Cách xem cau

Kiểm tra cấu hình laptop, máy tính là việc làm cần thiết khi bạn muốn biết chính xác các phần cứng được trang bị trên máy.

Để kiểm tra thông tin cấu hình máy tính Windows bạn có thể dùng lệnh dxdiag trên cmd, xem qua Properties của PC hoặc dùng phần mềm hỗ trợ. Trong bài viết dưới đây, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn các bạn những cách kiểm tra, xem cấu hình phần cứng trên máy tính nhanh chóng, đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin máy tính cần thiết, có thể thực hiện được cả trên Windows 10, 8/8.1, Windows 7, XP.

Xem nhanh 8 cách kiểm tra cấu hình laptop, PC

Bạn có thể nhấp vào từng mục để di chuyển nhanh đến cách kiểm tra cấu hình máy tính bạn quan tâm nhất. Nào cùng đi vào chi tiết nhé

1. Kiểm tra cấu hình máy tính với Properties

Bạn nhấp chuột phải vào This PC [Windows 10], My Computer [Windows 7] trên desktop. Nếu không thấy tùy chọn này trên màn hình, bạn nhấn Windows + E, tìm This PC hoặc My Computer, rồi nhấp chuột phải chọn Properties:

Hệ thống sẽ trả về thông tin cấu hình máy tính cơ bản gồm hệ điều hành, RAM, CPU, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái như dưới đây:

Thông tin cấu hình máy tính cơ bản

Trong System type bạn sẽ biết máy tính đang được cài Windows 32-bit hay Windows 64-bit.

2. Cách xem cấu hình máy tính bằng dxdiag

Lệnh dxdiag là một tiện ích khá "lớn tuổi" trên Windows và mang đến rất nhiều thông tin hữu ích về cấu hình máy tính.

Để kiểm tra cấu hình máy tính bằng dxdiag bạn làm như sau:

  • Bước 1: Nhấn phím Windows + R để mở cửa sổ Run.

  • Bước 2: Nhập dxdiag rồi nhấn Enter:
Dùng lệnh dxdiag để kiểm tra cấu hình máy tính
  • Bước 3: Đọc cấu hình máy tính.

Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool xuất hiện, hiển thị tương đối chi tiết thông tin cấu hình máy tính:

Trong tab System bạn sẽ thấy những thông tin cơ bản như sau:

  • Computer Name: Tên máy tính
  • Operating System: Tên hệ điều hành đang chạy trên máy.
  • System Manufacturer: Tên nhà sản xuất máy tính
  • System Model: Model máy.
  • BIOS: Phiên bản BIOS
  • Processor: Tên CPU
  • Memory: Dung lượng bộ nhớ RAM
  • Page file: Dung lượng Page file.
  • DirectX Version: Phiên bản DirectX

Trong tab Display bạn sẽ thấy những thông số màn hình như tên, nhà sản xuất, độ phân giải, driver màn hình; những thông số về âm thanh nằm trong tab Sound và tab Input là thông tin về chuột, bàn phím.

3. Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32

Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn phím Windows + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy.

Cửa sổ System Information hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM... Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.

4. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng Settings

Phương pháp này sẽ hiển thị cho bạn các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống như phiên bản Windows, bộ nhớ hoặc bộ xử lý. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

Bước 1: Nhấp vào Start > Settings > System.

Bước 2: Cuộn xuống trên menu bên trái và chọn About.

Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng Settings

Trong phần Device specification, bạn sẽ tìm thấy thông tin chi tiết về bộ vi xử lý, RAM, kiến ​​trúc hệ thống, hỗ trợ bút và cảm ứng. Nếu bạn cần thông tin chi tiết về phần mềm, hãy kiểm tra thông số kỹ thuật của Windows. Bạn có thể sử dụng nút Copy được đặt dưới mỗi phần để lưu các chi tiết cho việc tham khảo hoặc kiểm tra trong tương lai.

5. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng PowerShell

Làm theo các bước sau để xem thông số kỹ thuật PC bằng PowerShell:

Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm powershell, sau đó chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập lệnh bên dưới, sau đó nhấn Enter:

Get-ComputerInfo
Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng PowerShell

6. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính với Command Prompt

Đây là lệnh Command Prompt bạn phải biết vì nó là một trong những cách nhanh nhất để kiểm tra thông số kỹ thuật máy tính. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm command prompt, sau đó chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập systeminfo và nhấn Enter.

Kiểm tra thông số phần cứng máy tính với Command Prompt

Command Prompt sẽ hiển thị thông tin về phần mềm và phần cứng máy tính của bạn, chẳng hạn như Windows 10 và thông tin cập nhật, RAM, chi tiết mạng, v.v...

7. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng Control Panel

Mặc dù mọi người thường sử dụng Control Panel để thay đổi cài đặt hệ thống hoặc kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để xem thông số kỹ thuật máy tính một cách nhanh chóng. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm “control panel” và chọn kết quả phù hợp nhất.

Bước 2: Nhấp vào menu View by và chọn Large icons hoặc Small Icons.

Bước 3: Nhấp vào System. Thao tác này sẽ mở ra một cửa sổ mới hiển thị thông tin về thiết bị và thông số kỹ thuật Windows 10 của bạn.

Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng Control Panel

8. Kiểm tra cấu hình máy tính, laptop bằng CPU-Z

  • Tải phần mềm CPU-Z

Chúng ta có thể cài đặt phần mềm CPU-Z trên máy tính để kiểm tra thông số, thông tin phần cứng. Chương trình sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết về toàn bộ cấu hình của máy.

Sau khi cài đặt chương trình CPU-Z, bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z xuất hiện với các thông số của máy tính gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About. Mỗi một tab sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.

4.1. Tab CPU:

Tab này cho cho chúng ta biết thông tin về tên CPU Intel core i3-5005U, có tốc độ 2.00GHz. Tiếp đến, bên góc phải phía dưới có thông số Cores 2 Threads 4 biểu thị CPU có 2 nhân 4 luồng xử lý.

4.2. Tab Caches:

Phần này sẽ cung cấp thông tin bộ nhớ đệm của CPU.

4.3. Tab Mainboard:

Tab này sẽ cho biết những thông tin về bo mạch chủ trên máy tính như tên hãng [Manufacturer], mẫu [Model], phiên bản BIOS [Version],...

4.4. Tab Memory:

Thông tin của RAM ở tab Memory bao gồm dung lượng RAM là 4GB, loại RAM là DDR3 và tốc độ RAM là 798.1 MHz như hình dưới đây:

4.5. Tab SPD:

Bạn sẽ biết thông số cụ thể của từng khe cắm RAM trên máy tính.

Chúng ta có thể kiểm tra số lượng khe cắm RAM trên máy tính và thông số của RAM ở từng khe cắm. Nhấn chọn vào mũi tên xuống tại Slot #1, xuất hiện danh sách gồm Slot #1 và Slot #2. Tùy vào từng máy có lượng khe cắm RAM khác nhau, mà danh sách số lượng này sẽ khác nhau.

Tiếp đến để xem thông số của từng khe cắm, bạn chọn Slot # khe cắm đó. Nếu không có thông tin nghĩa là chưa cắm RAM. Các thanh RAM không cần thiết phải cắm vào khe gần nhau.

Như trong ví dụ thì Slot # 1 được cắm RAM 4GB, còn Slot #2 không được cắm RAM.

4.6. Tab Graphics:

Tab này sẽ cung cấp thông tin chính xác về Card màn hình của máy tính. Tại giao diện chính của tab, nhấn chọn vào Display Device Selection sẽ xuất hiện danh sách Card màn hình có trên máy tính, gồm Card Onboard và Card rời.

Card Onboard đều có ở các máy tính, có tên Intel[R] HD Graphics. Còn Card rời không nhất thiết phải có trên máy tính. Như hình dưới đây, máy tôi chỉ có Card Onboad Intel[R] HD Graphics 5500 mà thôi.

