Cách thanh toán vé máy bay Vietjet không mất phí

Ngày nay, việc di chuyển bằng máy bay trở nên phổ biến. Nhiều hãng hàng không ra đời nhằm phục vụ những phân khúc khách hàng khác nhau. Nếu như trong quá khứ, máy bay chỉ dành cho người có điều kiện thì nay, ai ai cũng có thể sở hữu tấm vé máy bay cho mình. Có điều đó diễn ra là vì ngày nay nhiều hãng hàng không giá rẻ ra đời phục vụ cho phân khách hàng tầm trung và thấp. Trong đó có hãng máy bay Việt Nam, Vietjet Air. Nhưng khi mua chiếc máy bay giá rẻ, bạn có bao giờ thắc mắc giá vé được tính như thế nào chưa? Vậy hãy cùng tìm hiểu phí tiện ích của Vietjet Air là gì qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu về hãng hàng không Vietjet Air

Vietjet Air-Hãng hàng không giá rẻ thế hệ mới

Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào tháng 11 năm 2007. Vietjet Air là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế [IATA] với chứng nhận an toàn khai thác [IOSA]. Đến nay, trải qua 13 năm hoạt động, hãng này trở thành một thương hiệu hàng không giá rẻ quen thuộc khắp Việt Nam và châu Á. Vietjet Air là đơn vị tiên phong, dẫn đầu trong việc giúp hàng triệu người được tiếp cận với phương tiện di chuyển từng được xem là đắt đỏ này. Sự đóng góp ấy khiến nhiều người Việt di chuyển tiết kiệm và có cơ hội di chuyển đến nhiều nơi xa xôi hơn.

Đến thời điểm hiện tại, Vietjet Air đã phủ rộng đường bay khắp Việt Nam và hơn 30 điểm đến trong khu vực châu Á. Vietjet Air được vinh danh là “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á năm 2015” do TTG Travel Awards bình chọn và “Hãng hàng không được yêu thích nhất tại Việt Nam” do Thời báo kinh tế bình chọn.

Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air

Các hạng ghế Vietjet Air

Vietjet Air phục vụ hành khách trên 3 hạng ghế tương ứng với 3 loại vé là vé Promo, vé ECO và vé Skyboss. Cụ thể như sau:

  • Hạng vé Promo: hạng vé khuyến mãi, có giá rẻ nhất của Vietjet Air, được miễn phí 7kg hành lý xách tay.
  • Hạng vé ECO: hạng vé phổ thông tiết kiệm, có mức giá trung bình, được miễn phí 7kg hành lý xách tay.
  • Hạng Deluxe: từ tháng 9 năm 2020, Vietjet chính thức triển khai hạng vé Deluxe đi kèm nhiều tiện ích như đổi vé, đổi giờ bay, ngày bay hay tăng hạng miễn phí.
  • Hạng vé Skyboss: hạng vé thương gia của Vietjet Air, được miễn phí 7kg hành lý xách tay và 30kg hành lý ký gửi.

Phí tiện ích của Vietjet Air là gì

Đối với Vietjet Air cũng như tất cả các hãng hàng không khác ở Việt Nam và trên thế giới, giá vé cuối cùng mà hành khách phải trả được tính bằng giá vé cơ bản và các loại thuế, phí đi kèm. Vì thế mới có trường hợp săn vé 0 đồng nhưng phải trả một số tiền để có thể lên máy bay. Số tiền đó chính là thuế và phí bắt buộc phải đi kèm. Các loại thuế, phí này nhằm mục đích chi trả cho các dịch vụ kèm theo tại sân bay cũng như của hãng. Để hiểu hơn về phí tiện ích của Vietjet Air là gì, hãy cùng xem Vietjet có các loại thuế, phí tiện ích cơ bản như thế nào sau đây:

  • Thuế giá trị gia tăng của vé máy bay: 10 % giá vé
  • Phí dịch vụ soi chiếu an ninh
  • Lệ phí sân bay
  • Phí quản trị hệ thống
  • Phí thanh toán [bằng thẻ thanh toán nội địa hoặc thẻ thanh toán quốc tế]
  • Phụ thu dịch vụ tiện ích

