Cach thu nho man hinh google sheet

Bạn có thể thay đổi cách bạn xem tài liệu hoặc bảng tính, chẳng hạn như phóng to văn bản hoặc ẩn thanh công cụ ở phía trên cùng.

Để phóng to một trang trình bày, bạn có thể sử dụng các phím tắt.

Phóng to hoặc thu nhỏ

  1. Trên máy tính, hãy mở một tài liệu trong Google Tài liệu hoặc một bảng tính trong Google Trang tính.
  2. Trong thanh công cụ, hãy nhấp vào 100%.
    • Chọn độ lớn cho văn bản theo ý muốn hoặc nhập một số từ 50 đến 200.
    • Trong Google Tài liệu, để làm cho tài liệu rộng bằng cửa sổ trình duyệt, hãy nhấp vào Vừa.

Thay đổi chế độ xem của bạn

  1. Trên máy tính, hãy mở một tài liệu, bảng tính hoặc bản trình bày.
  2. Trên thanh công cụ, hãy nhấp vào Xem rồi nhấp vào một lựa chọn.
    • Toàn màn hình: Ẩn trình đơn và thanh công cụ. Để thoát chế độ toàn màn hình, trên bàn phím, hãy nhấn Esc hoặc Escape. Nếu bạn đang sử dụng màn hình cảm ứng, hãy chạm và giữ để mở trình đơn theo bối cảnh 
      Cach thu nho man hinh google sheet
       Thoát chế độ toàn màn hình.  
    • Hiện bố cục in: Lựa chọn này chỉ có trong Google Tài liệu ở định dạng phân trang. Xem các đầu trang, chân trang và lề giữa các trang nếu như bạn muốn in tài liệu.

Lưu ý: Google Tài liệu, Trang tính và Trang trình bày ghi nhớ chế độ xem gần đây nhất của bạn. Khi bạn thay đổi chế độ xem, chế độ xem này không thay đổi đối với bất kỳ ai khác đang xem tệp.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

1. Hướng dẫn cách phóng to và thu nhỏ trong Google Sheets

1.1. Sử dụng tính năng Zoom tích hợp sẵn

Đây là một chức năng Google Sheets tích hợp sẵn, cho phép bạn phóng to và thu nhỏ cửa sổ làm việc khi cần. Dưới đây là các bước để thực hiện thao tác Zoom-In và Zoom-Out trong Google Sheets

Bước 1: Truy cập vào tùy chọn Zoom trên thanh công cụ (như hình dưới đây). Một menu xổ xuống sẽ cung cấp các tùy chọn thu phóng khác nhau.

Cach thu nho man hinh google sheet
 

Bước 2: Chọn tỷ lệ Zoom bạn muốn sử dụng, có thể chọn các giá trị hiện có hoặc nhập một giá trị tùy chỉnh. Bất cứ tỷ lệ nào ít hơn 100% sẽ làm cho các nội dung hiển thị nhỏ hơn và lớn hơn sẽ làm cho nội dung hiển thị lớn hơn.

Cach thu nho man hinh google sheet

Ngoài ra, bạn cũng có được các tùy chọn tương tự khi truy cập vào menu View > Zoom.

Cach thu nho man hinh google sheet

Mặc dù cách sử dụng tính năng Zoom mặc định của Google Sheets là khá đơn giản, nhưng vẫn có hai nhược điểm của tính năng này mà người dùng cần lưu ý. 

Khi bạn thu phóng một bảng tính, nó cũng áp dụng cùng mức thu phóng cho tất cả các bảng tính khác của tài liệu.
Không có phím tắt để thay đổi tỷ lệ zoom. Vì vậy, mỗi khi cần tăng hoặc giảm thu phóng thì cần phải thực hiện lại các bước trên.

1.2. Sử dụng Shorctu để phóng to và thu nhỏ trong Google Sheets

Một cách khác để phóng to và thu nhỏ trong Google Sheets khi cần đó là thay đổi tỷ lệ zoom của toàn bộ trình duyệt. Mặc dù cách này không lý tưởng trong nhiều trường hợp, nhưng nó có nhiều phím tắt khác nhau mà bạn có thể sử dụng.

Nếu đang sử dụng máy tính chạy Windows, bạn có thể sử dụng các phím tắt dưới đây:

  • Để phóng to, chỉ cần bấm tổ hợp phím Control + bấm phím Cộng
  • Để thu nhỏ, bấm tổ hợp phím Control + bấm phím Trừ
  • Để khôi phục thu phóng trở lại 100% thì bấm phím Ctrl + bấm phím 0 

Nếu đang sử dụng máy Mac, hãy sử dụng phím Command thay vì phím điều khiển.

Ngoài ra cách trên thì bạn cũng có thể thay đổi mức thu phóng bằng cách thay đổi giá trị thủ công trong trình duyệt. Dưới đây là các bước để thay đổi mức thu phóng trên Google Sheets trong trình duyệt Chrome:

Bước 1: Bấm vào biểu tượng Customize and Control trong trình duyệt Google Chrome (nằm ở phần trên cùng bên phải của trình duyệt).

