Nhổ răng khôn bao lâu cầm máu

Nhổ răng khôn mất bao lâu thì hết đau? Khi nào thì khỏi? Tình trạng sưng đau, chảy máu bao giờ hết? Tất cả những thắc mắc thường gặp về nhổ răng khôn sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây!

1. Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi?

Nhổ răng khôn số 8 mất thời gian bao lâu để lành sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân cũng như hình dạng, thế mọc của chiếc răng cần nhổ ra sao.Vì thể trạng của mỗi người khác nhau nên thời gian lành vết thương cũng sẽ khác nhau. Trung bình, thời gian để lành vết thương trung bình kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần, được chia làm 2 giai đoạn như sau:

– 24 giờ đầu sau nhổ răng: Sau khi răng được nhổ bỏ và thuốc tê hết tác dụng, hầu như ai cũng cảm thấy có chút đau nhức nhẹ, chảy máu và có thể sưng một bên nướu. Đây là các biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng khôn nên bạn không nên quá lo lắng. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc để bạn uống giảm sưng, đau. Đồng thời bạn nên chườm thêm đá lạnh – đây là cách giảm sưng khá hiệu quả.

– Sau 24 giờ: Hầu như bạn không còn cảm thấy đau nhức nữa. Lỗ chân răng cũng đã liền nhẹ, không còn chảy máu.

2. Sau khi nhổ răng chảy máu bao lâu?

Sau nhổ răng khôn, thời gian máu chảy thường kéo dài 30 – 60 phút, đôi khi lâu hơn 1 – 2 giờ rồi chấm dứt hoàn toàn. Trong 24 giờ đầu, nếu có rỉ ít máu dẫn đến nước bọt có màu hồng thì không có gì quá lo lắng.

Máu ngưng chảy nhanh hoặc lâu còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu hiện tượng chảy máu kéo dài hơn 1 ngày, cắn gạc mà máu vẫn chảy ướt đẫm gạc, máu tươi đầy khoang miệng, có thể bạn gặp phải những vấn đề sau đây:

– Bác sĩ đã rạch vào niêm mạc để nhổ răng với vết rách rộng và nát làm cho máu chảy ra nhiều hơn. Hoặc một số Bác sĩ tác động quá mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu xung quanh chân răng gây nên hiện tượng chảy máu liên tục.

– Nhổ răng khi đang bị viêm chân răng, các mạch máu bị giãn ra do thành mạch bị biến đổi dẫn đến chảy máu nhiều.

– Mắc bệnh u máu xương hàm, giảm tiểu cầu, Hemophilia, tim mạch, tiểu đường…khiến máu khó đông.

Khi đó, bạn cần đến bệnh viện uy tín ngay để Bác sĩ cầm máu kịp thời và có hướng điều trị đúng đắn.

>>Xem thêm: Nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền?

3. Nhổ răng khôn đau bao lâu?

Thông thường, sau khi nhổ răng, đặc biệt là răng hàm thì cảm giác ê nhức có thể diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên hoặc lâu hơn nữa tùy thuộc vào kỹ thuật của nha sĩ. Thông thường, những cơn đau này sẽ dần thuyên giảm sau 3 – 4 ngày. Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau. Đây là một dấu hiệu bất thường, cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn cần lưu ý.

>Xem thêm: Răng khôn mọc lệch ra má

4. Nhổ răng khôn sưng bao lâu?

Tuỳ thuộc vị trí, hướng mọc của răng khôn và cơ địa của mỗi người mà tình trạng sưng mặt sau khi nhổ răng là khác nhau. Thông thường, hiện tượng sưng mặt xuất hiện sau 2 ngày kể từ khi nhổ răng và kéo dài từ 3 – 5 ngày.

Sau khoảng 1 tuần, tình trạng sưng sẽ hoàn toàn biến mất, lúc này bạn đã có thể ăn nhai thoải mái nhưng vẫn cần hạn chế ăn những đồ ăn quá cứng.

5. Nhổ răng khôn bao lâu ăn được?

Nhổ răng khôn sau thời gian từ 4 – 5h khi vết thương đã bắt đầu ổn định các bạn có thể ăn các loại thức ăn mềm như súp, cháo bình thường không nên nhai tại vị trí răng vừa nhổ.

