Cách vượt qua nỗi buồn trong cuộc sống

Cuộc sống là một chuỗi những khó khăn, thử thách yêu cầu mỗi chúng ta cần phải nỗ lực và thay đổi bản thân không ngừng để có thể thích nghi với từng hoàn cảnh, từng trường hợp. Chính vì vậy, sự thay đổi bản thân có ý nghĩa vô cùng lớn và là một trong những yếu tố để làm nên thành công. Thay đổi bản thân có nghĩa là chúng ta thay đổi về quan niệm, tư tưởng, tư duy, phong cách học tập và làm việc,… sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Cuộc sống là sự trôi đi của thời gian, chính vì vậy, cuộc sống luôn thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ từng phút. Do đó ta cần phải thay đổi bản thân mình để có được những phương pháp mới, cách làm việc mới hiện đại và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu của công việc, của xã hội. Ví dụ như trong mỗi kì thi, chúng ta cần phải chú ý nhiều đến những thay đổi trong quy chế thi, cách thức ra đề để có thể thay đổi hướng học tập, ôn thi phù hợp với cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục.

Tuy nhiên, sự thay đổi bản thân chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta hiểu rõ được công việc và chính năng lực của mình, thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với khả năng cá nhân. Nếu chúng ta thay đổi không có kế hoạch, không nắm bắt được vấn đề cốt lõi thì sự thay đổi đó không chỉ gây mất thời gian, công sức mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Như vậy, để có thể thay đổi bản thân theo hướng tích cực, tiến bộ thì chúng ta cần cởi mở và liên tục nắm bắt tình hình công việc, lựa chọn thời điểm thích hợp để thay đổi sao cho phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện của xã hội.

Thay đổi bản thân.

Thay đổi bản thân

Đối mặt với đau buồn là điều cần phải làm để vượt qua nó, hạn chế các nguy bệnh tật do kìm nén lâu ngày như trầm cảm, lo âu và các bệnh mãn tính. Cách vượt qua đau buồn tốt nhất là mở lòng tâm sự với người thân, bạn bè, kết hợp chăm sóc bản thân và tham gia các hoạt động thể chất.

Đau buồn là cảm giác xảy ra sau khi có sự biến động lớn trong cuộc sống, chủ yếu đến từ các yếu tố sau:

  • Mất đi người thân
  • Sau ly hôn, thay đổi các mối quan hệ quan trọng
  • Sau phát hiện một tình trạng bệnh tật nghiêm trọng
  • Mất việc làm, thay đổi tài chính
  • Sau nghỉ hưu hoặc di chuyển đến nơi sống mới

Cảm giác mất mát sẽ qua đi một cách nhẹ nhàng hơn khi bạn biết cách, một số gợi ý sau có thể giúp bạn vượt qua đau buồn mà không gặp phải các vấn đề sức khỏe không đáng có:

  • Tâm sự cùng bạn bè và người thân: Khi gặp khó khăn, bạn bè thân thiết và người thân là nơi duy nhất bạn có thể dựa dẫm. Đừng ngần ngại chia sẻ những rắc rối đang gặp phải, có thể họ sẽ trở thành nguồn động viên tuyệt vời cho bạn để vượt qua khó khăn đó.
  • Đối diện với nỗi đau: Cảm giác mất mát, đau lòng nếu không được chữa lành có thể gây trầm cảm, lo âu, lạm dụng thuốc và các vấn đề sức khỏe khác. Thành thật với cảm xúc của bản thân, hãy cứ khóc, cứ yếu đuối, vì đó là phản ứng bình thường của cơ thể trước nỗi đau, né tránh có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
  • Thể hiện sự trân trọng bằng hành động: Bạn có thể viết thư gửi người đã khuất, hoặc những điều giấu kín vào cuốn nhật ký, lưu giữ hình ảnh hoặc đóng khung cho những tấm hình chụp chung giữa bạn và người đã khuất.
  • Chăm sóc bản thân: Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, hoạt động thể chất và dành thời gian gặp gỡ bạn bè là những cách tốt để chăm sóc bản thân. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn vượt qua nỗi buồn tốt hơn. Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích vì chúng không giúp giảm nỗi buồn mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tâm sự cùng bạn bè và người thân để vượt qua, đối mặt với đau buồn

