Căn cước có thời hạn bao lâu

Người dân đang làm thủ tục cấp CCCD gắn chip điện tử tại Công an quận 4, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Hiện nay đang tồn tại 4 loại giấy tờ căn cước cùng có hiệu lực sử dụng bao gồm CMND 9 số, CMND 12 số, căn cước công dân [CCCD] mã vạch, CCCD gắn chip [gọi chung là giấy tờ căn cước] do quá trình thay đổi về công nghệ quản lý dân cư. 

Nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin tổng quan về 4 loại giấy tờ trên, Tuổi Trẻ khái quát quá trình sử dụng, thời hạn sử dụng và giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc đổi CCCD gắn chip.

Thời hạn sử dụng của CMND/CCCD

CMND 9 số đã được sử dụng ổn định từ lâu. Theo quy định tại nghị định 05/1999/NĐ-CP và thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] về CMND, thời hạn sử dụng CMND là 15 năm.

Từ năm 2012, những thí điểm ban đầu về cấp CMND 12 số đồng thời cũng là số định danh cá nhân dựa trên nền tảng công nghệ về quản lý dân cư đã được thực hiện. Đến năm 2014 đã có một vài tỉnh thành triển khai cấp thí điểm CMND 12 số cho người dân. CMND 12 số cũng có thời hạn sử dụng tương tự CMND 9 số căn cứ quy định như trên.

Từ ngày 1-1-2016 khi luật căn cước công dân hiện hành - Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực đã quy định về việc chuyển thẻ CMND thành CCCD. Lúc này cả nước có 16 tỉnh thành [đủ cơ sở vật chất] thực hiện thí điểm cấp CCCD mã vạch. 

Đó là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ ngày 1-1-2021 đến nay, cả nước đã tiến hành cấp CCCD gắn chip. Khi chuyển sang CCCD gắn chip từ CMND 12 số và CCCD mã vạch thì số định danh [12 số] vẫn giữ nguyên, còn CMND 9 số sẽ phải đổi sang 12 số. 

Các loại giấy tờ căn cước [CMND/CCCD] còn hạn vẫn sử dụng bình thường.

* Tôi sinh năm 1983, ở TP.HCM và đang sử dụng CCCD mã vạch được cấp năm 2017. Bây giờ tôi đi đổi sang CCCD gắn chip thì 40 tuổi có phải đổi CCCD nữa không? [Dungdinh83@...].

* Tôi sinh năm 1984, hiện sinh sống ở TP.HCM. Tôi được cấp CCCD mã vạch năm 2017, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ đến 2024 là chỉ có 7 năm? Vậy khi nào tôi phải đi đổi CCCD gắn chip? [Thanhnhan@...]

- Theo quy định Luật căn cước công dân, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi [điều 21 Luật căn cước công dân 2014]. Mặt trước của thẻ CCCD gắn chip [cũng như CCCD mã vạch] có in thời hạn sử dụng căn cứ theo mốc thời gian phải đổi như trên. 

Thời hạn sử dụng sẽ căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người sử dụng thẻ đến mốc ngày, tháng, năm sinh mà người đó đủ các độ tuổi phải đổi CCCD.

Trường hợp bạn đọc sinh năm 1984, có ngày sinh là 23-4 và năm 2017 đã được cấp thẻ CCCD mã vạch thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ là đến ngày 23-4-2024 [mốc tròn 40 tuổi]. Như vậy, đến hết ngày 23-4-2024 thì CCCD đang sử dụng sẽ hết hạn, buộc phải đổi CCCD.

Luật căn cước công dân quy định trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định [các mốc 25, 40, 60] thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Lưu ý cách tính thời hạn là căn cứ ngày tháng năm sinh để tính tuổi [tròn].

Như vậy, ví dụ trường hợp bạn đọc sinh ngày 1-1-1983 hiện nay đang 38 tuổi. Trong thời hạn từ 1-1-2021 [tròn 38 tuổi] đến 1-1-2023 [tròn 40 tuổi] nếu đổi sang CCCD gắn chip thì chiếu theo quy định được sử dụng thẻ CCCD đến năm 60 tuổi mới phải đổi, bỏ qua mốc 40 tuổi.

Đồng thời, căn cứ quy định luật căn cước hiện hành, lần cấp đổi CCCD cuối cùng sẽ được tiến hành khi người dân đủ 60 tuổi. Sau lần cấp đổi này, người dân sẽ sử dụng CCCD đến khi mất và không phải cấp lại CCCD, trừ trường hợp CCCD bị mất, hư hỏng.

* Tôi năm nay đã 72 tuổi, đang dùng CMND 9 số cũng sắp hết hạn sử dụng. Vậy tôi có cần phải làm CCCD gắn chip không?

- Theo quy định tại nghị định 05/1999/NĐ-CP và thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] về CMND thì CMND 9 số có thời hạn sử dụng là 15 năm [kể từ ngày cấp, ghi trên mặt sau thẻ CMND]. 

Các quy định trên không có quy định về mốc tuổi đổi lần cuối cùng [60 tuổi] như Luật căn cước công dân. Vì vậy khi hết thời hạn 15 năm thì người dân buộc phải đổi [nếu không sẽ bị xử phạt hành chính].

Tương tự, trường hợp sử dụng CMND 12 số thì thời hạn cũng áp dụng như CMND 9 số.

THÁI AN

Điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014 chỉ rõ:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 [khi anh đang 21 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 [khi anh đủ 25 tuổi].

Tuy nhiên, nếu anh đi làm năm 2024 [khi anh đang 24 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 [khi anh đủ 40 tuổi].

Trước đây, Chứng minh nhân dân được quy định có thời hạn sử dụng chỉ trong vòng 15 năm, kể từ ngày cấp mà không phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp [Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP]. 

Có 3 mốc tuổi công dân phải đi đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip [Ảnh minh họa]

Như phân tích ở trên, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn sử dụng đến các mốc tuổi: đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Khoản 2 Điều 21 của Luật Căn cước công dân quy định:

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo

Như vậy, có nghĩa, những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Lưu ý, những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip. 

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến thời hạn của Căn cước công dân gắn chip và trường hợp có thẻ căn cước công dân có giá trị sử dụng vô thời hạn. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Vì sao “cấp tốc” cấp thẻ Căn cước gắn chip trước 01/7/2021 

>> Đổi CMND sang thẻ Căn cước công dân có bị đổi số không?

Do mới áp dụng nên câu hỏi "Thời hạn của thẻ căn cước công dân có giá trị bao lâu? có giống với thời hạn chứng minh thư không?" được nhiều người quan tâm khi làm chứng minh nhân dân, theo Luật Căn cước công dân thì bắt đầu từ 1/1/2016, người dân Việt Nam sẽ phải làm thẻ căn cước công dân thay cho giấy chứng minh nhân dân.


Cải tiến hơn so với chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân quy định về giá trị là bao lâu. Tuy nhiên, thay vì quy định theo bao nhiêu năm hết hạn thì thời hạn của thẻ căn cước công dân [Thẻ căn cước tiếng Anh là Identification] được tính theo từng mức tuổi.

Ngày hết hạn của thẻ căn cước được tính theo mức tuổi cụ thể


1. Thẻ căn cước giá trị bao lâu?

Quy định độ tuổi thời hạn cấp lại thẻ Căn cước theo Luật Căn cước công dân 2014 Điều 21 cụ thể như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, thẻ Căn cước không có thời hạn mà chỉ khi công dân đã đủ tuổi ở mức là 25, 40 và 60 tuổi mới phải đổi thẻ.

Chẳng hạn: Ông A năm nay 37 tuổi thì thời hạn đổi thẻ căn cước là 3 năm, còn Ông B năm nay 42 tuổi thì thời hạn đổi thẻ căn cước là 18 năm nữa.


2. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Người được cấp thẻ Căn cước Công dân cũng được quy định rõ ràng trong Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014, cụ thể như sau:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân

Do đó, công dân Việt Nam khi có số tuổi từ 14 tuổi trở lên sẽ được làm thẻ Căn cước.


3. Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân hết hạn

Khi mất thẻ Căn cước hoặc thẻ Căn cước công dân hết hạn hay bạn là người định cư ở nước ngoài muốn trở lại quốc tịnh Việt Nam, các trường hợp này sẽ được cấp lại thẻ Căn cước.

Thủ tục cấp lại thẻ Căn cước như sau:

Bước 1: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo đúng mẫu quy định.
Bước 2: Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ cập nhật các thông tin, đối chiếu, so sánh để xác định chính xác bạn. Với người làm ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thể xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp và kèm theo giấy giới thiệu từ thủ trưởng đơn vị.
Bước 3: Cán bộ trong cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay của bạn. Sau đó là cấp giấy hẹn ngày trả thẻ Căn cước.
Bước 4: Khi đến ngày trả thẻ, bạn mang theo giấy hạn tới để lấy. Nếu bạn yêu cầu trả thẻ Căn cước tại địa điểm khác, cơ quan quản lý Căn cước sẽ trả thẻ theo địa chỉ mà bạn yêu cầu.

Hồ sơ đổi thẻ Căn cước gồm có:

- Tờ khai Căn cước công dân theo đúng mẫu do Cơ quan quản lý Căn cước công dân cấp.
- Phiếu thu nhận thông tin.
- Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền đối với việc thay đổi các thông tin.

Thời hạn trả thẻ Căn cước sau khi làm

Khi tiếp nhận đầ đủ hồ sơ thì cơ quan quản lý Căn cước sẽ cấp trả thẻ cho bạn với thời hạn:

- Tối đa 20 ngày làm việc đối với huyện miền núi vùng cao, hải đảo, biên giới.
- Tối đa 15 ngày làm việc đối với thị xã, thành phố và khu vực còn lại.


Hiện nay, nhiều người vẫn chưa nhận được CCCD dù đã làm từ khá lâu, tuy nhiên vì một số lý do nào đó, mà CCCD chưa được giao tới, để xem CCCD gắn chíp đã làm xong chưa, các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây..
Xem thêm: Cách tra cứu CCCD gắn chíp làm xong chưa

//thuthuat.taimienphi.vn/thoi-han-cua-the-can-cuoc-cong-dan-co-gia-tri-bao-lau-47422n.aspx
Hy vọng với thông tin trên đây, các bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc thời hạn của thẻ căn cước công dân có giá trị là bao lâu. Khi hết giá trị, bạn nên đến cơ quan quản lý Căn cước xin cấp/đổi lại.

Video liên quan

Chủ Đề