Nhớ súc miệng kỹ sau khi ăn xong. Khi chưa khỏi hoàn toàn, sau khi nhổ răng xong không nên ăn thịt gà bởi thịt gà sợi dai sẽ khiến hàm phải làm việc nhiều hơn và có thể mắc kẹt tại kẽ răng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

6. Sau khi nhổ răng khôn cần kiêng gì?

Sau khi nhổ răng không, bạn cần tuân thủ đúng theo lời bác sĩ dặn. Nếu trong vài ngày đầu, tình trạng đau nhức quá nhiều thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn. Để tránh hiện tượng vết thương lâu lành và bị viêm nhiễm, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

– Chế độ ăn uống:

Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dai cứng, có nhiều vụn nhỏ như các loại hạt, món chiên giòn hoặc thực phẩm có tính nóng… để thời gian lành thương diễn ra nhanh hơn.

Nên sử dụng các thức ăn mềm lỏng trong tuần đầu nhổ răng như súp, cháo… thịt xay nhuyễn, cá để bổ sung chất.

– Chăm sóc răng miệng:

Cách chăm sóc răng miệng cũng ảnh hưởng tới việc nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi. Việc đánh răng vẫn nên duy trì 2-3 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và tranh những vùng mới nhổ răng. Không nên sử dụng các vật nhọn tác động vào hố chân răng vừa nhổ.

Trên đây là thông tin giải đáp những thắc mắc về nhổ răng khôn thường gặp, nếu bạn có bất kỳ quan tâm khác, hãy liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được chuyên gia tại Nha khoa Delia tư vấn nhé!

>>Xem thêm: Nhổ răng khôn nên và kiêng ăn gì?

Sau khi nhổ răng, chảy máu chân răng là điều không thể tránh khỏi. Tùy vào thời gian chảy máu mà có thể đánh giá mức độ bình thường. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều trong 24 giờ đầu sau nhổ răng thì cần đi khám nha khoa để được tư vấn và điều trị.

1. Quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, lỗ nhổ răng sẽ thành lập cục máu đông để bịt kín vết thương, mục đích chính là để cầm máu.

Trong vòng 1-2 ngày đầu cục máu đông sẽ rỉ huyết tương màu vàng nhạt, có thể nhìn thấy màu đỏ của máu đông và huyết tương vàng rỉ ra nên thấy sợ nhưng đây là biểu hiện bình thường.

Trong 1-2 tuần tiếp theo cục máu đông sẽ tạo khung lưới sợi tế bào vững chắc bịt chặt lỗ nhổ răng. Lúc này sẽ không còn rỉ ra huyết tương hoặc cục máu đỏ nữa. Từ lớp khung sợi này, các tế bào mô liên kết sẽ đến hình thành lớp màng niêm mạc mới, lớp này có màu vàng nhạt, mỏng và di động.

Ở thời điểm này, chỉ cần mạnh tay gạt đi lớp niêm hoặc tác động mạnh như chải răng quá mạnh, vết thương sẽ chảy máu và quá trình lành thương bị chậm lại do phải tạo lập lớp màng niêm mới.

Nếu vết thương lỗ nhổ răng không có biểu hiện viêm tấy đỏ, không đau nhức thì không cần quá lo lắng.

2. Biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng Máu đông sau khi nhổ răng

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi thuốc gây tê hết tác dụng và thời gian có thể kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần tùy mức độ nặng của phẫu thuật