Cảm giác mất mát, đau lòng thường sẽ cải thiện sau 6 - 8 tuần, toàn bộ quá trình có thể kéo dài từ 6 tháng đến 4 năm. Bạn có thể cảm nhận được qua các biểu hiện nhỏ như dễ dàng thức dậy vào buổi sáng, suy nghĩ và hành động tích cực hơn. Ban đầu, những cảm xúc tích cực và tiêu cực có thể đan xen, hôm nay thất tốt hơn, nhưng ngày mai lại thấy tệ đi là điều bình thường.

Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu học được cách sắp xếp lại cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu tìm các mối quan hệ mới và hòa đồng trở lại với những người xung quanh. Cảm giác đau buồn quay trở lại vào những ngày kỷ niệm, ngày sinh nhật, và những dịp đặc biệt khác là điều bình thường.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Những khoảnh khắc giữ thăng bằng cho cuộc sống - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cuộc sống luôn có những lúc vui, những lúc buồn. Mình hiểu quy luật của cuộc sống sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Lúc buồn nhất đôi khi chỉ là để giúp mình cảm nhận những niềm vui, hạnh phúc sau này đến một cách trọn vẹn hơn. Nếu hiểu được như vậy sẽ đón nhận nỗi buồn một cách dễ dàng với niềm hi vọng sau nỗi buồn là những niềm vui đang chờ đến!

Chị V.T.L.B.

Ác mộng

Nhiều người cho rằng đàn ông khi buồn thường có nhiều cách để "giải tỏa nỗi buồn" như tụ tập, rủ nhau đi nhậu. Còn phụ nữ khi buồn không biết làm gì, đặc biệt với những người phụ nữ vốn đã gắn thêm nhiều trách nhiệm với gia đình, với con cái.

Chị T.N. [32 tuổi] kể rằng khi chồng chị đột ngột ra đi, chị đã sống một thời gian dài trong cơn ác mộng. Nỗi mất mát này đau thấu đến tận tâm can. Chị đã từng trùm chăn khóc trong rất nhiều ngày, đã từng nhiều lần đứng dưới mưa gào lên những đau khổ trong lòng với hi vọng mưa giúp chị cuốn đi những khổ đau tột cùng này. 

Rồi một ngày chị nhận ra hai con chị cũng buồn, chị sẽ mất tất cả nếu vẫn thế... Chị chợt hiểu ra chị phải cứng rắn, nghị lực hơn để làm chỗ dựa cho con.

Chị N. tự cứu mình bằng cách khi cảm thấy cô đơn nhất, buồn nhất, chị chủ động gọi điện cho những người bạn thân có suy nghĩ tích cực, kể cả khi tối muộn 22h. Những người bạn này hiểu chị, muốn giúp chị nên luôn nhiệt tình chia sẻ cùng chị mọi nỗi niềm và hướng chị đến những ngày mới tươi sáng hơn. 

Thời gian đúng là liều thuốc xoa dịu cho mọi nỗi đau. Dần dần chị cũng thoát ra được nỗi đau rất lớn mà lúc đầu chị tưởng không bao giờ có thể vượt qua được. Ngoài những lúc chia sẻ với bạn bè, chị bắt đầu tập thiền để vơi dần đi nỗi đau của thực tại.

Còn chị T.H. [41 tuổi] vừa chia tay chồng. Dù chia tay là điều chị chủ động đề nghị nhưng khi cầm quyết định ly hôn của tòa chị vẫn cảm thấy có một nỗi buồn rất lớn. Có nhiều lúc chị rơi vào tâm trạng suy nghĩ miên man và muốn khóc. Nước mắt cứ tự trào ra không theo ý muốn của chị. 

