Cầu non nước ở đâu

Núi Non Nước Ninh Bình có tên cổ là Dục Thúy Sơn với vị trí nằm ngay trên ngã ba sông a Vân với sông Đáy, kẹp giữ 2 cây cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Núi Non Nước là ngọn núi đẹp ở thành phố Ninh Bình và từng được ví là “cửa biển có non tiên” trong thơ Nguyễn Trãi.

Khung cảnh Núi Non Nước Ninh Bình

Núi Dục Thuý  Cửa biển có non tiên Từng qua lại mấy phen. Cảnh tiên rơi cõi tục. Mặt nước nổi hoa sen. Bóng tháp hình trâm ngọc Gương sông ánh tóc huyền Nhớ xưa Trương Thiếu bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.


["Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi - Khương Hữu Dụng dịch]

Núi Non Nước Ninh Bình với lịch sử dân tộc

Xưa núi Non Nước là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đây là địa danh gắn liền và chứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng của nhà Đinh và nhà Lê. Từ bến Vân Sàng ở chân núi, hoàng thái hậu nhà đinh Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào và chờ đợi ngày về cho tướng quân Lê Hoàn đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ Nhất.

Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần là người có công đầu tiên cho việc phát hiện và khai thác vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông đặt tên cho núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ thưởng cảnh, làm thơ khắc vào đá. Đây là ngọn núi mang nhiều áng văn thơ với hơn 100 bài vịnh của các danh nhân nổi tiếng: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sỹ, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát,...

Vẻ đẹp núi Non Ninh Bình là nguồn cảm hứng thi ca

Hòn Non Nước với vị trí trọng yếu ở ngã ba sông Đáy, sông Vân, quốc lộ 10 à nhiều đường giao thông quan trọng nên trong thời kỳ kháng chiến, quân giặc luôn muốn tìm cách tiếp cận vị trí này. Dọc đường lên núi vẫn còn lô cốt với vết tích bom đạn thời chiến tranh. 

Trên đỉnh núi có tượng anh hùng Lương Văn Tụy, người thanh niên dũng cảm vượt bom đạn để cắm ngọn cờ búa liềm trên đỉnh núi. Muốn đến đỉnh núi Non Nước, du khách phải bước lên gần 100 bậc đá ở sườn núi phía nam, những bậc đá ở đây đã mòn lõm và nhẵn lỳ vì có nhiều người lên núi. Lên đến đỉnh núi bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ, hữu tình xua tan những mệt mỏi và căng thẳng thường nhật.
Những điểm du lịch tại núi Non Nước của Ninh Bình mà du khách có thể đến thăm có thể kể đến lầu đón gió, tượng đài Lương Văn Tụy, Chùa Non Nước,... Tất cả được tập hợp lại tạo nên khu văn hóa tâm linh đền - chùa - tượng đài - khung cảnh sông núi giữa thành phố Ninh Bình.

Công viên Thúy Sơn - Điểm đến thu hút 

Công viên Thúy Sơn có phong cảnh hữu tình nằm dưới chân núi Non Nước Ninh Bình. Bên cạnh những cảnh quan đẹp thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi,... Công viên còn có cả đền thờ các anh hùng liệt sĩ, tượng đài anh hùng và chùa Non Nước phục vụ nhu cầu viếng thăm, làm lễ của du khách.

Chùa Non Nước ở chân núi Non Nước

Chùa Non Nước - Điểm du lịch tâm linh

Chùa Non Nước là ngôi chùa cổ khánh thành vào thời Lý Nhân Tông ở ngay dưới chân núi Non Nước Ninh Bình. Năm 2006, chùa được tu bổ khang trang hơn nhưng vẫn giữ được vẻ thiêng liêng trầm mặc vốn có của mình. Mỗi năm chùa Non Nước Ninh Bình đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới đây tham quan, chiêm bái.

