Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem

Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem
Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem

  • Dụng Cụ Sân Vườn
  • Tưới nhỏ giọt, phun sương, mưa
    • Béc tưới
    • Linh kiện tưới nhỏ giọt
    • Hẹn giờ và phụ kiện khác
  • Cây Trồng và Hạt giống
  • Dụng cụ hổ trợ làm vườn

Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem

Tư Vấn

Customer service

0913 723 236

Năm 2009, Dương Nguyễn Hồng Nhung nhận được học bổng đại học tại University of Oklahoma (Mỹ). Cô gái sinh năm 1990 lên đường du học chuyên ngành kỹ thuật hóa học, sau đó là học lên thạc sĩ rồi tiến sĩ cũng tại trường này. Sau gần 10 năm học tập ở Mỹ, năm 2018, Nhung trở về Việt Nam với dự định nghỉ ngơi ít ngày trước khi bước vào chặng đường mới. Thời điểm này, cô được mời ở lại trường để tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy.

Khi về Việt Nam, cô quyết định ở lại. "Hướng nghiên cứu của tôi là các sản phẩm thảo mộc, tự nhiên. Tôi nhận thấy ở Việt Nam có điều kiện tốt hơn để thực hiện đam mê của mình", Nhung nói.

Giữa năm 2019, TS Dương Nguyễn Hồng Nhung có ý tưởng làm thuốc trừ sâu sinh học từ cây xoan Ấn Độ. "Ý tưởng bắt đầu từ chính câu chuyện của mẹ tôi, khi hàng ngày phải ngâm rau cả tiếng đồng hồ, ăn trái cây gì cũng phải gọt vỏ", Nhung nói và cho biết mẹ cô bị ám ảnh chất hóa học độc hại và ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe của bản thân và gia đình.

Quảng cáo

Dương Nguyễn Hồng Nhung về Việt Nam để thực hiện đam mê hóa học. Ảnh: NVCC

Tìm hiểu về tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, Nhung giật mình thấy người dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu mà ít quan tâm đến tác hại của nó. Cô muốn góp phần thay đổi và có ý tưởng dùng cây xoan để tạo thuốc trừ sâu sinh học. Chia sẻ với các nhà khoa học từ Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Ngoài thương Hà Nội... Nhung nhận được sự đồng tình, hợp tác nghiên cứu.

TS Nhung cho biết, neem là một loại cây có tính kháng sâu hại cao, được rất nhiều đơn vị khai thác sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Vấn đề của nhóm là phải tạo ra sự khác biệt, chọn hướng đi chưa ai làm.

Quảng cáo

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hạt để ép lấy dầu neem và đưa vào nhũ hóa để giúp dầu tan trong nước. Quá trình nhũ hóa này, nhóm sử dụng nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có đưa năng lượng sóng siêu âm vào để phá vỡ sự liên kết của các hạt dầu, hình thành kích thước nano từ 1-100 nanomet. Để tránh các hạt nano này dính vào nhau, nhóm đưa dung dịch về làm bền ở kích thước nano.

Các chất nhũ hóa được nhóm đưa vào có thành phần tự nhiên như dầu thực vật từ các loại cây, hạt, quả bồ hòn. Chất nhũ hóa có tác dụng bọc các hạt nano neem, tạo ra tính thẩm thấu cao, hoạt tính sinh học tăng hơn, tác dụng trừ sâu tốt hơn.

Phun thử nghiệm trên diện tích trồng chè hơn 1000 m2 ở Bắc Giang cho thấy, chế phẩm diệt hiệu quả rầy xanh và nhện đỏ vào mùa đông, diệt bọ cánh to và bọ trĩ vào mùa hè. Giá thành khi sử dụng chế phẩm này khoảng 350.000 - 400.000 đồng/lít, tương đương với các loại thuốc trừ sâu sinh học khác trên thị trường, và rẻ hơn khoảng 3 lần so với chế phẩm trừ sâu sinh học neem có trên thị trường.

Khi triển khai trên thực tế TS Nhung cho biết, thuốc trừ sâu sinh học vẫn còn những điểm yếu như cần nhiều thời gian hơn để đạt hiệu quả và kém bền hơn so với thuốc hóa học. "Nhưng điểm yếu cũng là điểm mạnh, khi thuốc không tồn tại lâu trong môi trường, không tích tụ vào đất, nước, do đó không gây ô nhiễm", TS Nhung nói.