Đau: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi thuốc gây tê hết tác dụng và thời gian có thể kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần tùy mức độ nặng của phẫu thuật. Bệnh nhân được kê thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau nhiều và không gây tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài hơn 3 ngày và tăng dần, có trường hợp sau 1 tuần vẫn đau thì cần tới gặp bác sĩ để khám và xử trí. Chảy máu: Sau cắn gạc khoảng 30 phút máu sẽ ngừng chảy. Nếu có rỉ ít máu dẫn tới nước bọt có màu hồng trong 24 giờ đầu thì không đáng ngại. Nếu cắn gạc mà máu vẫn chảy làm ướt đẫm gạc hoặc máu tươi đầy khoang miệng là bất thường. Sưng nề: Hay gặp vào ngày thứ 2 và thường kéo dài khoảng 3-5 ngày sau nhổ răng. Nếu sau 3-5 ngày hiện tượng sưng vẫn không giảm hoặc tăng lên kèm theo đau nhiều, sốt thì có thể đã bị nhiễm trùng, cần tới gặp bác sĩ đề tìm nguyên nhân xử trí. Hạn chế há miệng sau nhổ răng khôn: Thường là do bệnh nhân bị sưng vùng góc hàm sau nhổ nên kích thích cơ cắn gây co cơ, tổn thương cơ và tụ máu vùng tiêm. Dấu hiệu này thường giảm và hết sau 2 – 3 ngày sau nhổ răng. Nếu khít hàm kéo dài quá 1 tuần là bất thường cần tới bác sĩ để xác định nguyên nhân và xử trí. Tê bì: Bệnh nhân có thể thấy xuất hiện tê bì vùng nửa hàm dưới cùng bên sau nhổ răng khôn trong khi vẫn ăn nhai được. Nguyên nhân thường là do tiêm vào dây thần kinh khi gây tê hay do dây thần kinh bị chèn ép bởi mảnh xương ổ răng cũng có thể do chạm thương dây thần kinh khi làm thủ thuật, thông thường dấu hiệu này sẽ hết sau vài tuần. Nếu sau 6 tháng, dấu hiệu tê bì không hết thì cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần thực hiện chườm lạnh trong 24 giờ đầu và nghỉ ngơi và cần tránh ăn đồ rắn thô, không mút chit nơi răng nhổ, không khạc nhổ nhiều và mạnh; không súc miệng trong 6 giờ đầu sau nhổ tránh nguy cơ chảy máu lại; không nhai kẹo cao su hay hút thuốc, không uống bia rượu, không chườm nóng trong 24 giờ đầu.

3. Vai trò của cục máu đông sau khi nhổ răng
Giúp cầm máu: Sau khi nhổ răng, đặc biệt là răng khôn, răng bị bệnh lý nghiêm trọng thường xuất hiện chảy máu. Cục máu đông hình thành sau khi nhổ là lớp đầu tiên có tác dụng cầm máu hiệu quả nhất.

Thúc đẩy quá trình lành vết thương: Cục máu đông giúp ngăn chặn việc thức ăn rơi vào trong ổ răng, hạn chế quá trình viêm nhiễm gây tổn thương đến vết nhổ răng.

Máu đông sau khi nhổ răng Cục máu đông hình thành sau khi nhổ là lớp đầu tiên có tác dụng cầm máu hiệu quả nhất 4. Những cách bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng Chế độ ăn uống

Nên nhịn ăn sau khi nhổ răng từ 2 -4 giờ vì đây là thời gian vết thương ổn định cầm máu hiệu quả sau nhổ răng.

Nên ăn thực phẩm được chế biến kỹ ở dạng mềm lỏng như : súp, cháo, các món hầm. Sử dụng kết hợp các loại nước ép sinh tố từ hoa quả như: Cam, táo, dâu tây, dưa hấu để cung cấp đầy đủ vitamin, tăng thời gian làm lành vết thương. Với việc sử dụng những loại thức ăn này, bạn không phải nhai hay sử dụng quai hàm quá nhiều làm hạn chế quá trình tan cục máu đông tại vị trí răng mới nhổ.

Tránh sử dụng các thực phẩm dai cứng giòn , đồ chiên rán, thực phẩm quá nóng quá lạnh, đồ ăn chua cay.

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương gây tan cục máu đông tại vị trí nhổ răng.

Hạn chế đánh răng hay tác động trực tiếp lên ổ răng mới nhổ sau 1-2 ngày. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng với sợi lông mềm mại tránh gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh. Thực hiện súc miệng bằng nước muối cực loãng để bảo vệ cục máu đông

Ngoài đánh răng nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ tối ưu vi khuẩn và thức ăn dư thừa trong khoang miệng. Nước súc miệng được sử dụng sau khi nhổ răng phải là nước muối cực loãng để đảm bảo an toàn cho vết thương. Tránh sử dụng nước súc miệng chuyên dụng và nước muối sinh lí vì có thể gây kích ứng và làm tan cục máu đông. Nên súc miệng nhẹ nhàng tránh các tác động mạnh tới quá trình lành vết thương và các biến chứng như chảy máu kéo dài.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng như đau buốt, chảy máu,hay sưng tấy thì cần đi khám nha khoa ngay lập tức.

Tweet

Video liên quan

Chủ Đề