Cách giải bài toán dư hóa học lớp 8

gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Bài tập có chất dư trong phản ứng và cách giải. Mời các bạn đón xem:

Bài tập có chất dư trong phản ứng và cách giải

  1. Lý thuyết & phương pháp giải

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài cho về số mol

- Bước 2: Viết phương trình hóa học và cân bằng: aA + bB → cC + dD

- Bước 3: Lập tỉ lệ tìm chất dư bằng cách so sánh tỉ lệ nAavà nBb (nA, nB lần lượt là số mol của A và B)

+ nAa \= nBb suy ra A, B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

+ nAa \> nBb suy ra sau phản ứng A còn dư, B phản ứng hết

+ nAa < nBb suy ra sau phản ứng A phản ứng hết và B còn dư

- Bước 4: Tính số mol các chất đề bài yêu cầu theo chất phản ứng hết rồi suy ra khối lượng, thể tích theo yêu cầu đề bài.

Chú ý: Nếu đề bài cho dữ kiện tính được cả số mol chất tham gia phản ứng và sản phẩm thì tính toán số mol chất phản ứng, theo số mol chất sản phẩm.

  1. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy 3,2 gam S trong 6,4 g khí oxi tạo thành sunfurơ (SO2). Tính khối lượng SO2 sau phản ứng.

Hướng dẫn giải

Ta có nS = 3,2 : 32 = 0,1 mol, nO2 \= 6,4 : 32 = 0,2 mol

Phương trình hóa học S + O2 →to SO2

Xét tỉ lệ nS1\= 0,1 < nO21\= 0,2

Suy ra sau phản ứng S hết, O2 dư, nên số mol SO2 tính theo số mol của S

S + O2 →toSO2

0,1 → 0,1 (mol)

Vậy khối lượng của SO2 là 0,1.64 = 6,4 g.

Ví dụ 2: Cho 16,2 g ZnO tác dụng với 0,6 mol dung dịch HCl, thu được ZnCl2 và nước. Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng.

Hướng dẫn giải

Có số mol của ZnO là: nZnO = 16,281 \= 0,2 mol, nHCl = 0,6 mol

Phương trình phản ứng: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Xét tỉ lệ: nZnO1\= 0,2 < nHCl2\= 0,3

Sau phản ứng ZnO hết, HCl dư nên số mol tính theo số mol của ZnO

ZnO + 2HCl → ZnCl2+ H2O0,2 0,2 mol

Vậy khối lượng của ZnCl2 là 0,2.136 = 27,2 g

Ví dụ 3: Cho phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Biết rằng khi cho 5,6 g Fe tác dụng với 32 g CuSO4 thì thu được FeSO4 và m (g) Cu. Tính m.

Hướng dẫn giải

Ta có nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol, nCuSO4\= 32 : 160 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Có tỉ lệ nFe1\= 0,1 < nCuSO41\= 0,2

Sau phản ứng Fe hết, CuSO4 dư nên số mol của Cu tính theo số mol của Fe

Suy ra nCu = nFe = 0,1 mol

Vậy khối lượng của Cu là: m = 0,1.64 = 6,4 g.

  1. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho 0,65 g Zn tác dụng với 9,8 g H2SO4. Sau phản ứng thu được hỗn hợp X và khí H2. Tính thể tích khí H2 (đktc)

  1. 0,112 lít
  1. 0,448 lít
  1. 0,336 lít
  1. 0,224 lít

Đáp án: Chọn D

Có nZn = 0,01 mol, nH2SO4\= 0,1 mol

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ nZn1\= 0,01 < nH2SO41\= 0,1 mol

Sau phản ứng Zn hết, H2SO4 dư nên số mol khí H2 tính theo số mol Zn

Suy ra số mol H2 = 0,01 mol

Vậy thể tích khí H2 là 0,01.22,4 = 0,224 lít

Câu 2: Cho phương trình phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Hỏi sau phản ứng kết luận nào sau đây đúng biết khối lượng Mg là 2,4 g, khối lượng của HCl là 5,475 g.

  1. Mg là chất dư
  1. HCl là chất dư
  1. Cả 2 chất cùng dư
  1. Cả 2 chất cùng hết

Đáp án: Chọn A

Có số mol của Mg là 0,1 mol, số mol của HCl là 0,15 mol

Xét tỉ lệ nMg1\= 0,1 > nHCl2\= 0,075

Sau phản ứng HCl hết, Mg dư.

Câu 3: Cho 3,2 g Cu tác dụng với 0,8 g O2 thu được khối lượng CuO là

  1. 4,8 g
  1. 1,6 g
  1. 3,2 g
  1. 4 g

Đáp án: Chọn D

Số mol Cu là 0,05 mol, số mol O2 là 0,025 mol

Phương trình phản ứng: 2Cu + O2 →to 2CuO

Xét tỉ lệ nCu2\= 0,025 = nO21\= 0,025

Sau phản ứng số mol của Cu và O2 bằng nhau nên phản ứng vừa đủ suy ra tính theo sô mol của Cu hay O2 đều được