Phí và lệ phí Vietjet Air

Cách tính phí tiện ích của Vietjet Air

Cách tính phí tiện ích của Vietjet Air được tính dựa trên những khoản cơ bản đã được liệt kê ở trên. Cụ thể, cách tính thuế phí vé máy bay Vietjet Air như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng của vé máy bay: 10% giá net.
  • Lệ phí sân bay: từ 40.000vnđ đến 100.000vnđ tùy vào điểm đi
  • Phí quản trị hệ thống VietJet Air: khoảng 310.000vnđ nếu là quốc nội và quốc tế thì tùy theo điểm dừng của hành khách
  • Phí soi chiếu an ninh: 10.000vnđ đối với trẻ em và 20.000vnđ với người lớn
  • Phí thanh toán: 55.000vnđ. Có thể thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế hoặc thẻ nội địa.
  • Phí phụ thu dịch vụ tiện ích: 50.000vnđ

Gía vé máy bay Vietjet Air cuối cùng bạn phải chi trả sẽ được tính bằng tổng của giá vé máy bay cơ bản và tất cả các loại thuế, phí nêu trên. Tùy vào mỗi sân bay mà lệ phí sân bay và phí soi chiếu an ninh sẽ khác nhau nhưng sự chênh lệch là không đáng kể.

Vậy qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu phí tiện ích của Vietjet Air là gì rồi phải không nào? Nếu chuẩn bị di chuyển bằng máy bay và mua vé máy bay, bạn không còn băn khoăn về tổng giá vé được tính như thế nào nữa. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về mức chi phí và lên phương án di chuyển tiết kiệm nhất có thể, đặc biệt trong mùa tết này. Và để săn được vé máy bay rẻ nhất, hãy liên hệ đại lý Vietjet Air hoặc tổng đài Viejet Air để mau chóng sở hữu tấm vé giá hạt dẻ. Chúc bạn có chuyến bay thật vui vẻ và tiện lợi, đừng quên tuân thủ quy định hành lý Viejet Air để có chuyến bay an toàn nhé!

Chào cả nhà, như Hiếu đã bật mí ở bài VietJetAir tung 2.500 vé máy bay Đà Nẵng – Cần Thơ giá 99.000 đồng, trong tháng 7 HDBank sẽ triển khai thanh toán vé VietJetAir qua Internet Banking. Và dịch vụ đã được triển khai ngay từ đầu tháng 7, tuy nhiên do dạo này hơi bận và lười nên giờ Hiếu mới viết bài báo tin bà con được.

Việc thanh toán qua vé VietJetAir qua Internet Banking của HDBank có những lợi ích sau:

Vì những lý do rất đáng “đồng tiền bát gạo” như trên, Hiếu nghĩ các bạn hay săn vé VietJetAir nên có thêm 1 tài khoản thanh toán Internet Banking của HDBank để xua tan nỗi lo về việc thanh toán lỗi. Phí để duy trì dịch vụ chỉ từ 0 đồng 😀 Hiếu sẽ có hướng dẫn chi tiết ở cuối bài, bây giờ là phần hướng dẫn thanh toán trước nhé.

Hướng dẫn thanh toán vé máy bay

Các bạn truy cập vào hdbank.com.vn tích chọn vào ô Cá nhân trong phần Ngân hàng trực tuyến ở góc phải của trang hoặc đơn giản hơn là click vào Link siêu tốc truy cập vào HDBank

Sau khi đăng nhập bằng tài khoản Internet Banking, bạn sẽ tới giao diện chính của Ngân hàng trực tuyến HDBank.  HDBank có rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, các bạn có thể tự tìm hiểu qua link Hướng dẫn sử dụng, trong bài này Hiếu chỉ đề cập tới tính năng thanh toán vé máy bay thôi nhé.

Bước 1: Rê chuột vào dòng Dịch vụ thanh toán chọn Thanh toán vé máy bay.

  • Chuyến bay: Chuyến bay nội địa hoặc Chuyến bay quốc tế. [Mặc định đã chọn Chuyến bay nội địa]
  • Nhà cung cấp dịch vụ: bạn chọn hãng bay bạn cần thanh toán.
  • Mã đặt chỗ: Bạn gõ Mã đặt chỗ của hãng bay tương ứng vào nhé
  • Ghi chú: Ghi chú tuỳ ý để ghi nhớ khi cần tra cứu lại thôi [Không dấu] ví dụ bạn thanh toán vé cho người yêu thì ghi chú là TT VE EM YEU – TINH PHI

Bước 2: Kiểm tra lại thông tin vé bao gồm cả tên hành khách, ngày giờ bay, chuyến bay, SĐT, email liên hệ,…

Ở bước này có thể gặp lỗi không truy cập được Mã đặt chỗ vì 1 số lý do, Hiếu liệt kê sơ sơ ra như sau:

