Cách làm bài tập làm văn số 1 lớp 7

Hướng dẫn Soạn Bài 5 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Trả bài tập làm văn số 1 sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Cách làm bài tập làm văn số 1 lớp 7
Trả bài tập làm văn số 1 sgk Ngữ văn 7 tập 1

II – Trả bài tập làm văn số 1

– Chú ý lời nhận xét của thầy cô về bài làm văn của mình. Tham khảo bài văn của các bạn để tự rút kinh nghiệm.

– Tự đánh giá bài làm của mình:

+ Bài làm văn đã đúng chủ đề, thể loại chưa.

+ Bố cục bài văn đã hợp lí chưa.

+ Mỗi đoạn văn đã diễn đạt trọn vẹn nội dung hay còn lan man.

+ Các phương tiện liên kết đoạn văn, liên kết câu có được sử dụng tốt không.

+ Sửa lỗi chính tả (nếu có).


1. Câu 1 trang 71 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Em hãy nhận rõ những yêu cầu của bài làm (về nội dung kiến thức, về kiểu văn bản, về bố cục, mạch lạc, về liên kết và diễn đạt).


2. Câu 2 trang 71 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Nhận rõ những ưu, khuyết điểm chính trong bài làm của em, những yêu cầu đã đạt hoặc chưa đạt.


3. Câu 3 trang 71 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Hãy sữa những lỗi đã mắc trong bài làm và đặt kế hoạch phấn đấu để bài làm sau có thể đạt được kết quả tốt hơn.


Bài trước:

  • Soạn bài Từ Hán Việt sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm sgk Ngữ văn 7 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 7 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 7
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 7
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 7
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 7
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 7
  • Để học tốt môn GDCD lớp 7

Trên đây là bài Trả bài tập làm văn số 1 sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1):

- Xem lại bài làm của mình đã đáp ứng yêu cầu chưa:

   + Bài làm văn đã đúng chủ đề, thể loại chưa.

   + Bố cục bài văn đã hợp lí chưa.

   + Mỗi đoạn văn đã diễn đạt trọn vẹn nội dung hay còn lan man.

   + Các phương tiện liên kết đoạn văn, liên kết câu có được sử dụng tốt không. 

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1):

- Chú ý lời nhận xét của thầy cô về bài làm văn của mình. Tham khảo bài văn của các bạn để tự rút kinh nghiệm.

- Nhận rõ ưu điểm của mình để phát huy trong những bài viết sau.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1):

- Sửa lỗi chính tả (nếu có).

- Đặt ra kế hoạch phấn đấu để bài làm sau tốt hơn.

Loigiaihay.com

Đề bài

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường.

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).

Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em.

Lời giải chi tiết

II. GỢI Ý DÀN BÀI

Đề 1:

A. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em dự định kể (đó là câu chuyện gì? Về ai hoặc về cái gì?).

B. Thân bài:

1. Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

- Thời gian xảy ra?

- Địa điểm?

2. Kể lại các chi tiết về câu chuyện:

- Mở đầu như thế nào?

- Diễn biến …

- Kết thúc …

3. Câu chuyện hôm đó đã khiến chúng em … (cảm động hay buồn cười).

C. Kết bài: Suy nghĩ của em qua câu chuyện đó.

Đề 2:

A. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.

Đề 3:

A. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả (nó là cảnh gì? ở đâu? Em được đến đó trong hoàn cảnh nào?,…).

B. Thân bài:

1. Miêu tả về cảnh đẹp ấy.

- Cảnh trên đường đi (nếu chọn miêu tả cảnh nơi em nghỉ mát).

- Khung cảnh nơi em đinh tả đẹp như thế nào? (những ngôi nhà, cảnh biển, các hang động,…hoặc vẻ non xanh của đồng lúa, của hoa màu,…vẻ hùng vĩ của núi rừng của các loài cây cổ thụ hay của những con thú lạ,…).

2. Cảm xúc của em khi được đến thăm cảnh đẹp ấy (hay niềm hạnh phúc của em khi quê hương mình có cánh đồng, có núi rừng đẹp).

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của cảnh và sự bổ ích của những tháng hè vừa qua.

Đề 4:

A. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn mà em định miêu tả: bạn thân từ nhỏ, bạn cùng bàn, bạn thân cùng lớp...

B. Thân bài:

1. Lần lượt miêu tả các đặc điểm của người bạn đó.

- Khuôn mặt (mái tóc, ánh mắt,…).

- Hình dáng, nước da.

- Cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp (nhất là cách nói chuyện với em).

2. Điều mà em thích nhất ở người bạn đó của em là gì? (một nét nào đó về hình thức, hoặc một phẩm chất, một nét tính cách,…).

C. Kết bài: Tình cảm của em với người bạn mà em vừa kể (có thể nêu những mong ước tốt đẹp của bản thân về người bạn đó).

Loigiaihay.com