Cách kiểm tra mã số thuế công ty

ã số thuế doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về mã số thuế doanh nghiệp như sau:

“Điều 29. Mã số doanh nghiệp
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”

Theo đó mã số thuế doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế và các thủ tục hành chính khác.

- Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về cấu trúc mã số thuế theo đó có 2 cấu trúc mã số thuế bao gồm:

+ Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).

+ Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.

- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp theo đó:

Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Lưu ý khi sử dụng mã số thuế doanh nghiệp? Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp mới như thế nào?

- Cần phải lưu ý khi sử dụng mã số thuế doanh nghiệp như sau:

+ Ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

+ Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác.

+ Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác phải thông báo cho thuế để cơ quan thuế quản lý nắm tình hình hoạt động và không khóa MST doanh nghiệp.

Vì khi bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc không nộp tờ khai quá lâu. Khi đó doanh nghiệp sẽ không thể đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được.

- Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp mới như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định sau đó gửi đến cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế.

Cơ quan thuế sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế, nếu hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục thì sẽ xử lý hồ sơ và cấp mã số thuế cho người nộp thuế.

Có thể thực hiện trực tiếp tại Cục thuế hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

Cách kiểm tra mã số thuế công ty

Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nhanh nhất năm 2022?

Hướng dẫn các cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nhanh chóng nhất?

Để tra cứu mã số thuế doanh nghiệp bạn cần thực hiện các bước sau đây:

- Cách 1:

+ Bước 1: Truy cập vào Website Thuế Việt Nam: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

+ Bước 2: Lựa chọn thông tin muốn tra cứu:

Tra cứu MST doanh nghiệp

Tra cứu MST thu nhập cá nhân

+ Bước 3: Nhập 1 trong 4 yêu cầu:

Nhập mã số thuế của Doanh nghiệp, cá nhân, tên tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc họ và tên, địa chỉ

Nhập số CMND/CCCD của người đại diện của doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD của cá nhân sau đó nhập mã xác nhận và tra cứu.

+ Bước 4: Kiểm tra các thông tin về DN mà bạn cần

- Cách 2:

+ Bước 1: Truy cập vào trang của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

+ Bước 2: Chọn Dịch vụ công

+ Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin người nộp thuế

+ Bước 4: Nhập 01 trong 04 yêu cầu: Mã số thuế/Tên tổ chức cá nhân nộp thuế/Địa chỉ trụ sở kinh doanh/Số chứng minh thư người đại diện (Không cần phải nhập đầy đủ cả 4 thông tin).

Sau đó nhập Mã xác nhận (Dãy chữ số và ký tự bên cạnh ô Mã xác nhận)

+ Bước 5: Nhấn vào Tra cứu, chờ và nhận kết quả

+ Bước 6: Bấm vào tên doanh nghiệp để xem thông tin chi tiết

- Cách 3:

+ Bước 1: Truy cập vào TNCNONLINE.COM.VN chọn Tra cứu MST

+ Bước 2: Chọn mục doanh nghiệp

+ Bước 3: Điền Chứng minh thư/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp (mã số trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

+ Bước 4: Điền dãy chữ và số màu đỏ trong hình chữ nhật bên dưới vào ô Xác nhận thông tin.

+ Bước 5: Bấm vào ô Tìm kiếm.

Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nhanh nhất năm 2022 mà người lao động và doanh nghiệp cần biết!

Tra mã số thuế doanh nghiệp ở đâu?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 trước đây, mã số thuế doanh nghiệp được ghi nhận trên giấy chứng nhận ký đăng mã số thuế. Hiện nay, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì mã số thuế doanh nghiệp được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh ở đâu?

Bạn truy cập vào đường link sau: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp và tiếp tục điền các thông tin bên dưới: Chọn tra cứu thông tin người nộp thuế: Dành cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Số chứng minh thư hay thẻ căn cước của người đại diện: Mã số thuế của người địa diện kinh doanh.

Tra mã số thuế của ai?

Bước 1: Truy cập đường link sau: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp. Bước 2: Điền chính xác số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân vào ô trống Chứng minh thư/Thẻ căn cước. Bước 3: Điền xác nhận, điền đúng chữ in hoa, in thường. Bước 4: Nhấn vào ô “Tra cứu” để nhận kết quả.

Tra mã số thuế cá nhân ở đâu?

Bước 1 Truy cập vào trang web Mã số thuế tại đường dẫn sau: https://masothue.vn/. Và chọn Tra cứu mã số thuế cá nhân. Bước 2 Bạn điền số Chứng minh nhân dân vào ô Chứng minh thư. Bước 3 Bấm vào ô Tra cứu.