  • Mã đặt chỗ không tồn tại: Vé của bạn đã hết hạn hoặc bạn gõ sai Mã đặt chỗ
  • Không đủ số dư để thanh toán: Bạn luôn phải giữ 50.000 VNĐ trong tài khoản, vì vậy nếu tài khoản còn 1749k thì bạn chỉ được sử dụng 1699k thôi, nếu số tiền thanh toán không đủ dù chỉ 1k thì hệ thống cũng không cho thanh toán đâu. Cố gắng gửi tiền dư dư 1 chút nha 😀
  • Không tìm thấy không tin đặt chỗ: Có thể hệ thống đang quá tải, bạn thử tìm lại vài lần trước khi chuyển sang cách khác nhé.

Trong khi bạn kiểm tra thông tin vé thì Mật khẩu giao dịch [mã OTP] đã được gửi ngay về tài khoản của bạn rồi. Vì OTP của HDBank khá nhanh, ngang ngửa Vietcombank. Đôi lúc không nhận được OTP thì bạn chờ vài phút nhé, hiệu lực của mã OTP HDBank là 10 phút cơ.

Nhập Mật khẩu giao dịch và nhấn Duyệt

Bước 3: Hệ thống sẽ ngay lập tức thực hiện yêu cầu của bạn. Nếu thanh toán thành công thì sẽ có thông báo như hình dưới, bạn không cần in làm gì vì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể kiểm tra lại lịch sử giao dịch nhé.

Với các hãng bay khác bạn thực hiện tương tự. Danh sách các hãng bay có thể thanh toán qua Internet Banking HDBank bạn xem ở đây nhé

Thủ tục đăng ký HDBank

Bạn chỉ cần mang CMND hoặc hộ chiếu ra Phòng giao dịch của HDBank để làm thủ tục đăng ký. Danh sách phòng giao dịch trên toàn quốc của HDBank bạn vào Trang chủ chọn phần Mạng lưới ở góc trên bên phải

Nếu nhu cầu chỉ là thanh toán vé máy bay, giao dịch trực tuyến thì bạn chỉ cần yêu cầu nhân viên giao dịch làm cho bạn Tài khoản thanh toán có đăng ký Internet Banking nhưng không đăng ký dịch vụ SMS báo số dư. Bạn sẽ chỉ mất 50.000 VNĐ để tạo số dư tối thiểu, hàng tháng không mất thêm tiền phí nào cả.

  • Đăng ký thêm dịch vụ SMS báo số dư: Phí dịch vụ là 8.800 VNĐ/tháng

Dù không đăng ký dịch vụ SMS báo số dư nhưng bạn vẫn nhận được tin nhắn OTP khi giao dịch nhé. Chỉ là thanh toán xong thì sẽ không có tin nhắn báo trừ tiền thôi.

Với tài khoản thanh toán bạn chỉ có thể nạp tiền vào bằng cách ra quầy giao dịch hoặc chuyển khoản từ tài khoản HDBank khác.

Nếu bạn muốn nhận tiền từ tài khoản khác ngân hàng, nhận tiền qua số thẻ, chuyển tiền qua cây ATM thì bạn cần làm thêm Thẻ ghi nợ nội địa. Phí là 5.500 VNĐ/tháng. Bạn có thể làm thẻ lấy ngay trong vòng 5 phút ở một số Phòng giao dịch lớn còn các phòng giao dịch nhỏ thì sẽ lấy thẻ trong vòng 1-2 tuần.

Anh Trần Hiếu bổ sung: Khi mở tài khoản thanh toánInternet Banking bạn nói nhân viên là chỉ sử dụng OTP khi giao dịch thôi nhé còn OTP đăng nhập thì không cần. Nếu có thêm cả OTP đăng nhập vào là mỗi khi đăng nhập bạn lại phải nhập OTP sẽ mất thời gian.
Mở thẻ ATM của HDBank rất có lợi là bạn có thể chuyển tiền từ ngân hàng khác sang tài khoản HDBank thông qua số thẻ với thời gian rất nhanh gần như ngay lập tức [phí chuyển tiền liên ngân hàng – tùy bank khoảng 11-22k]

Tuy nhiên, Tài khoản thanh toán qua Internet Banking thì bạn sẽ được cấp ngay trong ngày đăng ký. Nhanh thì 1-2 tiếng và chậm nhất là 24h.  Tài khoản mới sẽ gửi qua email của bạn và có thể ngay lập tức sử dụng để thanh toán, chuyển và nhận tiền trực tuyến.

Video liên quan

Chủ Đề