Tiếp đến, khi chúng ta nhấn chọn vào Card màn hình bất kỳ sẽ xuất hiện thông tin chi tiết về Card màn hình đó. Trong hình, Intel[R] HD Graphics 5500 có dung lượng 1GB.

4.7. Tab Bench:

Kiểm tra sức khỏe của CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau.

4.8. Tab About:

Cuối cùng là thông tin về phiên bản CPU-Z mà chúng ta đang sử dụng, tác giả, trang chủ của phần mềm CPU-Z, hệ điều hành Windows đang sử dụng, DirectX.

Một số cách khác để biết thông tin cấu hình hệ thống của laptop

Phương pháp 1

Nhấp vào nút Start và sau đó nhập “system” vào trường tìm kiếm. Chọn "System Information" trong "Programs".

Phương pháp 2

Nhấp vào “System summary” và bạn sẽ thấy các chi tiết liên quan đến hệ điều hành được cài đặt trên máy tính, chi tiết về bộ xử lý, hệ thống đầu vào và đầu ra cơ bản và chi tiết RAM.

Phương pháp 3

Nhấp đúp vào "Components". Từ danh sách bạn sẽ thấy trước mặt, hãy chọn một thiết bị phần cứng. Bạn sẽ nhận được thông tin chi tiết về tên của nó, tên của nhà sản xuất, vị trí của driver và các chi tiết khác.

Phương pháp 4

Nhấp vào nút Start, nhấp chuột phải vào "Computer" và sau đó nhấp vào "Properties". Quá trình này sẽ hiển thị thông tin về loại và model laptop, hệ điều hành, thông số kỹ thuật RAM và model bộ xử lý.

Phương pháp 5

Nếu bạn muốn tìm kiếm một số chi tiết cụ thể về máy tính của mình, hãy đi tới System Information, sau đó nhập cụm từ tìm kiếm có liên quan vào trường “Find What field” rồi nhấp vào “Find”.

Trên đây là một số phương pháp giúp bạn có thể kiểm tra cấu hình của máy tính. Phần mềm CPU-Z là một trong những công cụ kiểm tra chi tiết máy tính phố biến hiện nay, và được nhiều người dùng chọn lựa sử dụng. Bạn nên coi cấu hình máy tính sau khi mua máy để đảm bảo những thông tin bạn nhận được từ người bán và cấu hình máy tính thật sự là giống nhau.

Video hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính

  • 5 tập tin và thư mục mặc định Windows không nên đụng tới

Chúc các bạn thực hiện thành công!

  • Đây là danh sách tất cả các Socket CPU
  • Giải mã các thông số kỹ thuật trên laptop
  • Cách phát hiện điểm chết trên màn hình Desktop
  • Hướng dẫn quay phim, chụp ảnh màn hình game trong Windows 10

Thứ Hai, 24/05/2021 09:20

3,8274 👨 2.894.983

0 Bình luận

Sắp xếp theo

Xóa Đăng nhập để Gửi

Bạn nên đọc

  • Hướng dẫn cách gửi yêu cầu Apple kiểm tra pin iPhone từ xa, không cần đến trung tâm bảo hành
  • Nexus 6 và Nexus 9 được tung ra vào hôm nay
  • Xem ảnh RAW Pentax từ Windows Explorer
  • Vì sao Laban Key có thể đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng tải về trên Apple Store
  • Phụ kiện giúp laptop trở nên chuyên nghiệp
  • Loa Bluetooth JBL Horizon nhỏ gọn, chất âm tốt

Bảo mật máy tính

  • Cách sử dụng Microsoft Safety Scanner để quét phần mềm độc hại
  • Cách sử dụng Command Prompt, cách dùng cmd trên Windows
  • 6 hậu quả thảm khốc mà một trang web phải gánh chịu nếu bị hack
  • Xác thực người dùng là gì? Tính năng này hoạt động như thế nào?
  • Web14: Các vấn đề an ninh trong giao thức HTTP
  • Đặt mật khẩu BIOS và UEFI bảo vệ dữ liệu trên máy tính Windows 10 của bạn an toàn
  • Web6: SQL Injection - Một số tool khai thác
  • Tấn công DNS Amplification là gì?
  • Danh sách DNS tốt, nhanh nhất của Google, VNPT, FPT, Viettel, Singapore
Xem thêm