Đền Thờ Trương Hán Siêu

Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng ngay dưới chân núi Non Nước thuộc công viên Dục Thúy Sơn. Đền thờ có kiến trúc theo chữ đinh, trên đỉnh có hai con rồng chầu mặt nguyệt. Gian Bái Đường ở hai bên cắm bát cửu, gian cuối cùng của Hậu Cung có tượng thờ Trương Hán Siêu được đúc bằng đồng. Hằng năm đây thường là nơi trao giải thưởng văn hóa và khuyến học ở Ninh Bình như giải thưởng Trương Hán Siêu, giải thưởng học sinh giỏi,... 

Lầu đón gió trên đỉnh núi Non Nước Ninh Bình 

Nghinh phong các - Lầu đón gió được xây dựng từ thế kỷ XIV nằm giữa đỉnh núi Non Nước. Lầu đón gió trước đây là nơi dành cho Trương Hán Siêu và các văn sĩ, tao nhân ngồi tọa đàm ngân thơ. Xưa trên đỉnh núi Non Nước Ninh Bình còn có ngọn tháp Linh Tế cao vút tuy nhiên tháp này đã bị đổ và không còn nữa. Các nhà chức trách Ninh Bình đang có kế hoạch để phục dựng lại tháp Linh Tế trên đỉnh núi. 

Lầu đón gió ở đỉnh núi Non Nước

Tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy

Anh hùng Lương Văn Tụy quên ở làng Lũ phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Anh là một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi thời kháng chiến chống Pháp. Lương Văn Tụy là người đã nhận nhiệm vụ cắm cờ búa liềm lên trên núi Non Nước vào ngày 7/11/1929 để khích động tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga. Nhân dân Ninh Bình đã xây dựng tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy trên đỉnh núi Non Nước. Tên tuổi của anh cũng được đặt cho một số trường học nổi tiếng ở Ninh Bình.

Núi Non Nước Ninh Bình đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 1962. Với vẻ đẹp trầm mặc thiên nhiên và những nghĩa lịch sử tâm linh, núi Non Nước ở Ninh Bình sẽ là điểm đến mà bạn nên ghé thăm khi tới đây. 

Biên tập bởi Trúc Uyên - 26/12/2021

Ninh Bình là điểm đến không còn quá xa lạ với du khách Việt Nam và cả du khách nước ngoài. Và chùa Non Nước Ninh Bình chính là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của mảnh đất này. Không quá đông đúc như những ngôi chùa khác, chùa Non Nước có một không gian yên tĩnh đầy trang nghiêm, phảng phất nét quen thuộc của vùng quê miền Bắc đầy bình yên. Hôm nay, mời các bạn cùng MIA.vn khám phá ngôi chùa Non Nước Ninh Bình nhé!

Chùa Non Nước Ninh Bình còn có tên gọi khác là Chùa Dục Thúy Sơn nằm dưới chân ngọn núi Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân Chùa, thuộc phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình. Chùa cách Hang Múa 7 km, cách Tràng An Hoa Lư gần 9km. Chùa Non Nước với diện tích 2000m2 có tầm nhìn vô cùng hùng tráng. Đứng từ đây bạn có thể thấy toàn bộ cảnh quan rộng lớn nhưng lại cảm thấy như được đứng ở một nơi tách biệt hẳn cuộc sống xô bồ ngoài kia. Vậy nên mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về tham quan và chiêm bái. 

Xem thêm: Lưu ngay địa chỉ Chùa Duyên Ninh - Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất Việt Nam

Ngôi chùa được xây dựng bởi quốc sư Nguyễn Minh Không dưới thời vua Lý Nhân Tông, sang thế kỷ 13 dưới thời Trần thì được trùng tu lại bởi nhà sư Trí Nhu và được danh sĩ Trương Hán Siêu đặt cho một cái tên khác là “Dục Thúy Sơn”.