Cach thu nho man hinh google sheet

Bước 2: Trong các tùy chọn mở ra, thay đổi mức thu phóng bằng cách bấm vào nút dấu Cộng hoặc dấu Trừ tại mục Zoom.
Bạn cũng có thể tìm thấy một tùy chọn tương tự để thu phóng trên FireFox và tất cả các trình duyệt phổ biến khác.

Cach thu nho man hinh google sheet

Hạn chế của phương pháp này là khi phóng to và thu nhỏ bảng tính, nó cũng sẽ thay đổi với toàn bộ trình duyệt. Điều này không chỉ thay đổi mức thu phóng của các ô trong khu vực trang tính mà còn cả menu và thanh công cụ trong Google Sheet. Thậm chí nó còn thay đổi cả mức độ phóng to của tất cả các cửa sổ khác mà bạn đã mở trong trình duyệt đó.

2. Cách tạo mục lục trong Google Sheets

2.1. Tạo mục lục cho tất cả các trang tính trong Google Sheets

Việc điều hướng qua lại giữa các trang của bảng tính Google Sheets thường xuyên có thể làm bạn mất nhiều thời gian. Nếu phải làm điều đó thường xuyên, cách tốt nhất là tạo một bảng nội dung của tất cả (hoặc cụ thể) sẽ giúp bạn di chuyển nhanh đến trang tính đó ngay lập tức.

Dưới đây là ví dụ cụ thể từng bước để tạo bảng nội dung trang tính trong Google Sheets:

Bước 1: Kích chuột phải vào ô mà bạn muốn tạo liên kết đến một trang tính

Bước 2: Chọn tùy chọn Insert link (hoặc sử dụng phím tắt Control + K)

Bước 3: Trong hộp mở ra, kích vào tùy chọn Sheets in this spreadsheet. Bạn sẽ thấy một danh sách các trang hiện có trong tài liệu

Bước 4: Kích vào trang tính mà bạn muốn tạo siêu liên kết đến ô

Bước 5: Bấm nút Apply để áp dụng

Thực hiện điều tương tự cho tất cả các trang tính mà bạn muốn đưa vào mục lục.

Khi đã hoàn thành, bạn có thể truy cập ngay vào bất kỳ trang tính nào (là một phần của mục lục) bằng cách kích vào liên kết xuất hiện ở đầu trang.

Nếu bạn muốn xóa liên kết này, kích chuột phải vào ô và sau đó chọn tùy chọn Unlink.

2.2. Tạo mục lục cho một phạm vi cụ thể trong Google Sheets

Bạn cũng có thể tạo một bảng nội dung của các ô hoặc phạm vi cụ thể trong Google Sheets. Các ô này có thể nằm trên cùng một trang hoặc trong các trang khác.

Ví dụ: Trong bảng dữ liệu dưới đây, bạn có thể liên kết giá trị bán hàng trong cột B với dữ liệu trong mỗi tờ.

Cach thu nho man hinh google sheet

Bằng cách này, khi bạn kích chuột vào ô trong cột bán hàng nó sẽ liên kết và chuyển đến trang tính và chọn tập dữ liệu tạo nên giá trị bán hàng trong mục lục.

Cach thu nho man hinh google sheet

Dưới đây là các bước để tạo một liên kết đến một ô hoặc một phạm vi trong Google Sheets:

Bước 1: Kích chuột phải vào ô mà bạn muốn chèn liên kết đến dữ liệu.

Bước 2: Chọn tùy chọn Insert link (hoặc sử dụng phím tắt Control + K)

Bước 3: Trong hộp mở ra, nhấp vào tùy chọn Select a range of cells to link, hộp thoại Select a data range sẽ được mở ra.

Cach thu nho man hinh google sheet

Bước 4: Điều hướng đến trang tính có các ô mà bạn muốn liên kết đến. Sau đó chọn ô (hoặc phạm vi ô). Bạn sẽ hấy rằng tham chiếu ô/phạm vi cũng được chỉ định trong hộp thoại.

Cach thu nho man hinh google sheet

Bước 5: Bấm nút OK.

Bước 6: Bấm nút Apply

Các bước trên sẽ tạo một liên kết trong ô và khi bạn nhấp vào ô đó rồi kích vào liên kết hiển thị, bạn sẽ được chuyển đến phạm vi đã tạo siêu liên kết trước đó.

Lưu ý: Bạn chỉ có thể tạo một liên kết đến một phạm vi ô liền kề. Đồng thời khithêm một liên kết với các bước trên nó sẽ thay đổi nội dung ô và thêm công thức HYPERLINK.

Nếu bạn muốn xóa liên kết này, kích chuột phải vào ô và sau đó chọn tùy chọn Unlink.

Trên đây là cách bạn có thể tạo mục lục trong Google Sheets, giúp nhanh chóng chuyển đến trang tính hoặc ô/phạm vi được chỉ định ngay lập tức.

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình nhé, trong quá trình sử dụng nếu có vấn đề gì thắc mắc hãy để lại comment ở phía dưới. Chúc các bạn thực hiện thao tác thành công!