ThS Bùi Thị Hồng Hà, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đánh giá, nanoneem là dự án có nhiều ưu điểm. Hiện, nguyên liệu dầu neem trong nước không nhiều, ít doanh nghiệp sản xuất vì đặc tính của quả neem là không chín cùng lúc, không có mùa vụ thu hoạch. Quả rụng xuống phải được nhặt ngay mới thu hoạch được dầu. Từ nguyên liệu dầu neem thô hạn chế, việc điều chế dầu neem dạng nano sẽ giúp người nông dân sử dụng ít dầu hơn gấp 10 lần trên một diện tích mà tác dụng phòng trừ sâu bệnh vẫn đảm bảo.

Trong khi dầu neem thô có mùi cực khó chịu, có thể gây nôn, mùi nanoneem có mùi thơm dễ chịu. Nanoneem có thể ứng dụng ở các loại cây trồng gồm cây ăn quả, cây rau, cây lúa, ngô... Tuy nhiên, nhược điểm của nanoneem theo ThS Bùi Thị Hồng Hà là không bảo quản được lâu. Sau 6 tháng, nanoneem sẽ bị suy giảm tính chất.

Theo TS Nhung, hiện nhóm nghiên cứu đã nhận được đơn đặt hàng sản xuất, hy vọng năm 2021 sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường. Khi đó, nhóm sẽ tập trung cải tiến công nghệ để sản xuất ở quy mô lớn, phục vụ thị trường vì một nền nông nghiệp xanh.

Dự án Nanoneem vừa giành giải nhất cuộc thi "Sáng tạo kinh doanh xã hội năm 2021" (Social Business Creation - SBC) trị giá 30.000 CAD và 4.200 CAD học bổng từ MOSAIC Summer School. Cuộc thi do trường Đại học HEC Montréal Canada và Giáo sư Muhammad Yunus - người từng đoạt giải Nobel Hòa bình 2006 - khởi xướng.

Như đã biết, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học thường có nhược điểm là phổ tác dụng rộng và để lại sự mức độ lưu tồn trong thực phẩm. Vì thể để khắc phục tình trạng này, người sản xuất cần áp dụng nhiều biện pháp sinh học khác để tránh ảnh hưởng cho môi trường và sức khỏe. Trong đó việc áp dụng chế phẩm từ cây neem được cho là phương pháp thay thế chính của thuốc hóa học.

Vậy vì sao chế phẩm từ cây neem lại hiệu quả đến vậy, hãy cùng ĐGT tìm hiểu “sức mạnh” của cây neem trong bài viết này nhé!

Cây neem hay cây xoan chịu hạn có tên khoa học là Azadirachta indica A., xuất xứ từ Ấn Độ. Nhờ khả năng chịu hạn, cây neem được trồng giữ đất tại những nơi cằm cỗi như rìa sa mạc Sahara, cực nam vùng Hymalya,…

Cây Neem ở Việt Nam (giống từ Ấn Độ, du nhập vào Việt Nam từ năm 1993) được trồng nhiều ở khu vực tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Hiện nay diện tích cây Neem ở 2 tỉnh này vào khoảng 3.000 ha. Dự kiến sẽ mở rộng lên 10.000 ha vào năm 2010. Từ lâu người Ấn Độ đã dùng cây Neem chiết xuất ra một số hoạt chất dùng làm thuốc bảo vệ thực vật.

Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem

– Neem là cây ưa sáng, mọc thẳng cao từ 10-15 m, tán mọc rủ xuống. lá thường xanh quanh năm, gỗ cứng.

– Cây có vỏ dầy, cứng, rễ ăn sâu vào lòng đất.

– Khả năng chịu úng hay thời tiết lạnh quá dài kém nhưng có thể trồng ở nơi cao hơn mực nước biển khoảng 1000 m.

– Từ 3-5 năm cây cho trái, đây là nguồn dầu neem quan trọng để sản xuất chế phẩm trừ sâu hại.

Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem

Từ năm 1960, các nhà khoa học đã trích xuất được một số hóa chất có tác dụng gây ngán ăn và xua đuổi côn trùng hiệu quả. Hiện nay, việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo vệ thực vật từ cây neem đang được các quốc gia tích cực nghiên cứu trong đó đứng đầu là Ấn Độ, Mỹ, Đức…

Hoạt chất chính để diệt trừ sâu hại của cây neem là Azadiractin, là một trong những chất chính được chiết xuất từ hạt neem (0,25 %)lá neem (0,05%). Theo đó, hoạt chất này có phổ tác dụng rất rộng, có thể tác dụng lên nấm, vi khuẩn, bướm, sâu, rầy, nhện, bọ trĩ, tuyến trùng với liều sử dụng rất thấp (12,5-40 g a.i/h).

Theo các báo cáo nghiên cứu khoa học thì hoạt chất Azadiractin có tác dụng phòng trừ đứng đầu trên tổng số 2400 cây được tiến hành thí nghiệm và được chứng minh là ít có khả năng tạo ra tính kháng thuốc và thân thiện với môi trường hơn.

Và các chế phẩm của cây neem cũng được ghi nhận có thể diệt đến khoảng 350 loài côn trùng chân đốt, 12 loài tuyến trùng, 15 loài nấm, 3 loài virus,….

Ngoài ra, cây neem còn là nguồn nguyên liệu chính của các chế phẩm phục vụ ngành công nghiệp gia dụng như kem đánh răng, thuốc khử trùng, mỹ phẩm, thuốc trị gàu, xà phòng,…

Azadiractin có hoạt tính mạnh, vị độc tiếp xúc khi côn trùng đụng phải. Hơi của hoạt chất có tác dụng gây chán ăn, ngăn chặn quá trình sinh sản và lột xác, ức chế sinh trưởng của nhiều loài côn trùng.

– Đối với tuyến trùng, Azadiractin giúp kiểm soát hoạt động của tuyến trùng bằng cơ chế sau:

+ Ngăn sự nở của trứng

+ Con non khi tiếp xúc dẫn đến chán ăn, ức chế sinh trưởng.

+ Con trưởng thành, mất khả năng giao phối và ức chế khả năng đẻ trứng.

Độ độc đối với người được ghi nhận là rất thấp LC50= 5000 mg/kg trọng lượng đối với động vật có vú, vô hại với thiên địch và côn trùng thụ phấn.

Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem

Lúa: Hỗn hợp bánh neem-ure với tỉ lệ 2:10, khi sử dụng ở mức 120 kg/ha có tác dụng giảm bệnh vàng lùn, vàng xoắn lá, đạo ôn,… Nếu sử dụng hỗn hợp dầu hạt cải-dầu neem để phun định kỳ trong suốt vụ thì theo quan sát mật số rầy nâu, sâu đục thân, muỗi hành,… đã giảm xuống dưới ngưỡng kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả kih tế cho người sản xuất.

Chuối: đối tượng gây hại chính ở rễ, thân cây, gây thối gốc và đặc biệt khó phát hiện là loài mọt chuối và tuyến trùng.

Người sản xuất thường sử dụng thuốc rải Furdan 5G với liều lượng 40 gr/cây để phòng trừ 2 đối tượng trên. Tuy việc này không mang lại hiệu quả kinh tế khả quan do thuốc có thể bị rửa trôi và cần 1 lượng lớn để mang lại tác dụng.

Nếu so sánh với việc dùng 100 g/cây bánh neem hoặc chế phẩm hạt neem, người sản xuất có thể mang lại hiệu quả tương tự nhưng giá thành sản xuất chỉ bằng khoảng 50% đã cho thấy hiệu quả rõ ràng của chế phẩm cây neem đối với khống chế 2 đối tượng này.

Rau củ quả và cây họ đậu: Theo nghiên cứu, phun chế phẩm chiết xuất hạt neem tỉ lệ 2-3% cho 200 l/ha vào thời gian cây tăng trưởng sinh khối hay dự trữ ở củ, giúp giảm đáng kể sâu hại chính như bọ trĩ hoa, nhện đỏ, sùng củ. Hiệu quả này tương đương với việc sử dụng hoạt chất Cypermethrin với liều lượng gấp 3 lần bình thường.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Cách làm thuốc trừ sâu từ cây neem