Ngôi chùa Non Nước này không chỉ là nhân chứng cho lịch sử chuyển giao chế độ quan trọng giữa nhà Đinh và nhà Lê mà còn là vị trí thiết yếu trong chiến lược ở ngã ba sông Đáy – sông Vân – quốc lộ 10 vào thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Qua dòng chảy thời gian hơn vài trăm năm, ngôi chùa Non Nước Ninh Bình hiện tại không còn giữ nguyên vẹn kiến trúc xa xưa. Ngôi chùa đã được trùng tu lại vào năm 2006, và là di tích vô cùng quan trọng của Ninh Bình.

Chùa Non Nước cách trung tâm Hà Nội không quá xa, chỉ với 1,5 đến 2 giờ đi xe rất thuận tiện để bạn di chuyển. Bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô, xe buýt đến chùa theo đoạn đường mà MIA.vn gợi ý cho bạn dưới đây:

- Xe máy hoặc ô tô tự lái: Từ Hà Nội bạn đi theo hướng đường Giải Phóng sau đó rẽ lối Pháp Vân - Cầu Giẽ, đến với thành phố Phủ Lý tiếp theo là đến với thành phố Ninh Bình. Chùa nằm ngay trong thành phố, từ bến xe Ninh Bình chạy dọc theo đường Lê Đại Hành chỉ khoảng 1km là bạn có thể đến nơi rồi. 

- Xe khách/buýt: Bạn cũng có thể đón xe buýt từ bến xe Giáp Bát hay đặt vé của các hãng xe chạy tuyến Ninh Bình-Hà Nội. Vé xe cũng khá rẻ chỉ dưới 100.000VNĐ. Và từ thành phố Ninh Bình, bạn có thể tự thuê xe máy hoặc taxi để di chuyển đến viếng thăm chùa Non Nước.

Non Nước mở cửa quanh năm, nên bạn có thể đi bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên nếu được, bạn hãy cố gắng sắp xếp lịch trình để ghé nơi đây và cũng như các địa điểm tâm linh tại Tràng An vào dịp Tết Âm lịch. Đây là lúc mà thời tiết miền Bắc vô cùng đẹp, khi không khí vẫn còn hơi se lạnh.

Chùa Non Nước với khuôn viên 2000m2, toàn bộ ngôi chùa được xây bằng đá dưới thời vua Lý Nhân Tông. 

Nổi bật nhất chính là chánh điện nằm ở trung tâm, gây ấn tượng cho khách tham quan với hệ thống mái kép, lợp ngói màu xanh đỏ bắt mắt. Mái chùa được thiết kế theo phong cách truyền thống với phần đuôi cong vút lên trời và phần đỉnh được trang trí bởi những nét chạm trổ rồng phượng uốn lượn đầy cuốn hút.

Bên trong đền thờ chính là một bức tượng Phật khổng lồ được dát vàng ở chính giữa với nhiều bức tượng nhỏ bên cạnh. Đây cũng là nơi để đón tiếp du khách đến hành hương, lễ bái và cầu nguyện mỗi ngày nên không gian lúc nào cũng nghi ngút khói hương, đem đến cảm giác linh thiêng và kỳ bí.

Chùa Non Nước có 2 cổng, một cổng ra vào ở phía Bắc, một cổng ở phía Đông Nam nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người chọn ra thả cá vào mỗi dịp ông Công ông Táo chầu trời trong những ngày giáp Tết  m lịch. Và ngay khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ bắt gặp ngay một tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với nhiều tượng đá khác ở sân chùa.

Khuôn viên chùa cũng khá rộng và được phủ xanh với rất nhiều cây. Từ cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cho đến những chậu bonsai được cắt tỉa tỉ mỉ thành nhiều hình dáng độc đáo, thậm chí còn có cả những dàn cây leo phủ kín cả bờ rào. Và có một điểm rất hay đó là nếu bạn chịu khó đi lúc sáng sớm, khi sương mù còn vương thì bạn sẽ cảm giác như đang lạc vào chốn thần tiên đầy thơ mộng nào đó. 

