suất của họ, so với một loạt các tiêu chuẩn được thiết lập. Đối với học sinh nhỏ tuổi hơn, hãy thu hút sự chú ý của họ bằng cách trang trí rubric hoặc sử dụng bảng dán.

  1. Phản hồi để học sinh tiếp tục phát huy.

Thường xuyên cập nhật tình hình của học sinh để họ biết họ đang ở trình độ nào. Sử dụng ‘”4 câu hỏi” để định hướng phản hồi của bạn.

  1. Tổ chức một cuộc họp riêng.

Họp riêng với học sinh là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để cung cấp phản hồi. Học sinh sẽ mong muốn được quan tâm và giải đáp thắc mắc. Một cuộc họp riêng nên dựa trên tinh thần thiện chí, vì điều này sẽ khuyến khích học sinh mong đợi cuộc họp tiếp theo.

Như tất cả các khía cạnh của giảng dạy, chiến thuật này đòi hỏi quản lý thời gian tốt. Hãy thử gặp riêng một học sinh trong khi các học sinh khác đang làm việc độc lập. Mỗi cuộc gặp không quá 10 phút.

  1. Có thể phản hồi bằng lời nói hoặc văn bản.

Hạn chế cau mày khi kiểm tra. Chúng ta cần kiểm soát tín hiệu phi ngôn ngữ của mình. Biểu cảm và cử chỉ trên khuôn mặt cũng là phương tiện phản hồi. Nghĩa là khi bạn trả bài cho học sinh, tốt nhất không nên cau có.

  1. Tập trung vào một năng lực.

Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn tập trung mổ xẻ một năng lực của học sinh thay vì chê toàn bộ bài viết. Ví dụ, khi tôi dạy một lớp viết dành cho học sinh tiểu học, tôi sẽ nói với học sinh rằng: “Hôm nay, cô sẽ kiểm tra xem các con có lùi đầu dòng mỗi khi ngắt đoạn không”. Khi trao đổi với học sinh, đó là điều tôi nhấn mạnh, thay vì chê tất cả các khía cạnh khác trong bài viết của họ. Ngày tiếp theo tôi sẽ đặt ra một trọng tâm mới.

  1. Trao đổi riêng với học sinh / lớp học của bạn.

Sử dụng chiến thuật này khi chấm bài kiểm tra. Chiến thuật này cho bạn thời gian cần thiết để phản hồi hiệu quả bằng văn bản. Bạn cũng có thể sử dụng biểu đồ xoay vòng cho học sinh thảo luận sâu sắc hơn. Học sinh cũng sẽ biết khi nào đến lượt gặp bạn và nhiều khả năng sẽ mang câu hỏi của riêng họ đến cuộc họp.

  1. Giáo dục học sinh bằng phản hồi chéo.

Làm mẫu cho học sinh biết thế nào là phản hồi thích hợp. Giáo viên tiểu học chúng tôi gọi hình thức này là chấm chéo. Cho học sinh tập phản hồi lẫn nhau một cách tích cực và hữu ích. Khuyến khích học sinh ghi lại phản hồi.

  1. Yêu cầu một người lớn khác đưa ra phản hồi.

Hiệu trưởng trường tôi thường tình nguyện chấm bài kiểm tra lịch sử hoặc đọc bài của học sinh. Bạn có thể tưởng tượng chất lượng công việc của học sinh tăng gấp 10 lần! Nếu hiệu trưởng quá bận [và hầu hết là vậy], hãy mời một giáo viên hoặc giáo sinh thực tập phê bài của học sinh.

Trong một tiết chữa bài kiểm tra, hãy cho học sinh ghi chép những điều bạn nói. Học sinh có thể sử dụng sổ ghi chép để ghi chú lại các phản hồi của bạn.

  1. Sử dụng sổ ghi chép để theo dõi tiến bộ của học sinh.

Mỗi học sinh có một mục trong sổ của bạn. Viết nhận xét về mỗi học sinh hàng ngày hoặc hàng tuần, khi cần thiết. Theo dõi các câu hỏi hay mà học sinh đặt ra, các vấn đề về hành vi, các lĩnh vực cần cải thiện, điểm kiểm tra,…Tất nhiên việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian nhưng đến cuộc họp phụ huynh, bạn sẽ rất nhàn.