Hệ thống

  • Windows 10
  • Windows 11
  • Windows 7
  • Ghost - Cài Win
  • Sửa lỗi máy tính
  • Giải pháp bảo mật
  • Diệt Virus - Spyware
  • Bảo mật máy tính
  • Mạng LAN - WAN
  • Cấu hình Router/Switch
  • Thủ thuật Wifi
  • Hình nền đẹp
  • Windows 8

  • Công nghệ
    • Ứng dụng
    • Hệ thống
    • Game - Trò chơi
    • iPhone
    • Android
    • Linux
    • Nền tảng Web
    • Đồng hồ thông minh
    • Chụp ảnh - Quay phim
    • macOS
    • Phần cứng
    • Thủ thuật SEO
    • Kiến thức cơ bản
    • Raspberry Pi
    • Dịch vụ ngân hàng
    • Lập trình
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ nhà mạng
    • Nhà thông minh
  • Download
    • Ứng dụng văn phòng
    • Tải game
    • Tiện ích hệ thống
    • Ảnh, đồ họa
    • Internet
    • Bảo mật, Antivirus
    • Họp, học trực tuyến
    • Video, phim, nhạc
    • Mail
    • Lưu trữ đám mây
    • Giao tiếp, liên lạc, hẹn hò
    • Hỗ trợ học tập
    • Máy ảo
  • Tiện ích
  • Khoa học
    • Khoa học vui
    • Khám phá khoa học
    • Bí ẩn - Chuyện lạ
    • Chăm sóc Sức khỏe
    • Khoa học Vũ trụ
    • Khám phá thiên nhiên
  • Điện máy
    • Tủ lạnh
    • Tivi
    • Điều hòa
    • Máy giặt
  • Cuộc sống
    • Kỹ năng
    • Món ngon mỗi ngày
    • Làm đẹp
    • Nuôi dạy con
    • Chăm sóc Nhà cửa
    • Kinh nghiệm Du lịch
    • Halloween
    • Mẹo vặt
    • Giáng sinh - Noel
    • Tết 2023
    • Quà tặng
    • Giải trí
    • Là gì?
    • Nhà đẹp
    • TOP
    • Phong thủy
  • Video
    • Công nghệ
    • Cisco Lab
    • Microsoft Lab
    • Video Khoa học
  • Ô tô, Xe máy
    • Giấy phép lái xe
  • Làng Công nghệ
    • Tấn công mạng
    • Chuyện công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Trí tuệ nhân tạo [AI]
    • Anh tài công nghệ
    • Bình luận công nghệ
    • Tổng hợp
  • Học CNTT
    • Quiz công nghệ
    • Microsoft Word 2016
    • Microsoft Word 2013
    • Microsoft Word 2007
    • Microsoft Excel 2019
    • Microsoft Excel 2016
    • Hàm Excel
    • Microsoft PowerPoint 2019
    • Microsoft PowerPoint 2016
    • Google Sheets - Trang tính
    • Photoshop CS6
    • Photoshop CS5
    • HTML
    • CSS và CSS3
    • Python
    • Học SQL
    • Lập trình C
    • Lập trình C++
    • Lập trình C#
    • Học HTTP
    • Bootstrap
    • SQL Server
    • JavaScript
    • Học PHP
    • jQuery
    • Học MongoDB
    • Unix/Linux
    • Học Git
    • NodeJS

Giới thiệu | Điều khoản | Bảo mật | Hướng dẫn | Ứng dụng | Liên hệ | Quảng cáo | Facebook | Youtube | DMCA

Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/06/2016. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam.

Bản quyền © 2003-2022 QuanTriMang.com. Giữ toàn quyền. Không được sao chép hoặc sử dụng hoặc phát hành lại bất kỳ nội dung nào thuộc QuanTriMang.com khi chưa được phép.

Chủ Đề