Những nhân sĩ nổi tiếng như Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi và Trương Hán Siêu còn đề thơ ca để ca ngợi vẻ đẹp này. Điển hình là trong bài “Dục Thúy Sơn” Nguyễn Trãi đã viết:

“Bóng tháp hình trâm ngọc

Gương soi ánh tóc huyền”

Hay vua Lê Thánh Tông cũng đã từng ca ngợi:

“Nơi gọi là Bồng, nơi gọi là Nhược

Hai bên góp làm Non Nước”

Đứng từ chùa, bạn có thể nhìn trọn cảnh sắc của núi non Ninh Bình và tận hưởng không khí trong lành, bình yên, khác xa với những ồn ào tất bật nơi đô thị.  

Đây là một điểm đến gần chùa Non Nước mà bạn nhất định ghé thăm khi có dịp khám phá Quần thể danh thắng Tràng An. Để đến với đỉnh núi, du khách phải đi lên gần 100 bậc đá nằm ở phía Nam ngọn núi, gồm tất cả 5 cấp. Khi leo lên tới đỉnh, bạn sẽ cảm thấy công sức cố gắng sẽ được đền đáp. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn cả một khung cảnh làng quê yên bình và nên thơ. Đặc biệt, du khách cũng sẽ có cơ hội thưởng thức thơ 100 bài vịnh của các danh nhân thời xưa được khắc trên các mỏm đá rất cuốn hút.

Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng ngay dưới chân núi thiêng, nhằm để tôn vinh công ơn của ông trong việc tìm kiếm và khai thác vẻ đẹp của núi Non Nước.

Đây cũng là nơi rất thích hợp nếu bạn muốn khám phá văn hóa, lịch sử của mảnh đất Ninh Bình. Nghinh Phong Các hay còn có tên gọi thuần Việt hơn là lầu đón gió. Bắt nguồn của cái tên này là do vị trí của Các nằm ngay trên đỉnh núi Non Nước. Tầm nhìn thoáng đãng, hướng ra núi sông, ngồi từ đây bạn có thể ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp của non nước Ninh Bình. 

- Vì chùa Non Nước Ninh Bình là địa chỉ tâm linh nên bạn hãy bỏ túi một số lưu ý để đảm bảo có một chuyến đi trọn vẹn nhất nhé!

- Diện trang phục lịch sự khi đi vào chùa. Tốt nhất bạn không nên mặc váy ngắn, quần đùi hay áo hở để tránh làm mất tôn nghiêm nơi linh thiêng.

- Di chuyển bằng giày bệt, dép êm để dễ dàng di chuyển khi leo núi. Nếu có thể bạn hãy chọn loại giày dễ đi và dễ tháo, bởi bạn sẽ cần bỏ giày nhiều lần khi đi lại trong chùa.

- Giữ yên lặng khi đến viếng chùa. Bạn hãy cố gắng đi đứng và nói chuyện nhẹ nhàng, không chửi bậy, không làm ồn khi đến chùa nhé!

- Bạn nên chuẩn bị áo khoác, mũ, nước khoáng, quạt mini nếu có ý định tham quan nhiều điểm ở núi Non Nước do việc di chuyển sẽ khá mất sức.

- Không nên tự ý quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự cho phép của quản lý ngôi chùa. Tuy vậy nếu bạn cần tư liệu thì có thể xin phép quản lý chùa trước.

Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm hữu ích nhất cho bạn bỏ túi trước khi đến viếng thăm chùa Non Nước Ninh Bình. Nếu bạn đang cần tìm một nơi để khám phá và giúp bạn quên đi những áp lực đời thường, thì chùa Non Nước chính là điểm đến tâm linh tuyệt vời nhất cho hành trình của bạn. MIA.vn chúc bạn có một lịch trình du lịch Ninh Bình 4 ngày 3 đêm ý nghĩa và trọn vẹn nhé!

Từ khóa: du lịch tâm linh ninh bình, chùa ninh bình

Video liên quan

Chủ Đề