  1. Trả lại bài kiểm tra hoặc phiếu nhận xét vào đầu tiết học.

Trả bài kiểm tra vào đầu tiết học cho phép học sinh đặt các câu hỏi cần thiết và tổ chức một cuộc thảo luận liên quan.

Đôi khi nhìn thấy một bình luận được viết ra có hiệu quả hơn là chỉ nghe. Trong thời gian làm việc độc lập, hãy thử viết bình luận phản hồi về một ghi chú trước đó. Đặt ghi chú trên bàn học sinh. Một học sinh cũ của tôi gặp khó khăn khi làm bài tập nhưng em ấy cảm thấy thất vọng và xấu hổ khi bị tôi phê bình trước lớp là thiếu tập trung.

Sau đó em ấy đóng cửa và từ chối làm bất kỳ bài tập nào. Em ấy tức giận vì cảm thấy tôi đã làm em bẽ mặt. Tôi đã sử dụng các ghi chú để nhắc nhở em ấy tập trung làm bài. Mặc dù đó không phải là cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất của tôi, nhưng với em ấy thì thực sự hiệu quả.

  1. Hãy khen ngợi chân thành.

Học sinh nhanh chóng nhận ra giáo viên nào khen ngợi sáo rỗng cốt để được họ yêu quý. Nếu bạn liên tục nói với học sinh của mình: “Em làm tốt lắm” hoặc “Em giỏi lắm” thì theo thời gian, những lời khen này sẽ trở nên vô nghĩa. Nhận xét bài của học sinh bằng cách cho họ biết thế nào là một bài kiểm tra từ vựng đạt điểm A. Nếu bạn cảm thấy vui vì dạo gần đây học sinh có biểu hiện tích cực, hãy vượt lên và vượt lên với sự khuyến khích và khen ngợi.

Gọi điện thoại cho phụ huynh để bày tỏ niềm vui của bạn đối với hành vi của học sinh. Nhận xét và khích lệ một cách chân thành tức là “trọng tâm, thiết thực và dựa trên đánh giá về năng lực học sinh” [Dinham].

Hãy cố gắng nhìn nhận một hành vi hoặc nỗ lực của học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ, “Tôi thấy em tập hợp thông tin trong hàng trăm cột một cách chính xác, em đã hiểu đúng vấn đề”, “Tôi thấy cả tuần nay em đi học đúng giờ”. Hãy ghi nhận và những nỗ lực có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học tập của học sinh.

Cho học sinh biết mục đích đánh giá và / hoặc phản hồi của bạn. Mô tả cho học sinh những yêu cầu của bạn bằng cách đưa ra ví dụ về biểu hiện tốt và không tốt của vấn đề. Điều này đặc biệt quan trọng ở các cấp học cao hơn.

  1. Khuyến khích học sinh phản hồi về BẠN.

Bạn có nhớ khi học xong một học phần ở trường đại học, bạn được phát phiếu đánh giá giảng viên không? Thật tuyệt làm sao khi cuối cùng bạn có thể nói với thầy cô rằng tài liệu đọc vô cùng nhàm chán mà không sợ ảnh hưởng đến điểm số của bạn? Vậy thì sao bạn không thử cho phép học sinh phản hồi về bạn?

Học sinh không nhất thiết phải để lại tên. Vì sao họ thích học bạn? Họ không thích điểm gì? Nếu họ là giáo viên, họ sẽ làm gì khác? Họ học được điều gì từ ​​bạn? Nếu trao đổi cởi mở, chúng ta sẽ nhanh chóng tự rút kinh nghiệm với tư cách là nhà giáo dục. Hãy nhớ rằng phản hồi là quá trình tương tác hai chiều và một giáo viên tâm huyết không bao giờ ngừng cải thiện và trau dồi năng lực của mình.

Laura Reynold

Táo Đào Tạo dịch

Video liên quan

Chủ Đề