Sau ly hôn, cuộc sống của chị có nhiều thay đổi, chị phải tự lo liệu cho cuộc sống của chị, của hai con. Cuộc sống vốn đầy lo lắng và căng thẳng, những nỗi buồn vẫn luôn kề bên. Đôi lúc chị nghĩ mình sẽ rơi vào trầm cảm nếu không thoát ra được nỗi buồn này.

Chị H. chia sẻ, sống trong cuộc đời này không ai mà không từng gặp nỗi buồn.

Có 1.001 nguyên nhân gây ra nỗi buồn. Có nỗi buồn lớn, có nỗi buồn nhỏ và cách chịu đựng của mỗi người trước nỗi buồn cũng khác nhau. Có người vượt qua được, có người khó khăn lắm mới vượt qua, có người mãi đắm chìm trong nỗi buồn. 

Khi gặp một chuyện buồn, mỗi người có cách giải quyết nỗi buồn này khác nhau. Có người vượt qua được nhanh, có người sau một thời gian dài mới có thể thoát ra được.

Chị H. kể, sau khi ly hôn chị quyết định sẽ tham gia một cuộc họp lớp ở quê chị để gặp lại những bạn học cũ, để khuây khỏa, quên đi nỗi buồn mà chị vừa trải qua và quan trọng là giúp chị nhớ về những ngày trẻ chị đã sống vui vẻ, từng mơ ước cuộc sống sau này như thế nào. 

Sau cuộc gặp mặt các bạn cũ, lúc nào buồn chị lại gọi điện và nhắn tin để chia sẻ với một vài người bạn thân. Lúc ít buồn hơn, chị tự tìm những niềm vui cho mình như đi tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc...

Trong cuộc sống, có những nỗi buồn đau thấu tâm can khi mất đi người thân, có những nỗi buồn thật đau khổ như khi chồng ngoại tình, có những nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày như giận chồng, giận người yêu, con học hành chưa tốt, chưa ngoan, buồn vì công việc không như ý...

Nhiều cách "thoát" buồn

Khi đặt ra câu hỏi "Lúc buồn bạn sẽ làm gì?" với nhiều phụ nữ sẽ nhận được vô vàn những câu trả lời khác nhau như đi shopping, đọc sách, đi ăn, đi cà phê cùng bạn bè, thậm chí đi tắm, đi ngủ, trang điểm, mặc thật đẹp đi chơi. Có người tìm đến phim ảnh, nghe nhạc, thiền, tập thể dục thể thao, tìm người tâm sự... Có chị chỉ cần hát hết một bài là thấy ổn. 

Mỗi người có cách vượt qua nỗi buồn khác nhau nhưng chung quy lại vẫn phải bắt đầu từ suy nghĩ buồn không giải quyết được việc gì, chỉ làm cho mọi khó khăn trong cuộc sống thêm chìm đắm, phải tìm cách vượt qua. Còn cách vượt qua như thế nào là tùy thuộc vào nỗi buồn của người đó và cách họ muốn chọn để vượt qua.

Hiện có nhiều phụ nữ lớn tuổi, thành đạt, ly hôn. Sau khi con cái đã lớn, họ mua, thuê nhà để ở gần khu với nhau. Hằng ngày họ đi tập thể dục, đi uống cà phê, nói chuyện về những vấn đề họ quan tâm... Từ những con người có nỗi buồn, cô đơn giống nhau, họ đã tìm đến nhau, sẻ chia và thấy cuộc sống này thật tươi vui khi có những người đồng hành hiểu mình.

Chị B. [45 tuổi] có một gia đình hạnh phúc, công việc ổn định, hai con trai đều học rất giỏi, nhưng chị nói đã là cuộc sống thì không ai không gặp những chuyện buồn. Chị ít khi hát lắm, nhưng mỗi khi buồn chị lại rất thích hát. Khi chị tập trung mọi suy nghĩ vào bài hát để hát, để nhớ câu từ là lúc chị không còn nhớ đến nỗi buồn trước đó.

Lời bài hát mà chị thường hát trong lúc buồn là: "Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng. Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng. Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng. Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh…".

Muốn thành công, phải chiến thắng nỗi buồn

THÙY DƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề